Một số giải pháp quản lý sinh viên ở Trường ĐHDLVăn Lang, Tp.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 78)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.Một số giải pháp quản lý sinh viên ở Trường ĐHDLVăn Lang, Tp.Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh

3.2.1. Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên

a) Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là hướng tới việc phát triển toàn diện nhân cách cho người học. Đó là những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước. Mục tiêu của công tác giáo dục chính trị, đạo đức và lối sống cho sinh viên là hình thành ý thức, tình cảm và niềm tin của sinh viên vào chính sách của đảng, nhà nước, vào mục tiêu

phát triển của quốc gia, tạo những thói quen hành vi đạo đức và lối sống văn minh cho sinh viên.

b) Nội dung của giải pháp

Nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho sinh viên là giáo dục cho sinh viên các phẩm chất đạo đức của nhân cách con người như lòng yêu nước, thái độ đối với lao động, lòng nhân ái bao dung và tinh thần cộng đồng. Tính cách đạo đức quan trọng nhất của con người đó là tính trung thực, đức khiêm tốn và lòng nhân ái vị tha. Con người có thể trở thành tài giỏi, nhưng chỉ thực sự được xem là thành đạt, hạnh phúc nếu có đạo đức, nhân cách và một lối sống lành mạnh.

Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho người học là một việc làm cần phải thực hiện đầu tiên và mang tính quyết định trong mục tiêu phát triển con người. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống trong sinh viên cần phải được đẩy mạnh, phải có các giải pháp đồng bộ, kịp thời và liên tục mới đạt được hiệu quả cao.

c) Cách thức thực hiện giải pháp

Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên thông qua các hoạt động của nhà trường như tuyên truyền, vận động, học tập chủ trương, chính sách dưới nhiều dạng như: tổ chức sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên; nói chuyện chuyên đề; báo cáo chính trị, qua nêu gương điển hình người tốt việc tốt, tổ chức các cuộc vận động lớn như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”…

Giáo dục đạo đức thông qua con đường giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn cho sinh viên. Đây là con đường rất thuận lợi giúp sinh viên có thể nhận thức được một hệ thống tri thức và kỹ năng hành động, chuyển

thành phẩm chất và năng lực trí tuệ của bản thân. Thông qua các hoạt động học tập, chất lượng học tập ngày càng được nâng cao, sinh viên không những tiếp thu các hệ thống giá trị mà còn góp phần sáng tạo ra giá trị mới. Song song với việc tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng kỷ xảo thì sinh viên cũng nhận thức được các giá trị của cuộc sống, hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Vai trò của người giáo viên ở đây rất quan trọng, vừa là tấm gương, vừa định hướng để sinh viên vươn tới những giá trị đạo đức, lối sống chuẩn mực của xã hội.

Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua các hoạt động xã hội: Đây là những hoạt động giúp sinh viên mở rộng quan hệ với người khác, hiểu được những chuẩn mực xã hội để thích nghi với các chuẩn mực ấy và chuyển những giá trị ấy thành những giá trị của chính bản thân mình.

Giáo dục đạo đức, lối sống thông qua hoạt động tập thể như sinh hoạt lớp, đoàn, hội; các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; các sinh hoạt công đồng như hoạt động tình nguyện, vệ sinh môi trường… nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, tính tập thể cho sinh viên, tạo nên nếp sống vui tươi, sôi nổi, tình đoàn kết nhân ái bao dung, lòng vị tha, yêu thương và giúp đỡ người khác.

Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy. Mỗi người thầy phải là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học để sinh viên noi theo. Đó cũng là nội dung cuộc vận động mà toàn ngành giáo dục đang thực hiện. Người thầy có chuẩn mực, trong sáng, vô tư, có lòng tự trọng, đức khiêm tốn… thì mới trở thành tấm gương cho người học noi theo. Do đó, người thầy cũng phải tự hoàn thiện bản thân mình, ngoài việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ cũng phải thường xuyên trau dồi đạo đức, lối sống, tư cách, tác phong và các ứng xử với xã hội.

Để thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV cần có các biện pháp như xây dựng kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng theo kỳ, năm học gắn với việc xây dựng kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp học tập. Tùy vào từng đối tượng mà xây dựng giáo dục cho phù hợp. Chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho SV, cụ thể phối hợp với các tổ chức trong trường thực hiện:

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng lý luận chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phổ biến Luật Thanh niên. Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chú trọng đến việc làm theo với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng SV.

Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức công dân, tình yêu nghề nghiệp, lòng tự hào về truyền thống của trường thông qua các hoạt động dạy – học. Tổ chức tốt các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, trong HSSV; xây dựng tiêu chí đánh giá về đạo đức, tác phong của SV.

Tăng cường sự giao lưu, kết nghĩa với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, xây dựng và hỗ trợ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, mái ấm nhà mở và tổ chức quyên góp cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc phòng. Tinh thần cảnh giác cách mạng phòng chống âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đề phòng những thế lực thù địch tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước. Định hướng và vận động SV khai thác, sử dụng Internet lành mạnh.

Chỉ đạo củng cố và phát huy vai trò của các tổ thăm dò dư luận, các đội an ninh xung kích của SV trong nhà trường.

Tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại về các vấn đề chính trị, xã hội mà SV quan tâm như an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo, tác phong SV thời hội nhập, ảnh hưởng của các mạng xã hội trong học tập, sinh hoạt của SV góp phần tháo gỡ những vướng mắc về tư tưởng, định hướng cho SV nhận thức và hành động đúng đắn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 78)