thức ăn thô xanh cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ h 68 SGK.
- Các tranh vẽ liên quan đến bài học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1 : Kiểm tra, tổ chức tình huống học tập.
Kiểm tra: ? Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? Hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
ĐVĐ: GV: Nêu mục tiêu của bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về phân loại thức ăn vật nuôi. Điều khiển của GV
GV: Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau, trong bài thức ăn được gọi tên theo thành phần dinh dưỡng có nhiều chất trong loại thức ăn đó.
- GV đưa ra tiêu chí phân loại như SGK. - Yêu cầu HS nhận biết các loại thức ăn đã giới thiệu trong SGK.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát h 68 trong SGK và nêu tên của phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
Hoạt động của HS I. Phân loại thức ăn
- HS nghe GV thông báo các tiêu chí phân loại thức ăn và nhận biết các loại thức ăn đã giới thiệu trong SGK.
- Bột cá Hạ Long, đậu tương, khô dầu lạc là loại thức ăn giàu prôtêin. Ngô vàng giàu gluxit. Rơm lúa thuộc loại thức ăn thô.
II.Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin giàu prôtêin
HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
H68a : SX bột các từ cá biển và các sản phẩm phụ của nghành chế biến cá.
H68b : Tận dụng phân động vật để nuôi giun, thu hoạch giun dùng làm thức ăn giàu prôtêin cho vật nuôi.
H68c : Trồng xen tăng vụ nhiều cây họ đậu - GV gợi ý cho HS nêu các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin có ở địa phương. - Yêu cầu HS làm bài tập nhận biết các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin trong SGK vào vở.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong SGK với nội dung sau:
+ Đọc nội dung của từng phương pháp + Nhận xét nội dung đã nêu thuộc phương pháp sản xuất nào.
- Yêu cầu HS nêu thêm các phương pháp SX thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh ở địa phương
(thức ăn giàu prôtêin thực vật cho vật nuôi) - HS nêu VD ở địa phương.
- Phương pháp thứ 2 (trồng nhiều ngô, khoai, sắn) không phải là phương pháp SX thức ăn giàu prôtêin. Các phương pháp còn lại là đúng.