Quá trình hình thành, phát triển những quy phạm pháp luật và thực tiễn

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 81)

7. Nội dung của Luận văn

2.4.1. Quá trình hình thành, phát triển những quy phạm pháp luật và thực tiễn

tiễn hoạt động chống chuyển giá.

Chuyển giá xuất hiện cùng với sự gia tăng các doanh nghiệp FDI và đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam sớm xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý và đã có nhiều nỗ lực chống chuyển giá trên phương diện pháp lý, cũng như thực tế. Văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến chuyển giá là Thông tư

74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài; tiếp đến là Thông tư 89/1999/TT-BTC và Thông tư 13/2001/TT-BTC; đến Thông tư

05/2005/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu thì vấn đề này được bỏ ra khỏi nội dung điều chỉnh. Cho đến ngày 19/12/2005, chuyển giá đã được nhắc lại trong nội dung Thông tư 117/2005/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn việc thực hiện xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ

liên kết. Đặc biệt, ngày 22/04/010 Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Thông tư

66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết và được dựa trên hướng dẫn của Tổ

chức hợp tác phát triển kinh tế - OECD, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Theo đó chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với sản phNm hàng hoá, dịch vụđược chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, nhằm tối thiểu hoá tổng số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, với đối tượng áp dụng là các Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ

74

điều kiện: là Doanh nghiệp; Có thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết và nộp thuế TNDN tại Việt Nam theo kê khaị Trong Thông tư còn quy

định các Doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết phải có trách nhiệm kê khai các thông tin về giao dịch liên kết theo mẫu quy định. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai “Thông tin về giao dịch liên kết” cùng với thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế

TNDN. Các Doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lưu giữ

các thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị

trường đối với sản phNm trong các giao dịch liên kết và xuất trình theo yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan Thuế. Thông tư 66 có phạm vi áp dụng đối với tất cả các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hoá dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Việc ban hành Thông tư 66 đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, tăng cường thu cho ngân sách nhà nước, góp phần bảo vệ lợi ích và quyền đánh thuế của quốc gia và

đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp.

Một động thái nữa đánh dấu sự quyết liệt trong việc đối phó với hành vi chuyển giá là việc Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và ngày 21/5/2012, Bộ Tài chính đã có quyết định số 1250/QĐ-BTC phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012- 2015 với mục tiêu tập trung xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý đối với hoạt động chuyển giá; hạn chế, ngăn ngừa, tình trạng các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết lợi dụng chuyển giao nội bộ giá trị

hàng hóa, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh… để làm giảm nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Ở cấp độ pháp lý cao hơn, ngày 20/06/2012 Quốc hội đã ban hành Luật giá số

11/2012/QH13, tiếp đến ngày 20/11/2012 Quốc hội đã ban hành Luật quản lý thuế

số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số

78/2006/QH13 theo đó, đã bổ sung các Khoản 10, 11 và 12 của điều 5 quy định áp dụng việc thoả thuận xác định giá trước. Đây là một trong những biện pháp chống chuyển giá có hiệu quảđã được nhiều quốc gia trên Thế giới thực hiện.

75

Như vậy, có thể thấy, nỗ lực đầu tiên đáng ghi nhận của các cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua là việc đã thiết lập và dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá, tạo những cơ sở nhất định cho hoạt động của ngành thuế trong đấu tranh chống chuyển giá của các Doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDỊ

Trên nền tảng pháp lý đó, trong những năm qua, ngành Thuếđã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh chống chuyển giá, mà trọng tâm là chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDỊ Một trong những biện pháp quan trọng trong thực tiễn chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI là tập trung thanh tra các doanh nghiệp liên tục kê khai lỗ kéo dài mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Qua thanh tra bước đầu đã phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để tiến hành

đấu tranh đảm bảo xác định lại giá chuyển giao theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, ngành Thuế đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xác định đúng giá trị giao dịch, chẳng hạn như phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, tài chính; phối hợp với cơ quan thuế các nước để nắm bắt thông tin về giao dịch kinh tế của các doanh nghiệp...

Theo ghi nhận của Cục thuế TP. Hà Nội trong năm 2012 đã thực hiện thanh tra chống chuyển giá tại các Doanh nghiệp FDI và đã truy thu, truy hoàn, phạt 1.177 tỷ đồng (tăng 441 tỷ đồng, vượt 60% so với kế hoạch đề ra năm 2012; giảm thuế

GTGT được khấu trừ 100 tỷ, giảm lỗ 1.066 tỷđồng [4]. Tất nhiên, không phải toàn bộ số lỗ được xác định giảm và số thuế truy thu đều là kết quả của hoạt động đấu tranh chống chuyển giá, mà một phần là kết quả của việc phát hiện các hành vi trốn thuế khác, song trong đó, đã có những kết quả bước đầu của hoạt động đấu tranh chống chuyển giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)