7. Nội dung của Luận văn
2.3.4. Ví dụ minh họa thực tế về thực trạng chuyển giá tại Hà Nội
Trong phần này tác giả sẽ trình bày một ví dụ thực tế tại Doanh nghiệp FDI mà tác giảđã từng công tác. Vì lý do nhạy cảm của vấn đề tác giả xin phép không nêu rõ tên doanh nghiệp này mà chỉ gọi tắt là AP.
AP là một Doanh nghiệp FDI trên địa bàn Hà Nội, được đầu tư bởi một cá nhân là người Ấn Độ (Cá nhân này cũng sở hữu một công ty AP tại Singapore). Vào Việt Nam tháng 2 năm 2008 với số vốn đầu tư ban đầu là 6,3 tỷ, lĩnh vực kinh doanh là xuất nhập khNu các mặt hàng như: Nông, lâm sản nguyên liệu, gạch, đá ốp lát, nguyên phụ liệu may mặc, giày dép, máy móc thiết bị khai khoáng…Tuy nhiên mặt hàng kinh doanh chủ yếu là xuất khNu gỗ ván bóc và nhập khNu máy móc thiết bị
khai thác khoáng sản. Mặc dù mời vào chưa được một năm nhưng kết quả kinh doanh trong năm tài chính đầu tiên (2008) của công ty đã lỗ gần 1,1 tỷ đồng, nguyên nhân gây lỗ lớn như vậy là do Công ty AP đã dùng hợp đồng thuê chuyên gia từẤn Độ để tư vấn và quản lý với mức phí rất cao, cùng các chính sách đãi ngộ
như: Thuê nhà cho cả gia đình của chuyển gia ở Việt Nam, chi trả toàn bộ học phí cho con của chuyên gia học ở một trường quốc tế tại Việt Nam, chi tiền vé máy bay cho gia đình chuyên gia mỗi năm vềẤn Độ hai lần… Bên cạnh đó do phần lớn các Hợp đồng xuất nhập khNu của công ty đều thực hiện thông qua công ty AP Singapore (Cùng chủ sở hữu với công ty AP Việt Nam). Do đó hai bên đã dàn xếp mức giá mà bên AP Việt Nam bán cho AP Singapore thấp hơn nhiều so với giá thị
trường, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn giá đầu vào mà bên AP Việt Nam thu muạ Đối với máy móc nhập khNu vào Việt Nam để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, AP Việt Nam cũng thông qua AP Singapore để nâng giá lên dẫn tới giá thành nhập khNu của các lô máy móc về Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với giá thị trường, trong khi AP Việt Nam cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước ở
70
mức giá chung theo thị trường. Kết quả là mỗi lô hàng về AP Việt Nam chỉ để lãi một chút nhằm qua mặt cơ các quan chức năng, nhưng thực chất khoản lãi nhỏ đó khi cộng chi phí quản lý vào thì AP Việt Nam lại lỗ lớn. Bằng các hình thức kinh doanh như vậy trong các năm 2009 và 2010 AP Việt Nam liên tục lỗ và mức lỗ
tương ứng các năm là 853 triệu (2009) và 1,23 tỷ (2010).
Mặc dù làm ăn thua lỗ nhưng năm 2011 AP Việt Nam vẫn tăng vốn đầu tư lên 12,8 tỷ và thực hiện thuê đất ở Bắc Giang để mở một xưởng sản xuất gỗ ván bóc phục vụ xuất khNụ Trong quá trình đầu tư nhà xưởng sản xuất ở Bắc Giang toàn bộ
máy móc thiết bị phục vụ sản xuất đều được AP Việt Nam nhập khNu thông qua AP Singapore dẫn đến giá trị của máy móc nhập khNu về được đNy lên rất caọ Trung bình tại thời điểm đó giá của một bộ máy bóc ván mua trong nước dao động khoảng 290 triệu đến 300 triệu và máy sấy công suất lớn là dao động từ 850 triệu đến 900 triệu nhưng khi AP Việt Nam nhập về thì giá của một bộ máy bóc ván vượt lên đến 520 triệu và máy sấy lên 1,12 tỷ. Kết quả là giá trị của tài sản cốđịnh được đNy lên cao dẫn tới mức khấu hao hàng năm cao, cùng với đó là chi phí thuê chuyên gia, chi phí tài chính… đã làm tăng giá thành sản xuất lên rất lớn, trong khi giá bán lại ở
mức thấp hơn giá thị trường nên AP Việt Nam lại tiếp tục lỗ lớn. Trong năm 2011, năm đầu tiên AP Việt Nam chính thức đi vào sản xuất thì số lỗ của năm lên tới trên 5tỷđồng, luỹ kế các năm là gần 8,3 tỷđồng và kết thúc năm 2012 AP Việt Nam có số lỗ luỹ kế là gần 13,3 tỷđồng. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm đi vào sản xuất số lỗ luỹ kế của AP Việt Nam đã vượt số vốn đầu tư (Xem Bảng 2.4). Bằng các thủ thuật chuyển giá như: Nâng khống giá trị tài sản đầu tư; hạ thấp giá bán; tăng chi phí đầu vào, lãi vay… AP Việt Nam đã biết lãi thành lỗ. Mà lỗ thì đương nhiên AP Việt Nam sẽ không phải nộp thuế TNDN, lúc này đây phần lãi thực chất
71
Bảng 2.3: Trích kết quả kinh doanh của Công ty AP Việt Nam năm 2012
TRÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 2012
ĐVT: đồng
Số TT Chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu thuần 19,803,192,910
Giá vốn hàng bán 17,426,809,761 Lợi nhuận gộp 2,376,383,149 Chi phí hoạt động Chi phí tài chính 767,402,990
Trong đó: Chi phí lãi vay -623,895,679
Chi phí bán hàng 2,178,351,220
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,554,734,369
Tổng chi phí hoạt động 7,500,488,579
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 38,148,028
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -5,085,957,402
Lợi nhuận khác -8,430,000
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -5,094,387,402
Chi phí thuế TNDN N/A
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -5,094,387,402
72
Bảng 2.4: Trích bảng cân đối kết toán của Công ty AP Việt Nam tại thời điểm ngày 31/12/2012
TRÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31/12/2012
ĐVT: đồng
Số TT Chỉ tiêu Số tiền
Ạ TÀI SẢN
Ị Tài sản ngắn hạn 4,901,609,217
Tiền và các khoản tương đương tiền 581,948,030 Các khoản phải thu ngắn hạn 3,294,108,445
Hàng tồn kho 827,177,003
Tài sản ngắn hạn khác 198,375,739
IỊ Tài sản dài hạn 2,874,658,287
Các khoản phải thu dài hạn 0
Tài sản cốđịnh 3,983,000,000 (Giá trị hao mòn lũy kế) -1,491,328,463 Tổng tài sản dài hạn khác 382,986,750 TỔNG TÀI SẢN 7,776,267,504 B. NGUỒN VỐN Ị Nợ Phải Trả 8,261,198,344 Nợ ngắn hạn 3,061,198,344 Nợ dài hạn 5,200,000,000 IỊ Vốn chủ sở hữu -484,930,840 Vốn chủ sở hữu 12,800,000,000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -13,284,930,840
TỔNG NGUỒN VỐN 7,776,267,504
73
Trên đây chỉ là trường hợp của 1 Doanh nghiệp FDI đầu tư nhỏ. Tuy nhiên, đã có rất nhiều hình thức chuyển giá khác nhau mà nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng nhằm mục đích giảm thiểu số thuế phải nộp và dĩ nhiên phía Việt Nam đã thất thu một số khoản thuế. Bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong nước có cùng ngành nghề kinh doanh do môi trường cạnh tranh không lành mạnh.