Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Đánh giá chung

Yếu tố tác động tích cực đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên là nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội và sự đòi hỏi của các doanh nghiệp trong vấn đề tuyển dụng nhân sự, sự khắc khe của thị trường lao động. Tuy nhiên vẫn còn tồn động những nhìn nhận hạn chế chưa công bằng đối với sinh viên được đào tạo từ các trường ĐHDL

Để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội, khẳng định được năng lực của mình sinh viên không còn sự lựa chọn nào hơn là phải nổ lực và cố gắng hết sức trong học tập và rèn luyện, biết áp dụng một cách kiên trì và sáng tạo tất cả các khâu trong suốt quá trình đào tạo của trường. Sinh viên đa phần đã biết vận dụng phương pháp học tập mới: chuẩn bị bài trước khi lên lớp, biết tổ chức học nhóm và làm việc theo tổ, tập trung chú ý nghe giảng, ghi chép bài như thế nào cho khoa học; việc chuẩn bị các khâu cho qui trình thảo luận, làm việc nhóm chuẩn bị bài trước

cho các kỳ thi và kiểm tra. Với những nổ lực ấy, kết quả học tập của sinh viên hằng năm đều có sự chuyển biến tích cực, tỉ lệ giỏi, khá ngày một tăng.

Bảng 2.5. Thống kê xếp loại học tập của SV qua 5 NH Tỷ lệ xếp loại

Năm học XS Giỏi Khá TB Khá T.bình Yếu Kém

2008 – 2009 0,03 3,53 26,24 45,20 19,65 2,64 2,72 2009 – 2010 0,02 2,57 26,46 46,72 18,67 3,10 2,47 2010 – 2011 0,03 4,26 28,62 43,56 17,84 3,15 2,54 2011 – 2012 0,01 4,29 28,09 44,30 18,12 2,88 2,31 2012 – 2013 0,05 4,37 28,48 44,29 17,40 2,93 2,47

(Nguồn P.ĐT- Trường ĐHDL Văn Lang)

Qua bảng 2.5 thống kê xếp loại kết quả học tập trong năm năm liền của nhà trường là một minh chứng cho sự tăng vọt thành tích học tập của sinh viên. Để đạt được những thành tích trên lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên, chuyển biến phương pháp học tập của SV, đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ học tập, đầu tư về cơ sở vật chất với mục tiêu là nâng cao chất lượng dạy của giảng viên và chất lượng học của SV để cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Lãnh đạo Nhà trường luôn ý thức rằng: chỉ có chất lượng đào tạo tốt thì Nhà trường mới tồn tại và khẳng định vị trí của mình đối với xã hội. Chính vì vậy mà trong những năm học gần đây, phần lớn giảng viên tham gia giảng dạy tại trường đã đổi mới phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức nhằm giúp SV tiếp thu được những kiến thức mới gắn liền với thực tế nhiều hơn với cách thức tiếp thu tích cực và năng động hơn.

SV của trường cũng đã nỗ lực, cố gắng trong học tập để đạt được kết quả cao thông qua những cải tiến và đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó số sinh viên đạt kết quả học tập thấp vẫn còn là con số

đáng trăn trở. Nhìn chung chất lượng học tập của sinh viên có thay đổi theo hướng tích cực hơn qua các năm.

Công tác quản lý sinh viên hiện nay ở trường không đơn thuần là quản lý mà thực chất đây là một công tác vận động, tổ chức, chăm lo, săn sóc và định hướng cho sinh viên hoạt động. Trên sơ sở đó chuyển vai trò thụ động của sinh viên thành chủ động, HSSV được coi là nhân vật trung tâm trong định hướng giáo dục. Công tác quản lý sinh viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đào tạo của trường. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận quản lý sinh viên thực hiện nhiệm vụ quản lý và tổng hợp tình hình công tác quản lý sinh viên ở các khoa. Ngoài ra bộ phận này còn thực hiện các chế độ hỗ trợ học phí, học bổng khuyến khích học tập, hỗ trợ và đề xuất hỗ trợ từ Quỹ gia đình Văn Lang đối với những sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sự phối hợp công tác đào tạo và quản lý sinh viên trong cùng một phòng góp phần thuận lợi cho các kế hoạch thực hiện không bị chồng chéo và phát huy tốt năng lực từng thành viên.

Bảng 2.6. Thống kê kết quả rèn luyện của SV qua 5 NH Tỷ lệ Xếp loại Năm học XS Tốt Khá TB Khá T.bình Yếu Kém 2008 – 2009 0,97 15,84 48,74 22,13 9,70 1,75 0,87 2009 – 2010 0,74 16,43 52,62 22,89 6,12 0,99 0,22 2010 – 2011 0,86 17,62 54,65 21,46 4,09 0,80 0,53 2011 – 2012 0,54 21,11 52,36 20,71 4,65 0,34 0,28 2012 – 2013 0,93 19,37 45,58 25,53 8,05 0,33 0,22

(Nguồn PĐT- Trường ĐHDL Văn Lang)

Bảng 2.6 thống kê xếp loại rèn luyện trên cho thấy phần lớn sinh viên đã ý thức được kết quả rèn luyện mang lại lợi ích thiết thực. Điểm rèn luyện còn là điều kiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học bổng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên ý thức chưa cao, thiếu nổ lực và phấn đấu trong rèn luyện. Đây cũng là một vấn đề mà công tác quản lý sinh viên phải quan tâm chú ý và cần có những cách thức tiếp cận cũng như làm tốt công tác tư tưởng giúp cho SV hiểu rõ hơn những lợi ích mà công tác rèn luyện mang lại trong thời gian theo học tại trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 54)