Khái quát chung về Trường Đại học Dân lập Văn Lang, Tp.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.Khái quát chung về Trường Đại học Dân lập Văn Lang, Tp.Hồ Chí Minh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường ĐHDL Văn Lang, Tp.Hồ Chí Minh được hình thành từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX - thời kỳ nhu cầu nhân lực có trình độ của xã hội tăng cao nhưng qui mô đào tạo của các trường ĐH công lập chưa đáp ứng kịp. Hưởng ứng chủ trương xã hội hóa giáo dục của nhà nước, trên cơ sở nhu cầu nhân lực của xã hội, nhóm các nhân sĩ trí thức, các nhà quản lý giáo dục và các giảng viên hoạt động lâu năm trong ngành giáo dục có tâm huyết với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ phục vụ đất nước đã cùng nhau hoàn chỉnh đế án thành lập trường. Nhiều tên gọi đã được chọn, sau quá trình trao đổi giữa những người đồng chí hướng, tên “ Trường ĐHDL Văn Lang” đã trở thành tên gọi chính thức của ngôi trường.

Ngày 21/1/1994, “Quy chế tạm thời Đại học dân lập” được ban hành theo Quyết định số 196/TCCB của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT. Đề án và hồ sơ xin thành lập “Trường ĐHDL Văn Lang” được trình lên Bộ GD và ĐT vào ngày 31/1/1994.

Trường được Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ký Quyết định số 1216/GD-ĐT ngày 05/04/1995 cho phép chính thức hoạt động. Khoá đầu tiên được tổ chức tuyển sinh vào ngày 1 và 2 tháng 8 năm 1995 với chỉ tiêu 4.700.

Hiện nay, Trường ĐHDL Văn Lang có 2 cơ sở ĐT:

Cơ sở 1: số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Q1, TP.HCM; là trụ sở chính của trường và là nơi làm việc của Ban Giám hiệu, các Phòng, Ban chức năng, và cũng là nơi học tập của các Khoa Kỹ thuật, Công nghệ và Ngoại ngữ.

Cơ sở 2: số 233A Phan Văn Trị, Phường 11, Quận Bình Thạnh. TP.HCM, là nơi làm việc và học tập của các Khoa Kinh tế và Khoa Mỹ thuật công nghiệp.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường ĐHDL Văn Lang, Tp.HCM2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.1 Chức năng

Trường ĐHDL Văn Lang là cơ sở giáo dục đa ngành, không thuộc sở hữu của nhà nước, đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học, một mặt đảm bảo cung cấp và chăm lo những điều kiện học tập có chất lượng cho người học, mặt khác đảm bảo cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực có hiểu biết về chính trị, có đặc đức có khả năng tự học và sáng tạo, có năng lực chuyên môn, có phẩm chất nhân văn và ý chí.

2.1.2.2. Nhiệm vụ:

Trường đào tạo đại học thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trường tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo qui định, tổ chức biên soạn, xuất bản, in các giáo trình, tài liệu giáo khoa, tài liệu khoa học, tạp chí khoa học, bản in và trao đổi thông tin trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học và xây dựng đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới. Tổ chức cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Căn cứ “Quy chế trường ĐHDL” ban hành kèm theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ cấu tổ chức của các trường ĐH DL gồm:

1. Hội đồng quản trị 2. Hiệu trưởng

Giúp việc Hiệu trưởng có: a) Các Phó Hiệu trưởng b) Các Phòng, Ban

c) Hội đồng khoa học và ĐT.

3. Một số tổ chức ĐT: Khoa, Ban, Bộ môn

4. Một số tổ chức phục vụ ĐT nghiên cứu khoa học và triển khai được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức Đảng và các Đoàn thể.

Bảng 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Trường ĐHDL Văn Lang, Tp.HCM

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM HIỆU

TỔ CHỨC ĐẢNG, CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN TN, HỘI SINH VIÊN HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CÁC KHOA VÀ BAN TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KHOA HỌC VÀ ĐÀO

TẠO CẤP KHOA & BAN THCN CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC BAN VÀ TRUNG TÂM CÁC BỘ MÔN CÁC LỚP SINH VIÊN, HỌC SINH

2.1.4. Đội ngũ cán bộ

Hơn mười tám năm qua, cùng với sự hình thành và phát triển của trường, đội ngũ CB, NV, GV đã tăng và mạnh dần lên. Tính tại thời điểm HK 2 NH 2012- 2013, trường ĐHDL Văn Lang, Tp.HCM có tổng cộng 517 CB, NV, GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn, Trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy có 06 PGS; 35 TS; 196 Thạc sĩ và 210 Tốt nghiệp đại học. So với tổng khối lượng giảng dạy, tỷ lệ giờ giảng của GVCH tăng đáng kể từ 33% (năm 2006) lên 61% (năm 2013). Năng lực và phương pháp giảng dạy ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên nhà trường cần phải có cơ chế phù hợp để thu hút thêm lực lượng GV có năng lực, kinh nghiệm, đặc biệt là những CB,GV đầu ngành, khích thích hoạt động nghiên cứu khoa học kết hợp với hoạt động giảng dạy.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GV cơ hữu và hợp đồng dài hạn theo trình độ được ĐT

(Nguồn P.KH&QLNL - Trường ĐHDL Văn Lang)

Với số lượng và tỉ lệ như trên thì đây được xem là con số cao nhất từ trước đến nay tại trường. Tỉ lệ và số lượng GV cơ hữu thực tế tại trường hiện nay so với tình hình chung và tiêu chí về tỉ lệ SV trên GV chưa cao, cụ thể nếu chỉ căn cứ trên số GV cơ hữu là 447 người trong đó có 62 CBQL tham gia giảng dạy với số lượng SV hiện nay là 11.074 SV thì tỉ lệ này vẫn còn xem chưa đạt yêu cầu về mặt tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo.

2.1.5. Số lượng và cơ cấu SV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Số lượng sinh viên: Với quy mô ĐT của trường hiện nay là trên 11.000.000 SV và số lượng sinh viên ổn định đã giúp cho trường có những định hướng và chiến lược cụ thể đáp ứng năng lực đào tạo

Bảng 2.3. Số lượng SV qua từng năm ĐT (tháng 05/2013)

Năm học 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số lượng 9.971 11.103 11.553 11.330 11.074

(Nguồn P.ĐT - Trường ĐHDL Văn Lang)

Qua số liệu của Bảng 2.3 cũng đã phản ánh rõ về tình hình quy mô ĐT của trường trong từng NH từ 2008 đến 2013 đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhà trường có những chính sách, chiến lược để phát triển trường cũng như tăng cường xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

 Cơ cấu sinh viên

Bảng 2.4. Số SV theo học các ngành hiện đang ĐT (Tháng 05/2013)

Số TT Nhóm ngành ĐT Số lượng SV

1 Kỹ thuật Phần mền 239

2 Kỹ thuật Nhiệt 49

3 Kỹ thuật Công trình XD 845

4 Kiến trúc 1345

5 Công nghệ kỹ thuật Môi trường 323

6 Công nghệ Sinh học 318

7 Tài chính – Ngân hàng 1464

8 Kế toán 1116

9 Quản trị kinh doanh 1048

10 Kinh doanh thương mại 897

11 Ngành Quản trị khách sạn 289 12 Ngành Quản trị DV Du lịch & Lữ hành 557 13 Quan hệ Công chúng 757 14 Ngôn ngữ Anh 589 15 Ngành Thiết kế Đồ họa 402 16 Ngành Thiết kế Nội thất 548

17 Ngành Thiết kế Thời trang 116

18 Ngành Thiết kế Công nghiệp 172

Tổng 11.074

(Nguồn P.ĐT - Trường ĐHDL Văn Lang)

Hiện nay, với 18 chuyên ngành đang được ĐT, để QL và điều hành hoạt động ĐT- NCKH của sinh viên, trường tổ chức thành 13 khoa

Qua số liệu bảng 2.4 ta thấy đa số thí sinh chọn học khối ngành kinh tế và mỹ thuật ứng dụngdẫn đến sự mất cân đối trong cơ cấu giữa các ngành học, một số ngành khó tuyển như Kỹ thuật nhiệt, Kỹ thuật phần mền, Công nghệ sinh học; môi trường mặc dù nhà trường đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với sinh viên đang theo học như mức học phí thấp, đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp, hỗ trợ vay tín dụng tại trường …

2.1.6. Công tác QL của Trường

 Công tác tổ chức CB

- Hội đồng quản trị (HĐQT): HĐQT Trường ĐHDL Văn Lang khoá IV, nhiệm kỳ 2010-2015 gồm có 9 thành viên.

- Ban Giám hiệu (BGH): BGH Trường ĐH DL Văn Lang nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 1 Hiệu trưởng và 1 Phó Hiệu trưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các phòng chức năng: Trường tổ chức gồm 9 phòng.

- Các Khoa, Ban, Trung tâm: Trường hiện có 13 Khoa ĐT bậc ĐH, 2 Ban, 5 Trung tâm và 2 Thư viện.

+ 13 Khoa là: Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật nhiệt, Kiến trúc Xây dựng, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Tài chính Ngân hàng, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Thương mại, Du lịch, Ngoại ngữ , Mỹ thuật công nghiệp, Quan hệ công chúng và truyền thông

+ 3 Ban là: Trung học chuyên nghiệp, Khoa học cơ bản, Đảm bảo chất lượng

+ 5 Trung tâm: Ngoại ngữ, Tin học, Thông tin, Phát triển phần mền, Hỗ trợ SV.

 Công tác quản lý đào tạo – quản lý sinh viên

Các hoạt động đào tạo của trường được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trường đã nỗ lực nâng cao chất lượng của các hoạt động này. Việc đa dạng hoá các phương pháp giảng dạy được tiến hành song song với quy trình đánh giá hiệu quả của việc đổi mới phương pháp. Quy trình kiểm tra đánh giá được Nhà trường chú trọng, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng. Kết quả học tập được thông báo công khai, kịp thời đến người học và gia đình, có tác động tích cực đến quá trình học tập của người học. Nhà trường kiểm soát tốt về chất lượng, tổ chức chặt chẽ quy trình kiểm tra đánh giá, có sử dụng thông tin này làm cơ sở cho việc cải tiến chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo.

Công tác quản lý sinh viên của trường là một trong những tiêu chuẩn đạt được nhiều tiêu chí trong đợt kiểm định chất lượng giáo dục ĐH năm 2006. Nhà trường khuyến khích gắn kết các hoạt động ngoại khóa với các hoạt động học tập thông qua các hoạt động này xây dựng lòng tự tin, niềm tự hào tập thể và phát huy tính năng động của HSSV. Thành lập Trung tâm hỗ trợ sinh viên trực thuộc trường giải quyết các vấn đề về nhà trọ và giới thiệu việc làm thêm cho HSSV. Qua các CLB cựu sinh viên tạo được mối quan hệ với các doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu của doanh nghiệp và tạo điều kiện để thu hút thêm nguồn tuyển giúp cho HSSV tìm việc sau khi tốt nghiệp.

2.1.7. Hệ thống cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất của trường: Trường hiện có 3 cơ sở Trụ sở: 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1

Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị, P.11, Quận Bình Thạnh

Trường có hội trường, giảng đường, phòng học các loại gồm 69 phòng học và giảng đường, 22 phòng thí nghiệm và xưởng thực hành, 14 phòng máy tính + phòng ngữ âm + phòng truy cập Internet, mỗi cơ sở có một thư viện. Ngoài ra có 54 phòng làm việc cho CB NV của trường. Đặc biệt hệ thống máy tính 2 cơ sở ĐT được kết nối với nhau bằng mạng cáp quang

 Diện tích sử dụng

Nội dung Đơn vị tính Số lượng

1. Diện tích đất đai ha 6.160 2. Diện tích sàn xây dựng m2 30.894 - Giảng đường m2 16,083 - Phòng học máy tính m2 2,551 - Phòng học ngoại ngữ m2 71 - Thư viện m2 803 - Phòng thí nghiệm m2 436 - Xưởng thực tập, thực hành m2 2,997 - Ký túc xá m2 1,360 - Nhà ăn m2 1,653 - Hội trường m2 743 - Sân vận động m2 1,569

(Nguồn P.KH & QLNL, ĐHDL Văn Lang )

Trang thiết bị

Trường ĐHDL Văn Lang tọa lạc tại 2 quận nội thành của Tp. Hồ Chí Minh nên diện tích sử dụng còn hạn chế với tổng diện tích là 6.160.000 m2

và quy mô đào tạo trên 11.000.000 SV thì tỷ lệ diện tích tính theo số lượng SV là chưa đáp ứng theo tiêu chí đánh giá. Trường đã từng bước tăng thêm diện tích sử dụng trong điều kiện có thể như nâng thêm 2 tầng tại cơ sở 2 và giải tỏa bãi giữa xe tại cơ sở 1 cải tạo thành thư viện đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của HSSV

Nhà trường có khu sân bãi phục vụ đào tạo bộ môn giáo dục thể chất và các hoạt động văn hoá, thể thao của sinh viên và cán bộ trong trường. Hội trường sức chứa trên 800 chỗ ngồi với thiết bị âm thanh, ánh sáng chuyên

nghiệp đáp ứng nhu cầu về công tác tổ chức các hoạt động phong trào mang tính đỉnh cao như văn nghệ cho sinh viên trong toàn trường.

Hiện nay trường đang triển khai công tác thiết kế để xây dựng cơ sở 3 tại Quận Gò Vấp với diện tích hơn 5,8 ha

Trường có 69 phòng học, giảng đường với các sức chứa khác nhau từ 50 đến 400 chỗ. Tất cả các phòng lý thuyết đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy và học như: Bàn ghế của GV và SV theo tiêu chuẩn quốc tế, bảng, đèn, quạt, hệ thống âm thanh, máy tính, màn chiếu và projector. Trang thiết bị trong phòng học luôn được 2 phòng phục vụ học đường 2 và 4 thường xuyên kiểm tra, sửa chữa để đảm bảo hoạt động ổn định.

Ngoài các phòng học lý thuyết và giảng đường, trường có 22 phòng, xưởng thực hành. Trường ĐHDL Văn Lang là trường đa ngành nên các phòng thực hành của mỗi khoa cũng có rất nhiều khác biệt tạo nên môi trường học tập đa dạng.

Trường có tổng cộng 1.087 máy tính với 861 máy tính phục vụ học tập của HSSV tất cả máy tính trong trường đều kết nối Internet trực tiếp và kết nối tới mạng nội bộ của trường đáp ứng nhu cầu học trực tuyến của sinh viên. Trường có đầy đủ các thiết bị tin học để hỗ trợ các hoạt động dạy học, NCKH và quản lý. Tất cả hệ thống máy tính các khoa, phòng, ban, bộ môn và trung tâm trong khuôn viên Trường đều có thể truy xuất mạng không dây.

2.2. Thực trạng rèn luyện và học tập của sinh viên trường Đại học Dânlập Văn Lang lập Văn Lang

2.2.1. Thực trạng rèn luyện của SV Trường ĐHDLVăn Lang

- Định kỳ hàng năm, trong “Tuần sinh hoạt công dân-học sinh, sinh viên”, đầu năm học, Nhà trường tổ chức các buổi nói chuyện về tình hình thời sự, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới cho tất cả SV. Việc tham gia các buổi nói chuyện này đã giúp cho SV nhận thức đúng và chấp

hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Thông qua Đoàn TN - Hội SV, Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn TN-Hội SV trường, Đoàn khoa-Liên chi Hội sinh viên khoa tổ chức và khuyến khích SV tham gia các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống như: tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết của Đảng, của Đoàn; tổ chức cuộc thi tìm hiểu chính sách của Nhà nước; tìm hiểu tình hình thời sự, kinh tế, chính trị xã hội trong nước và trên thế giới; tổ chức tham quan các bảo tàng tại TP.Hồ Chí Minh; tổ chức hội thi truyền thống (Hội thi “Olympic các môn khoa học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” cấp trường, chuẩn bị đội tuyển tham gia các cuộc thi

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường đại học dân lập văn lang, thành phố hồ chí minh (Trang 41)