Thực trạng chuyển giá ở Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 70)

7. Nội dung của Luận văn

2.3.2. Thực trạng chuyển giá ở Hà Nội hiện nay

Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, có nhiều tiềm năng để phát triển và là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ

sở hoặc chi nhánh hoạt động. Tuy nhiên, cùng với quá trình mở rộng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, các cơ quan quả lý ở Hà Nội cũng phải đối mặt với không ít hiện tượng tiêu cực phát sinh, trong đó nổi cộm là các hình thức gian lận thông qua hoạt

động chuyển giá.

Trong 5 năm trở lại đây Cục Thuế Hà Nội đã phát hiện nhiều doanh nghiệp có hiện tượng chuyển giá, chuyển thuế phổ biến như thông qua lãi suất tiền vaỵ Theo

đó, lợi dụng quy định về vốn góp, vốn pháp định và liên doanh, hầu hết các Doanh nghiệp FDI đều quy định nội dung vay vốn công ty mẹ hay công ty thành viên trong cùng tập đoàn với lãi suất cao hơn rất nhiều sơ với thị trường, các quy định về trả

nợ, chuyển vốn về nước, khấu hao nhanh, các biện pháp thu hồi vốn nhanh theo hướng có lợi nhất cho công ty mẹ, giảm tối đa các khoản đóng góp, nhất là các khoản thuế của Doanh nghiệp FDỊ

Một hình thức khác là góp vốn bằng các tài sản, máy móc, thiết bị, trong đó có rất nhiều loại tài sản cũ, đã qua sử dụng, không hiệu quả, thậm chí bị cấm sử dụng ở

nước ngoài nhưng vẫn đưa vào thành lập Doanh nghiệp ở Hà Nội với mức giá khai báo rất cao mà cơ quan quản lý trong nước không thể xác định được.

Hoặc hành vi thông qua việc phân bổ chi phí quản lý của công ty mẹ cho công ty con, hình thức này chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng trên thế giới đều tổ chức hình thức văn phòng công ty mẹ và các chi nhánh chứ không phải là các công ty con như các lĩnh vực khác, do đó, hàng năm văn phòng công ty mẹ đều phân bổ chí phí quản lý cho các chi nhánh ở các nước và mức độ phân bổ

thì cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Thuế nước sở tại rất khó kiểm soát được. Thời gian gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều các DN chuyển giá theo cách xác

định chuyển giao kỹ thuật công nghệ, bí quyết kỹ thuật, thương hiệu theo giá “trên trời” để lách thuế.

63

Với hàng loạt chính sách thuế, phí ưu đãi của Hà Nội nhằm khuyến khích FDI thì

cùng với đó, hoạt động chuyển giá, chuyển thuế đã xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực;

phạm vi chuyển giá đa dạng, liên quan tới chi phí, doanh thu, xác định giá đầu vào,

đầu ra, liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phNm, hàng hóa dịch vụ.

Theo số liệu thống kê của Cục thuế Hà Nội thì có tới khoảng 55 – 65% doanh nghiệp FDI trên địa bàn báo lỗ. Nhiều doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn thuế

TNDN trong 4-7 năm đầu, song đền thời điểm nộp thuế thu nhập là các doanh nghiệp này lại báo lỗ. Công ty Deawoo Hanel ở khu công nghiệp Sài Đồng B ở Hà Nội, mà phía nước ngoài chiếm hơn 60% vốn, và phía Việt Nam hơn 30% vốn bằng góp đất là một ví dụ. Công ty này khai lỗ liên tục từ khi thành lập hơn 10 năm trước, số lỗ nhiều hơn cả vốn pháp định đăng ký và không ít doanh nghiệp FDI ở

Hà Nội có cùng tình cảnh. Điều cơ bản nhất là các Doanh nghiệp FDI này tránh

được thuế TNDN.

Biểu đồ 2.5: Số lượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ trên địa bàn Hà Nội

1,092 1,289 1,435 0 500 1,000 1,500 2,000 2010 2011 2012 Nguồn: Cục thuế thành phố Hà Nội năm 2013

Trong số liệu thống kê tại Biểu đồ 2.5 này đáng lưu ý một số công ty như là Công ty TNHH Sumitomo Bakelite Việt Nam chuyên sản xuất vi mạch dẻo điện tử

cho các ngành điện thoại di động, ổ cứng. Đây là công ty 100% vốn Nhật Bản có trụ

sở tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội có số lỗ lũy kế 3 năm lên tới hơn 777,67 tỷđồng; Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam có số lỗ 3 năm gần 301 tỷ

64

đồng. Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam chính thức được trao giấy chứng nhận đầu từ vào Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội vào cuối năm 2010. Nhà máy của Meiko tại Hà Nội là một trong 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất năm 2006 và là dự án sản xuất điện tử có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam tại thời điểm cấp phép. Ngoài ra, Công ty TNHH Keangnam Vina ở Từ Liêm, Hà Nội cũng là trường hợp điển hình. Tháng 5/2007,

để chuNn bị tài chính cho dự án tổ hợp Keangnam Vina đã ký hợp đồng vay vốn từ

ngân hàng Kookmin Bank. Cho đến nay, công ty này đã vay tổng cộng 400 triệu USD từ ngân hàng này và tổng số lãi vay và chi phí tài chính của việc vay đã lên tới trên 2.000 tỷđồng.

Theo các chuyên gia của Cục Thuế TP. Hà Nội thì Keangnam Vina đã trả lãi suất trung bình khoảng 12% mỗi năm cho khoản vay từ Kookmin Bank. Trong khi đó, lãi suất vay vốn bằng USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ dao động trong khoảng từ 5-7% mỗi năm. Chênh lệch nói trên rõ ràng là một căn cứ để các chuyên gia về thuế vào cuộc để “tìm hiểu” kỹ hơn về khả năng Keangnam Vina đã tiến hành một giao dịch liên kết để chuyển một phần lợi nhuận về nước. Tuy nhiên, khi tham vấn Ngân hàng Nhà nước, ngành thuế mới nhận ra rằng, Việt Nam hiện nay chưa có quy định khống chế mức trần lãi suất cho vay bằng ngoại tệ!

Không chỉ có chênh lệch lãi suất, một chi tiết khác cũng khiến các chuyên gia ngành thuế nghi vấn: tổng cộng, một khoản tiền lên tới 30 triệu USD, tương đương hơn 600 tỷ đồng (tỷ giá năm 2012) đã được Keangnam Vina hạch toán vào chi phí tài chính với tên gọi là “phí cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, thu xếp vốn vay”. Khoản tiền này chắc chắn đã ở lại Hàn Quốc sau khi góp phần làm tăng “chi phí hợp lý” của Keangnam Vina tại Việt Nam.

Thứ ba cũng rất đáng chú ý là việc Keangnam Vina đã ký hợp đồng xây dựng với công ty Keangnam Enterprises, cũng là một thành viên trong tập đoàn Keangnam Investment tại Hàn Quốc, theo hình thức chìa khóa trao taỵ Hợp đồng này đưa lại cho Keangnam Enterprises một khoản doanh thu và đi theo đó là một khoản lợi nhuận khủng, lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trong tình huống này, Keangnam

65

Enterprises có hai lựa chọn: hoặc đóng thuế TNDN theo tỷ lệ phần trăm trên lợi nhuận, hoặc đóng thuế nhà thầu theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu sau khi đã trừđi doanh thu của các nhà thầu phụ. Keangnam Enterprises sau đó đã chọn cách thứ haị Thật bất ngờ, khi kiểm tra lại trên các chứng từ và tính toán chi tiết, các chuyên gia ngành thuế phát hiện rằng mức thuế phải nộp theo cách thứ hai chỉ bằng khoảng 10% cách thứ nhất. Phần lớn doanh thu và lợi nhuận đã “ở lại” với Keangnam Enterprises đơn giản là các quy định hiện hành của Việt Nam đã cho phép họ làm

điều đó.

Hành vi chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI có quan hệ liên kết không chỉđơn thuần là việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà còn bao gồm cả chiều ngược lạị Mặc dù vấn đề chuyển giá đã được các cơ quan quản lý quan tâm. Tuy nhiên trong thực tế, có những trường hợp các cơ quan quản lý nhà nước biết các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá nhưng cũng không có đối sách giải quyết và Keangnam Vina là một trường hợp điển hình.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)