Tác động của chuyển giá

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 39)

7. Nội dung của Luận văn

1.3.6. Tác động của chuyển giá

Khi xảy ra hành vi chuyển giá mà không có quy định pháp luật để xử lý hoặc không được xử lý theo quy định của pháp luật thì sẽ có các tác động cơ bản sau:

Th nht, làm giảm nghĩa vụ thuế (làm thất thu ngân sách nhà nước). Đây có thể

coi là tác động hiển nhiên đầu tiên vì với việc doanh nghiệp được lợi về thuế thì phần thuế lẽ ra có thể thu được theo Luật đã không được nộp vào ngân sách nhà nước.

Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài đã xác

định giá chuyển giao khác xa giá thị trường. Kết quả giám định của Công ty giám

định quốc tế Thuỵ Sĩ (SGS) cho thấy: “Liên doanh Khách sạn Thăng Long (TP Hồ

Chí Minh) - giá trị thiết bị khai báo 496.906 USD, giá trị thNm định khai khống là 190.006 USD, chiếm tỷ lệ 40,43%. Trung tâm quốc tế dịch vụ văn phòng (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 1.288.170 USD, giá trị thNm định khai khống là 260.000 USD, tỷ lệ 21,16%. Công ty ô tô Hoà Bình (Hà Nội) - giá trị thiết bị khai báo là 5.823.818 USD, giá trị thNm định khai khống là 1.602.298 USD, chiếm tỷ lệ

27,51%” [21].

Th hai, tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế.

32

vi chuyển giá, doanh nghiệp này sẽ thu lợi cao hơn những doanh nghiệp khác có cùng điều kiện nhưng không thực hiện hành vi chuyển giá. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh phải tạo ra khả năng hưởng lợi chính đáng từ hoạt động kinh doanh chính đáng. Ngoài ra, mức giá nhập khNu cao do chuyển giá đã thủ tiêu lợi ích về

giá từ hoạt động nhập khNu, làm cho mặt bằng giá cao giả tạo, thậm chí có một số

hàng hoá dịch vụ trong nước có mức giá còn cao hơn nhiều so với tại các nước trong khu vực, đặc biệt là những hàng hoá dịch vụ do nhà cung cấp nước ngoài độc quyền, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, gây ra những khó khăn mới cho khả năng kiềm chế lạm phát.

Một mặt, giá nhập khNu cao do chuyển giá còn hạn chế khả năng cạnh tranh bình

đẳng của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài cả trên thị

trường trong nước cũng như trên thị trường xuất khNu khi đầu vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước phụ thuộc quá nhiều vào nhập khNu lại phải chịu mức giá cao bất hợp lý, đồng thời giá sản phNm đầu ra lại chịu sức ép sẵn sàng bán phá giá của doanh nghiệp FDI một khi mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp FDI đã được thực hiện thông qua chuyển giá.

Mặt khác, doanh nghiệp trong nước thường phải chịu thuế trực thu (thuế TNDN với thuế suất cao) trong khi doanh nghiệp FDI chủ yếu chịu thuế gián thu (thuế

nhập khNu, thuế GTGT) mà thực chất là người tiêu dùng cuối cùng phải chịu nên doanh nghiệp trong nước lại càng khó cạnh tranh hơn, nhất là hạn chế khả năng tăng cường tiềm lực tài chính trước đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp FDI vốn có lợi thế rõ ràng về tài chính.

Th ba, không tận dụng được nguyên vật liệu và vật tư sẵn có trong nước, gây ảnh hưởng đến việc định lại giá vốn, giá đầu vào và tái phân phối thu nhập. Chuyển giá làm “đội giá” máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp FDI đồng thời “phá giá” sản phNm đầu ra khiến cho doanh nghiệp FDI bị thua lỗ giả

tạọ Không ít trường hợp các doanh nghiệp liên doanh có vốn FDI liên tục thua lỗ

(do chuyển giá) đã khiến cho phần vốn góp của phía chủ nhà (chủ yếu là góp vốn bằng quyền sử dụng đất) bị “bào mòn”, thậm chí mất hẳn, buộc phía chủ nhà phải

33

nhượng lại phần vốn góp do không chịu nổi thua lỗ, biến doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàị

Chuyển giá đối với máy móc thiết bị tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp FDI, một mặt còn tạo ra “giá trị ảo” cho tài sản cố định, tăng tỷ lệ khấu hao tài sản cố định thực, “thổi phồng” phần vốn góp của phía nước ngoài, làm méo mó bức tranh thực tế về vốn FDI (cả thu hút và giải ngân). Mặt khác, giá trị của máy móc thiết bị

mới, hiện đại dễ kiểm soát hơn so với giá trị của máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nên không loại trừ nhà đầu tư FDI ưu tiên nhập khNu máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nhằm thực hiện chuyển giá dễ dàng hơn.

Như vậy, do tác động của chuyển giá mà hai mục tiêu quan trọng nhất trong thu hút FDI là vốn và công nghệ hiện đại không thực hiện được hay ít nhất là chỉ được thực hiện nửa vờị

Chuyển giá còn có thể là một trong những nguyên nhân chính làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung, sử dụng vốn FDI nói riêng, khiến cho ICOR của khu vực FDI rất cao, thậm chí còn cao hơn cả khu vực kinh tế trong nước và suất đầu tư

trên lao động cũng tương đối caọ

Thư tư, làm thay đổi cấu trúc của các giao dịch thương mại, gây mất cân đối trong cán cân ngoại tệ, gây nên tình trạng nhập siêụ Bên cạnh những đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào thương mại xuất khNu, thì kim ngạch nhập khNu cũng tăng nhanh không kém tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân vãng laị Chuyển giá còn làm cho thặng dư tài khoản vốn (một phần nhờ dòng vốn FDI vào) trở nên thiếu bền vững, chứa đựng “yếu tố ảo”, kéo theo tính thiếu bền vững của cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hốị

Hơn nữa, do sức hấp dẫn của lợi nhuận thu được từ chuyển giá nên doanh nghiệp FDI có thể không quan tâm khai thác các yếu tố đầu vào từ thị trường trong nước thay vì nhập khNu, do đó, hiệu ứng “tràn” của FDI bị hạn chế rất nhiềụ Nói cách khác, doanh nghiệp FDI phát triển hầu như không kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, trái lại, trong nhiều trường hợp còn chèn lấn doanh nghiệp trong nước khi kinh doanh trong cùng ngành nghề không đòi hỏi trình độ quản lý và công

34

nghệ cao mà doanh nghiệp FDI lại vừa có ưu thế về vốn, thị trường, vừa được hưởng nhiều ưu đãi về thuế và tiếp cận đất đaị

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)