Nội dung quản lý sinh viên ở trường Đại học Dân lập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.Nội dung quản lý sinh viên ở trường Đại học Dân lập

1.4.1. Quản lý sinh viên trong giờ lên lớp

a) Mục đích

Học tập trên lớp là một khâu quan trọng và có tính bắt buộc đối với HSSV. Việc quản lý HSSV trong giờ lên lớp là nhiệm vụ của cán bộ quản lý HSSV các khoa, ban cán sự lớp nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạy. Ngoài việc đánh giá điểm chuyên cần theo qui chế còn có thể giám sát và nắm bắt được những thay đổi của HSSV kịp thời có biện pháp uốn nắn đối với HSSV có biểu hiện lệch lạc. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội về nghề nghiệp và kỹ năng đang trở thành vấn đề quan trọng trong công tác quản lý đào tạo và quản lý HSSV ở các trường

b) Nội dung

Để nâng cao chất lượng đào tạo, tính chủ động học tập cho HSSV, nhà trường triển khai thực hiện một số nội dung về mục tiêu chương trình đào tạo, công tác quản lý kế hoạch, nội dung chương trình dạy học, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học, công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, công tác quản lý việc học tập, rèn luyện của HSSV. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập

c) Phương pháp

- Căn cứ Quy chế đào tạo 25/2006/QĐ-BGD&DT ngày 26/6/2006, từ năm học 2006 – 2007 hầu hết các trường ĐHDL thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức và thực hiện kế hoạch học tập.

- Quản lý học tập và rèn luyện của HSSV làm cho HSSV hăng hái tích cực, có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập, Kết hợp rèn luyện kỹ năng

thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng thực hành và phát triển nghề nghiệp biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

- Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước, của địa phương, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, từ đó đặt ra yêu cầu về trình độ đầu vào, trình độ đầu ra đối với từng chuyên ngành

- Đôn đốc kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch, nội dung giảng dạy môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên; quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm quản lý việc thực hiện giờ lên lớp, quản lý hoạt động chuyên môn và quản lý sinh hoạt chuyên môn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập không thể tách rời với công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả. Việc đánh giá kiến thức chuyên môn, quá trình rèn luyện luôn có tác dụng tốt cho HSSV phấn đấu trong quá trình học tập tại trường.

1.4.2. Quản lý SV trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

a) Mục đích

Quản lý sinh viên trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp là trách nhiệm của cán bộ quản lý SV của Đoàn TN, Hội SV. Đoàn - Hội phát huy vai trò xung kích là lực lượng nòng cốt trong giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong SV. Thiết kế, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các hoạt động hỗ trợ học tập; các hoạt động tình nguyện vì tổ quốc vì cộng đồng ... nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho sinh viên đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng của SV

b) Nội dung

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường có kế hoạch tổ chức và định hướng giáo dục rõ ràng. Các hoạt động này ngoài việc tạo điều kiện tốt để HSSV thể hiện năng lực của mình trong hoạt động thực tiễn còn có tác

dụng giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức, lối sống cho HSSV. Phát hiện những thiếu sót, yếu điểm để kịp thời bổ sung, sửa chữa nhằm hoàn thiện các nội dung đào tạo cho sinh viên. Bên cạnh kịp thời ngăn chặn và nghiêm khắc xử lý đối với hoạt động dưới hình thức tổ chức nhóm, mang tính tự phát mà nội dung không nằm trong chương trình, kế hoạch đào tạo hoặc bị nhà nước, nhà trường cấm hoạt động.

c) Phương pháp

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong HSSV: Quán triệt phương châm “Sâu về nội dung, đa dạng về hình thức và rộng khắp về đối tượng”, Ban Chấp hành Đoàn TN - Hội SV thường xuyên, liên tục tổ chức công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Đoàn viên – Sinh viên. Tiếp tục đẩy mạnh “Cuộc vận động sinh viên tự quản học đường” thông qua việc đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên sau mỗi học kỳ, các tiêu chí đánh giá bám sát yêu cầu và phù hợp quá trình rèn luyện của sinh viên; hưởng ứng cuộc vận động “hai không” nói không với tiêu cực và bệnh thành tích,

- Công tác giáo dục pháp luật SV. “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên, học sinh” đầu năm học tổ chức cho Đoàn viên - SV tìm hiểu các vấn đề cơ bản về pháp luật liên quan đến HSSV như quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng; quy định về quản lý sinh viên, học sinh ngoại trú; luật phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống tội phạm trong trường học; luật giao thông đường bộ; luật nghĩa vụ quân sự. Thường xuyên vận động cán bộ Đoàn chủ chốt gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

- Quản lý SV tham gia các hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và CLB đội nhóm, học thuật, kỹ năng...và các hoạt động tình nguyện trong nhà trường là rất cần thiết đối với sinh viên các hoạt động này giúp HSSV tự tin, hăng hái trong học tập, biết chia sẻ và quan

tâm đến người khác. Ngoài ra còn giúp HSSV có thêm nhiều kỹ năng cũng như năng lực giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, phát huy khả năng tư duy, tăng cường tính tự học của SV, mang lại những trải nghiệm về nghề nghiệp cũng như chuẩn bị tốt cho việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây là những hoạt động có tác dụng tích cực không thể thiếu trong việc giúp HSSV tự tin phát huy tính năng động của người học và nhằm bổ sung, ứng dụng kiến thức học được qua sách vở vào thực tiễn cuộc sống.

1.4.3. Quản lý SV nội trú, ngoại trú và mối liên hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội

a) Mục đích

Quản lý sinh viên nội trú đảm bảo điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, học tập và rèn luyện thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên ở đa số các trường ĐHDL hiện nay ký túc xá của trường chỗ ở còn rất hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu của HSSV, đây là một trong những vấn đề lớn trong công tác quản lý sinh viên ngoại trú. Môi trường xã hội bên ngoài là yếu tố khách quan, tồn tại tác động lên mọi đối tượng. Con người hòa nhập và chịu sự chi phối của môi trường xã hội. Nhận thức được vấn đề này giúp chúng ta hạn chế các tác động xấu, biết khai thác triệt để những mặt tiến bộ mà yếu tố môi trường xã hội mang lại cho con người. Mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là cầu nối quan trọng trong công tác quản lý sinh viên

b) Nội dung

HSSV là một thực thể của xã hội, là nhân tố thích ứng năng động đối với mọi biến đổi của môi trường xã hội, cho nên tác động và ảnh hưởng đối với HSSV cũng rất nhanh nhạy. Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin hiện đại thì quan hệ giữa HSSV với môi trường xã hội bên ngoài là rất dễ

dàng. Bên cạnh ưu điểm kiến thức xã hội của HSSV được nâng lên thì mặt trái của nó là các tiêu cực xã hội cũng dễ dàng tấn công vào HSSV không phải là ít. Vì vậy, quản lý HSSV nội trú và ngoại trú là rất phức tạp. Do vậy việc thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường rất quan trọng trong việc quản lý và giáo dục SV vì gia đình là hạt nhân và ảnh hưởng rất lớn đến tính cách HSSV mặc khác đây cũng là kênh thông tin đối với gia đình trong việc kiểm tra, giám sát quá trình học tập của HSSV

c) Phương pháp

- Cán bộ quản lý ký túc xá phối hợp với các phòng, khoa, đơn vị chức năng trong và ngoài trường làm tốt công tác: theo dõi, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên nội trú, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa. Thực hiện các biện pháp, phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống ma túy, phòng chống cháy nổ, bảo vệ tài sản và tính mạng của HSSV nội trú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ quản lý HSSV được phân công nhiệm vụ quản lý và kiểm tra nắm bắt tình hình chỗ ở của HSSV về việc chấp hành nội qui, qui định nơi ở, cập nhật thường xuyên số điện thoại và nơi ở mới của HSSV ngoại trú để kịp thời có biện pháp xử lý khi có sự cố xảy ra

- Nhà trường thành lập trung tâm hỗ trợ sinh viên trực thuộc trường phối hợp với Đoàn TN, Hội SV trong việc tìm chỗ trọ và việc làm thêm cho sinh viên tạo mối quan hệ sâu rộng đối với các doanh nghiệp giải quyết vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp.

- Đoàn TN-Hội SV tổ chức nhiều phong trào, hoạt động, sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút đông đảo HSSV tham gia, đẩy lùi những tiêu cực như ma túy, tệ nạn xã hội và tội phạm có liên quan đến HSSV.

- Phối hợp với chính quyền địa phương trên địa bàn trường đặt trụ sở và nơi HSSV tạm trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV, giải quyết các vụ việc liên quan

Để làm tốt vấn đề này đòi hỏi phải có sự đầu tư công sức của cán bộ QLSV, sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, của các gia đình chủ trọ... và đặc biệt là ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện của bản thân mỗi sinh viên. Muốn xây dựng một môi trường giáo dục thống nhất đòi hỏi Ban quản lý trường học và giáo viên phải phối hợp hoạt động với những thành viên trong gia đình HSSV, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương để tác động, thống nhất theo mục tiêu giáo dục, đào tạo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lý sinh viên ở các trường ĐHDL nói chung hiện nay rất phức tạp, nhiều vấn đề đòi hỏi bộ phận quản lý sinh viên phải đổi mới cả về hình thức, nội dung, phương pháp quản lý. Trong chương này là một số nét cơ bản mang tính lý luận về công tác quản lý nói chung và quản lý HSSV trong các trường ĐHDL nói riêng. Nó giúp tác giả nhìn nhận một cách tổng quan về các nhân tố có trong quá trình quản lý giáo dục HSSV. Xác định được vị trí vai trò của từng đối tượng để đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm thu được kết quả giáo dục tốt nhất đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu GD & ĐT mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

Tóm lại, chương 1 của đề tài được nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận có thể đáp ứng được yêu cầu, phục vụ cho tác giả tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo. Ngoài ra phần lý luận trên cũng có sự đóng góp của tác giả về những vấn đề mới trong công tác quản lý sinh viên trong hệ thống các trường ĐHDL.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG, TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 34)