Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với sinh viên

sinh viên

a) Mục tiêu của giải pháp:

Thi đua là nhằm để kích thích hoạt động của các cá nhân và tập thể. Thi đua làm cho mọi người không thoả mãn với những gì đạt được, không ngừng phấn đấu vươn lên giành kết quả cao hơn. Công tác thi đua khen thưởng là biện pháp gián tiếp kích thích động viên SV có thành tích trong học tập và rèn luyện. Kết hợp thi đua với khen thưởng tạo động lực để SV phấn đấu đạt được.

Kỷ luật là những quy định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp thành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. Kỷ luật có tính chất bắt buộc, áp dụng trong phạm vi hẹp nhà trường nhằm ổn định và thực hiện kỷ cương trong toàn trường

b) Nội dung của giải pháp:

Việc tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật trong công tác quản lý SV phải rõ ràng, phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế nhằm kích thích, động viên SV tích cực học tập và tham gia các hoạt động phong trào hạn chế các hoạt động không phù hợp trong nhà trường.

Trong những năm qua nhà trường đã chú ý đến công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Tuy nhiên mức độ thể hiện trong công tác này vẫn còn khiêm tốn, chưa bao quát hết mọi hoạt động để tạo nên sự kích thích và răn đe mà đáng lẽ ra nó phải được quan tâm chú ý nhiều hơn. Khắc phục được hạn chế này sẽ tạo ra sự phấn chấn trong tập thể SV nhất là đối với việc xây dựng và nuôi dưỡng phong trào thi đua ở nhà trường, kích thích SV nổ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, hạn chế các tiêu cực. Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh

c) Cách thức thực hiện giải pháp

Lên kế hoạch hoạt động trong cả năm học và chú ý đến một số hoạt động tiêu biểu để xây dựng phong trào thi đua ở nhà trường. Thành lập tổ hoặc Hội đồng xét công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật bao gồm đại diện các bộ phận liên quan, dựa trên kết quả đánh giá theo học kỳ, năm học hoặc theo đợt thi đua. Phổ biến nội dung, kế hoạch thi đua và các hình thức kỷ luật đối với những vi phạm của SV

Công bố mức học bổng và số lượng sinh viên được nhận học bổng trong từng học kỳ tạo động lực để SV phấn đấu, lập danh sách sinh viên đạt được học bổng 100% và 50% học phí công bố công khai tại bản tin của khoa, trường nhằm tạo sự lan tỏa đến từng SV trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện

Các giải thưởng NCKH của SV được công bố rộng rãi tại website trường và các bản tin trường, ngoài ra cần có hình thức khen thưởng có giá trị để khuyến khích SV tham gia tích cực hơn

Lập danh sách SV tham gia phong trào, theo dõi quá trình hoạt động của từng HSSV, có hình thức khen thưởng kịp thời đối với SV có những thành tích nổi bật

Cuối mỗi học kỳ các bộ phận đánh giá kết quả rèn luyện của SV phải hoàn tất việc tập hợp đánh giá để chuyển về Phòng đào tạo tổng hợp và trình BGH có hình thức khen thưởng đối với cá nhân và tập thể có kết quả tốt và đề nghị kỷ luật đối với SV có điểm rèn luyện kém để nhắc nhở những SV này nổ lực hơn trong các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường.

Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình đánh giá kết quả rèn luyện ở các khoa trong toàn trường tránh trường hợp điểm đánh giá trong trường giữa các khoa không đồng đều

Xử lý nghiêm những trường hợp SV vi phạm qui chế, nội quy, quy định của trường những trường hợp SV thi hộ cần xử lý nghiêm khắc tránh trường hợp xử lý không nghiêm để SV coi thường các hình thức kỷ luật dẫn đến tái phạm

3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác QLSV

a) Mục tiêu của biện pháp

Để làm tốt công tác QLSV, cần phải có sự phối hợp hợp tác giữa ba lực lượng gia đình- nhà trường-xã hội. Nếu chỉ có các giải pháp từ phía nhà trường thì chưa đủ mà phải cần phối hợp nhịp nhàng giữa ba yếu tố trên sẽ tạo nên sự quản lý toàn diện đối với sinh viên.

b) Nội dung của biện pháp

Giáo dục gia đình là hạt nhân cơ bản hình thành tính cách của người học Mức sống, trình độ học vấn, đời sống văn hoá, thói quen, nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, tính mẫu mực về phương pháp giáo dục trong gia đình… có ảnh hưởng đến việc hình thành động cơ, thái độ và kết quả của quá trình học tập nói chung và tự học nói riêng.

Nhà trường là môi trường để sinh viên học tập, giao tiếp hàng ngày. Những điều kiện thuận lợi của nhà trường sẽ kích thích sự say mê, tính tự giác chủ động trong học tập của người học; Đó chính là những điều kiện về phòng học, về thư viện, về phòng thí nghiệm, phòng thực hành, về thời gian, về ánh sáng, về âm thanh… đều có những tác động nhất định đến quá trình học tập nói chung và tự học nói riêng của sinh viên. Những tập thể trong nhà trường: nhóm bạn bè, lớp học, ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên… với tư cách là cộng đồng xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên hoạt động và chủ động tham gia vào các hoạt động…

Môi trường xã hội với thể chế chính trị, pháp luật, hệ tư tưởng, trình độ dân trí, truyền thống văn hoá… có ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên. Trình độ sản xuất, chế độ chính trị, đường lối chính sách phát triển của quốc gia…qui định chiều hướng nội dung của nền giáo dục xã hội, qui định cả chiều hướng phát triển của cá nhân và ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành động cơ, phương pháp học tập nói chung và tự học nói riêng của sinh viên.

Gia đình - nhà trường - xã hội có tác động đồng thời vào mỗi cá nhân sinh viên tạo ra sự giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Xây dựng được cộng đồng trách nhiệm của toàn thể quần chúng nhân dân, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội đối với phát triển giáo dục. Điều này sẽ tạo ra được môi trường xã hội cần thiết cho công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường. Làm được như vậy là đưa công tác giáo dục vào từng cộng đồng, do cộng đồng thực hiện và vì lợi ích cộng đồng.

c) Cách thức thực hiện của biện pháp

Để tăng cường sự phối hợp giữa ba lực lượng trên, cần phải thực hiện các giải pháp sau đây:

Nhà trường phải là đơn vị giữ vai trò chủ động nhất, tích cực phối hợp với các lực lượng quản lý, giáo dục các mặt khác nhau của sinh viên, biến việc quản lý sinh viên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, mà là của cả gia đình, của toàn xã hội, “xã hội hóa” công tác quản lý sinh viên.

Nhà trường phải chủ động phối hợp với công an, chính quyền các cấp ở địa phương xây dựng kênh thông tin để thường xuyên trao đổi với nhau, cập nhật thông tin về công tác quản lý sinh viên; xây dựng hệ thống nội quy, quy định tại địa bàn dân cư, ban hành và có cơ chế tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, quy định mới trong công tác QLSV, quản lý tạm trú đến sinh viên và bà con khối phố; xây dựng các tổ chức tự quản, các cụm dân phố “an toàn, văn minh”… Tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý tạm trú.

Xây dựng kênh thông tin giữa nhà trường với gia đình, giữa chủ trọ với gia đình và chủ nhà trọ với nhà trường nhằm cập nhật thông tin của sinh viên thông báo cho các bên liên quan biết để cùng giáo dục, quản lý. Thường xuyên cung cấp cho gia đình kết quả học tập, rèn luyện theo từng học kỳ của sinh viên đến phụ huynh qua các kênh thông tin khác nhau như: gửi thư thông báo, gửi kết quả học tập qua mail của phụ huynh, qua mạng internet…

Tạo mọi cơ chế để xem sinh viên như là công dân của địa phương tạm trú, chủ trọ coi sinh viên như là con trong gia đình, sinh viên coi khu phố như là quê hương mình. Làm được điều này sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giải quyết được hầu hết các khó khăn trong công tác quản lý sinh viên tạm trú như hiện nay.

3.2.6. Quản lý hiệu quả hoạt động đội - nhóm, câu lạc bộ học thuật,kỹ năng kỹ năng

Hiệu quả của các hoạt động đội nhóm, CLB và cộng tác viên trong nhà trường giúp cho SV phát triển phẩm chất cá nhân, kỹ năng nghể nghiệp qua đó các em được trao đồi kiến thức chuyên môn,học cách tổ chức và điều hành công việc trong một tập thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Nội dung của giải pháp:

Giáo dục hiện nay theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của SV chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng mền SV tham gia vào các hoạt động học thuật và CLB kỹ năng, cộng tác viên hiểu rõ hơn về nghề nghiệp các tổ chức vận động, hướng dẫn và đặc biệt là tham gia vào các hoạt động của trường

Phát triển thêm một số CLB chuyên ngành có nhiều SV đang theo học tại trường kiện toàn và xem xét việc giải thể một số CLB không hiệu quả, phát triển đội ngũ CTV mang lại lợi ích thiết thực cho SV tạo thêm sự gắn kết giữa người học với các công việc của nhà trường.

c) Cách thức thực hiện giải pháp:

Thành lập ban quản lý CLB cấp trường, lập kế hoạch hoạt động chung cho tất cả các CLB tránh trường hợp sinh hoạt chồng chéo nhau, có kế hoạch cụ thể cho từng CLB và có đánh giá kết quả khi SV sinh hoạt tại CLB Thống kê số SV tham gia gửi về khoa để cộng điểm rèn luyện và có biểu dương, khen thưởng đối các nhóm hoạt động tốt nhằm động viên SV tham gia tích cực và hiệu quả.

Duy trì và phát huy tốt vai trò của hoạt động đội nhóm, CLB tạo điều kiện thuận lợi giúp SV tham gia học tập ngoài giờ lên lớp. Hỗ trợ hiệu quả các cuộc thi học thuật mang tính truyền thống và nghề nghiệp như “Olympic Sinh học” “ Click PR” “ Nhà quản trị tương lai” “ Olympic Kế toán” ...để các hoạt động ngày càng thiết thực hơn

Thường xuyên tổ chức những hoạt động công tác xã hội, tình nguyện giúp SV biết chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn của người khác. Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho các lớp kỹ năng, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện lớn ở trường. Liên kết phối hợp với các tổ chức bên

ngoài tổ chức các sự kiện giúp SV có thêm nhiều cơ hội học tập và trao đồi kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Đánh giá hiệu quả các CLB đang hoạt động, giải thể những CLB không hiệu quả, đề xuất thêm nhiều hình thức sinh hoạt phù hợp đối với từng hoạt động của CLB có thể sinh hoạt tại trường hay sinh hoạt tại các địa điểm công cộng ngoài trường thu hút nhiều SV tham gia tạo thêm nhiều sân chơi học thuật lành mạnh giúp cho SV định hướng được nghề nghiệp của mình tạo tiền đề để phát triển khả năng.

Thống kê số lượng cộng tác viên tham gia các hoạt động của trường như tư vấn tuyển sinh, viết bài, nhập dữ liệu, tham gia các hoạt động mang tính chuyên nghiệp như tổ chức các sự kiện lớn trong trường như lễ tốt nghiệp, lễ khai giảng ...

Chú trọng công tác chăm lo, tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong sinh viên, phát huy ý tưởng sáng tạo trong học tập và các hoạt động đội nhóm. Nâng cao chất lượng các cuộc thi học thuật, nghiên cứu khoa học trong sinh viên.

Tăng cường công tác kiểm tra, hỗ trợ đối với CLB - Đội – Nhóm để có những chỉ đạo kịp thời trong việc theo sát phương hướng hoạt động của sinh viên trường. Khuyến khích hoạt động của các câu lạc bộ học thuật cấp liên chi Hội tiến tới thành lập câu lạc bộ học thuật cấp trường.

3.2.7. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QLSV

a) Mục tiêu của giải pháp

Việc ứng dụng những phát triển CNTT được xem là một công cụ và động lực quan trọng trong việc đổi mới nội dung phương pháp, phương thức dạy - học đại học. Vai trò CNTT không thể thiếu trong việc đổi mới quản lý đào tạo. Vì vậy, nhà trường cần phải đẩy mạnh việc áp dụng CNTT lên tất cả

các lĩnh vực hoạt động của mình. Ứng dụng tốt CNTT vào quản lý SV sẽ giảm tải nhân lực trong quản lý.

b) Nội dung của giải pháp

Các phần mềm cần xây dựng chủ yếu gồm các lĩnh vực: tuyển sinh, quản lý sinh viên trên lớp, tạm trú, quản lý đào tạo, đăng ký lịch học, quản lý điểm, chương trình phần mềm học bổng, học phí, theo dõi khen thưởng, kỷ luật sinh viên, kênh thông tin về các hoạt động phục vụ của trường… Nếu xây dựng và vận hành có hiệu quả các phần mềm này, hiệu quả quản lý của nhà trường sẽ rất lớn, giúp trường quản lý sinh viên và quản lý quá trình học tập của sinh viên một cách xuyên suốt từ lúc bắt đầu tuyển sinh đến lúc tốt nghiệp. Quản lý dữ liệu và theo dõi công việc của sinh viên sau khi ra trường. diễn dàn lập nghiệp của cựu SV.

c) Cách thức thực hiện giải pháp

Tổ chức các lớp bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng CNTT cho các cán bộ quản lý, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý sinh viên để họ có thể sử dụng thành thạo các phần mền trong hệ thống

Tăng cường kết nối mạng dữ liệu quản lý sinh viên của Phòng đào tạo đến các khoa để các khoa có thể cập nhật và khai thác hệ thống quản lý này hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực trong công tác QLSV ở cấp khoa

Đẩy mạnh tốc độ của đường truyền nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối ngày càng cao của cán bộ, sinh viên về việc truy cập thông tin, dữ liệu học tập trực tuyến

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các phần mềm phủ kín mọi hoạt động của nhà trường. Tăng thêm các kết nối tiện ích với sinh viên, chú trọng các kết nối mang tính chất nhắc nhở, cảnh báo cho sinh viên qua các hộp thư cá nhân…

Tăng cường kênh thông tin đối thoại giữa nhà trường và sinh viên để sinh viên có thể phản ánh mọi tâm tư, nguyện vọng của mình lên nhà trường;

đề đạt các nguyện vọng cũng như hiến kế xây dựng nhà trường thông qua diễn đàn sinh viên. Tăng cường các sinh hoạt dân chủ sinh viên qua qua mạng. Đây là cầu nối và là kênh thông tin của SV đối với những qui định của trường qua đó BGH có thể phần nào nắm được nguyện vọng của SV từ đó có những điều chỉnh chính sách phù hợp

Tăng cường các liên kết với website của các đơn vị tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Xây dựng kênh thông tin giữa phụ huynh với nhà trường, đặc biệt là các liên lạc qua email giữa phụ huynh giáo vụ khoa và quản lý SV qua đó phụ huynh có thể theo dõi và kiểm soát được tình hình học tập của SV.

3.2.8. Nâng cao vai trò của giáo viên trong quản lý SV trên lớp

a) Mục tiêu giải pháp

Giáo viên là yếu tố chủ đạo trong quá trình đào tạo. Thông qua việc sử dụng các phương pháp, phương tiện đào tạo thích hợp và thông qua chính nhân cách của mình, giáo viên chỉ đạo và trực tiếp tác động lên quá trình cải biến nhân cách và đóng góp tích cực vào việc tăng cường công tác quản lý SV

b) Nội dung giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 86)