7. Nội dung của Luận văn
2.2.2. Vai trò tích cực của FDI đối với sự phát triển của Hà Nộị
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài {FDI} ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, là khu vực có tốc
độ phát triển năng động nhất.
- FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn FDI chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư
toàn xã hội và đã góp phần thúc đNy tăng trưởng kinh tế Hà Nộị
- FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Trong 25 năm qua, FDI đã đóng góp vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của Hà Nội nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở
thành nguồn đầu tư quan trọng của Hà Nội, góp phần phát triển các ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI tại một sốđịa phương chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóạ FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp (dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử, chế biến nông sản thực phNm, da giày, dệt may…). Phần lớn các ngành có công nghệ cao như: khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử, viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính... đều có sự
tham gia quan trọng của các doanh nghiệp FDỊ
- FDI thúc đNy chuyển giao công nghệ: FDI đã đóng vai trò nổi bật trong đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, thúc đNy tăng trưởng kinh tế, hiện thực hoá sự hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giớị FDI đã
58
tác động trực tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
FDI góp phần thúc đNy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như
viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máỵ.. Thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI trình
độ công nghệ sản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳ
trước đâỵ Nhiều doanh nghiệp trong nước do phải cạnh tranh với các sản phNm của doanh nghiệp FDI đã cố gắng đổi mới công nghệ bằng việc nhập khNu các thiết bị
và công nghệ mới để sản xuất ra các sản phNm có chất lượng tốt. Do đó đã tăng cường năng lực về công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh chuyển giao các máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại từ nước ngoài, các doanh nghiệp FDI cũng đã chuyển giao cho đội ngũ lao động Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng phương thức quản lý tiên tiến, hiệu quả, góp phần đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ lao động trên địa bàn Hà Nộị
- FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước: Khu vực FDI cũng đã đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm. FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
thông qua việc chuyển vốn vào Hà Nội và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệụ..
- FDI làm tăng sản phNm xuất khNu, tiếp cận thị trường quốc tế: Xuất khNu của khu vực FDI giữ vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khNu của thủ đô Hà Nội cụ thể
trong năm 2012, kim ngạch xuất khNu trên địa bàn tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 41,5% trong tổng kim ngạch xuất khNu, đạt tốc độ tăng cao nhất (tăng 9% so với năm trước). Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng xuất khNu là nhóm hàng linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khNu trên địa bàn, tăng 23,6% so với
59
năm trước. Nhóm hàng này, chủ yếu do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất.
- FDI đã thu hút và tạo việc làm cho người lao động: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiện đang được Hà Nội quan tâm và coi là một trong những nhân tố
góp phần làm cho Hà Nội phát triển bền vững. Tạo ra nhiều việc làm cho nhiều người lao động ở Hà Nội cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng lao động là một trong những mục tiêu đặt ra khi thực thi chính sách thu hút FDỊ
Bằng các đóng góp rất cụ thể vào tăng trưởng, tạo nguồn thu ngân sách, tạo việc làm và thúc đNy hội nhập quốc tế, đã minh chứng rõ ràng vai trò quan trọng của FDI
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nộị Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề gây hậu quả tiêu cực đến môi trường, tiềm Nn nguy cơ của khủng hoảng và mất cân đối trong nền kinh tế. Những hạn chế
này đã làm cho hiệu quả sử dụng FDI chưa cao và thiếu tính bền vững. Do đó, Hà Nội nên thu hút, sử dụng FDI một cách có lựa chọn, khuyến khích đầu tư vào những ngành thực sự cần và phát triển đảm bảo tính bền vững về dài hạn.