7. Nội dung của Luận văn
3.2.2. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kiểm soát chuyển giá
3.2.2.1.Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá
Quản lý thuế là hoạt động quản lý hành chính trong lĩnh vực thuế. Cụ thể, quản lý thuế là việc tổ chức và điều khiển của các cơ quan có thNm quyền đối với cá nhân, các doanh nghiệp hay những chủ thể chịu thuế khác nhằm tuân thủ các quy
định của pháp luật thuế. Về bản chất, cơ quan có thNm quyền thực hiện chức năng quản lý thuế thông quan các quy định pháp luật về thuế như Luật quản lý thuế, các Luật thuế cụ thể và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, để công tác quản lý thuế thật sự hiệu quả đòi hỏi các quy định liên quan phải được xây dựng một cách
đầy đủ, rõ ràng, dể áp dụng và đáp ứng nhanh chóng các chuyển biến của xã hội trong phạm vi nàỵ
Trong lĩnh vực thuế nói chung và quản lý thuế nói riêng, Việt Nam đã xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh bao gồm: Luật quản lý thuế số: 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 kèm các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007; Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghịđịnh 85/2007/NĐ-CP; Nghịđịnh 98/2007/NĐ-CP ngày 08/06/2007 quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thông tư 60/2007/TT-BTC; Thông tư 61/2007/TT-BTC; Thông tư 85/2007/TT-BTC; Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có
83
quan hệ liên kết; Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 thay thế thông tư
60/2007/TT-BTC.
Sau quá trình thực hiện, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành về
cơ bản đã đạt được một số thành công nhất định như: đã quy định thống nhất chính sách quản lý thu thuế; giúp tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước và xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật, tự giác nộp thuếđúng thời hạn; cải thiện công tác quản lý theo cơ chế
người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế trong khi cơ quan thuế đóng vai trò hỗ
trợ, hướng dẫn, kiểm tra, thanh trạ Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật quản lý thuế còn bộc lộ nhiều bất cập, một số quy định còn sơ sài, mang tính nguyên tắc chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hoá công tác quản lý thuế phù hợp với thong lệ quốc tế nhất là trong việc kiểm soát hoạt động chuyển giá hiện naỵ Trước tình hình này, Quốc hội đã ban hành Luật quản lý thuế số: 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH13 theo đó, đã bổ
sung các Khoản 10, 11 và 12 của điều 5 quy định áp dụng việc thoả thuận xác định giá trước. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết để thực hiện nên các quy định mới được sửa đổi, bổ sung này chưa có cơ sở để triển khai thực hiện.
Do vậy trong thời gian tới các cơ quan thuộc Chính phủ, đặc biệt là Bộ tài chính cần nhanh chóng soạn thảo và sớm ban các văn bản hướng dẫn chi tiết về chuyển giá với ngôn từ sát thực tiễn đời sống của Việt Nam, để những điểm mới trong Luật quản lý thuế mới này được triển khai thực hiện. Trước mắt cần có văn bản hướng dẫn cụ thể cho phép cơ quan thuế được thực hiện cơ chế thoả thuận xác định giá trước (Advance Pricing Arrangements – APA) đối với Doanh nghiệp để đảm bảo kiểm soát được hoạt động chuyển giá mà không tốn nguồn lực cho việc thanh tra, kiểm tra Doanh nghiệp.
Theo OECD thì APA là thoả thuận bằng văn bản, được thực hiện trước khi các giao dịch liên kết xãy ra, để xác định một nhóm các nhân tố (như phương pháp tính, các điều chỉnh và so sánh thích hợp, các giả định trọng yếu sẽ xãy ra trong tương
84
lai…) làm cơ sở cho việc xác định mức giá phù hợp của những giao dịch liên kết của người nộp thuế trong một khoảng thời gian nhất định. Có 3 hình thức APA là APA đơn phương, APA song phương và APA đa phương. (i) APA đơn phương là hình thức thoả thuận được xác lập giữa người nộp thuế và cơ quan thuế của một nước; (ii) APA song phương là hình thức thoả thuận được xác lập giữa 2 cơ quan thuế trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế tại mỗi nước; (iii) APA đa phương là thoả thuận giá trước có sự tham gia của nhiềm hơn 2 cơ quan thuế.
Đặc điểm của APA
- APA là quá trình tự nguyện: Người nộp thuế tự nguyện đề xuất APA với cơ quan thuế để bày tỏ mong muốn thực hiện APA vì những lợi ích mà APA mang lạị Ngược lại, cơ quan thuế cũng không có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện APẠ Cơ
quan thuế có thể từ chối đề nghị đàm phán APA nếu cảm thấy chưa sẵn sàng hoặc
đề nghị của người nộp thuế chưa phù hợp (trên cơ sở những tiêu chí được phổ biến rộng rãi). Ngoài ra trong quá trình đàm phán hoặc thực hiện APA các bên có thể
chủđộng dừng lại nếu cảm thấy những lợi ích mong muốn không đạt được.
Tuy nhiên, đặc điểm này sẽ làm này sinh vấn đề khi một bên tham gia không tiếp tục đàm phán hoặc thực hiện APẠ Chi phí và thời gian đàm phán và thực hiện trước đó sẽ bị lãng phí. Để loại bỏ vấn đề này, một số quốc gia (Mỹ, Singapore) yêu cầu người nộp thuế nộp một khoản phí nhất định khi chính thức
đề nghị đàm phán APA hoặc khi gia hạn APẠ Cách làm này sẽ khiến cho người nộp thuế nghiêm túc cân nhắc vềđề xuất đàm phán APA của họ, khả năng theo đuổi quá trình đàm phán lâu dài…Ngoài ra, mức phí này cũng được coi là giá mà người nộp thuế phải trả đểđược cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công (bù đắp chi phí cho cơ quan thuế khi tham gia đàm phán APA).
- APA đề cao sự hợp tác giữa các bên: Trong đàm phán APA đơn phương, vai trò của người nộp thuếđược thể hiện rất rõ ràng. Sự tham gia của người nộp thuế (trực tiếp hay gián tiếp thong qua đại diện) được thể hiện ở tất cả các bước trong quá trình đàm phán: khi trình bày đề nghị và quan điểm; cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho cơ quan thuế; tham gia vào quá trình thNm định của cơ quan thuế; tuân
85
thủ các các quy định tại thỏa thuận; đề xuất thay đổi, gia hạn hoặc hủy bỏ APA nếu cần thiết...
APA song phương hoặc đa phương mặc dù nhấn mạnh vai trò của các cơ quan thuế nhưng người nộp thuế cũng được khuyến khích tham gia (trực tiếp hay
gián tiếp thông qua đại diện) vào quá trình đàm phán như: đề xuất thực hiện, tham gia đàm phán (cung cấp thông tin tại các cuộc họp, thảo luận giữa các cơ quan thuế...), cho ý kiến về thỏa thuận song phương giữa các cơ quan thuế...Thông thường, các nước đều có những điều khoản quy định cho phép người nộp thuế tham gia vào quá trình đàm phán APA song phương hoặc đa phương.
Quá trình đàm phán APA thường rất lâu dài và phát sinh nhiều mâu thuẫn về lợi ích của các bên. Do đó, theo lời khuyên của OECD thì để đưa việc đàm phán thỏa thuận giá trước đi đến thành công, các cơ quan thuế và người nộp thuế cần phải có sự tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng lợi ích của mỗi bên và thật sự linh hoạt trong việc
đưa ra các quyết định cuối cùng.
- APA quy định những điều khoản áp dụng cho tương lai: Đặc điểm này thể hiện rõ bản chất của APẠ Khác với những thỏa thuận pháp lý thông thường, các điều khoản của APA đưa ra những quy định về những giao dịch được thực hiện trong tương lai (mặc dù một số quốc gia có quy định về việc thực hiện hồi tố cho phép áp dụng những điều khoản tại APA đối với những giao dịch được thực hiện vào các năm trước khi ký kết). Để làm được điều này, APA không đưa ra một mức giá giao dịch cụ thể trong tương lai mà nó tập trung xác định phương tính giá giao dịch liên kết phù hợp với đặc điểm của người nộp thuế và xác định các yếu tố cần thiết để áp dụng phương pháp tính giá đó. Ngoài ra, để giảm thiểu những rủi ro do sự biến
động của các yếu tố trong tương lai, APA cũng quy định về các giảđịnh quan trọng có thể xảy rạ Giả định quan trọng là những giả định về điều kiện của nền kinh tế, của thị trường hoặc điều kiện (kinh doanh) của doanh nghiệp... có thể xảy ra trong tương lai mà sẽ tác động tới việc xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế
hoặc làm cho mức giá giao dịch liên kết của người nộp thuế không phản ánh đúng quy luật thị trường nhưđã được mô tả tại APẠ
86
- APA có tính linh hoạt: Biểu hiện đầu tiên của đặc điểm này được thể hiện khi thực hiện đàm phán APẠ Đểđi đến ký kết chính thức các bên cần phải có sự linh hoạt nhất định trong cách tiếp cận. Người nộp thuế cần thể hiện sự linh hoạt khi đưa ra đề nghị đàm phán APA, chấp nhận từ bỏ một phần lợi nhuận khi bị điều chỉnh bởi các quy định tại APẠ Cơ quan thuế thay đổi quan điểm từ “chống chuyển giá” sang kiểm soát chuyển giá thông qua đàm phán với người nộp thuế và các cơ quan thuế khác. Các cơ quan thuế cũng cần phải cân nhắc khi xác định quyền đánh thuế
của quốc gia mình trong quá trình đàm phán APA song phương, đa phương.
Ngoài ra, như đã nêu ở trên, do APA chỉ quy định phương pháp tính giá giao dịch, các điều kiện và giảđịnh quan trọng xác định cho tương lai nên APA có tính linh hoạt rất cao, giúp APA thích ứng với những thay đổi “trong giới hạn kiểm soát”.
- APA chỉ tập trung vào một số giao dịch nhất định: Khác với cách thức thanh tra thuế truyền thống, APA chỉ tập trung điều chỉnh một số giao dịch nhất định của người nộp thuế. Những giao dịch này do người nộp thuếđề xuất.
Ưu điểm của APA
Đối với cơ quan thuế
Tham gia APA giúp cơ quan thuế chủ động hơn trong việc hành thu trong một khoản thời gian nhất định. Điều này cũng đem lại lợi ích tương tự nhưđối với người nộp thuế. APA cung cấp cho cơ quan thuế một lộ trình khá đầy đủ về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trong tương laị
APA cũng giúp cơ quan thuế giảm chi phí tuân thủ thuế. Khi APA được ký kết, cơ quan thuế sẽ thực hiện quản lý người nộp thuế thông qua những quy định đã
được ký kết. Trong thời hạn thực hiện APA, cơ quan thuế sẽ không tiến hành các hoạt động thanh tra chuyển giá chừng nào người nộp thuế vẫn tuân thủ những quy
định đã được thống nhất tại APẠ
APA cũng làm giảm các rủi ro liên quan đến việc kiện tụng trong trường hợp có sự không nhất trí về quyết định thanh tra của cơ quan thuế. Kiểm soát chuyển giá trên cơ sở thanh tra thuế thường dẫn tới sự không.
87
APA giúp củng cố mối quan hệ giữa các cơ quan thuế và giữa cơ quan thuế với người nộp thuế. APA tạo ra một môi trường kinh doanh mang tính đối đầu hợp tác và tin tưởng lẫn nhaụ Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quá trình thanh trạ Thực hiện APA sẽ làm thay đổi cơ bản cung cách ứng xử của cơ quan thuế với tư cách là người đại diện cho nhà nước thực hiện quản lý thuế. Khi thực hiện APA, cơ quan thuế sẽ đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ công cho người nộp thuế. Việc này
được thực hiện trên cơ chế thỏa thuận, đàm phán vì lợi ích chung của cả hai bên. Đối với người nộp thuế
Tham gia vào APA với cơ quan thuếđem lại cho người nộp thuế một môi trường thuế thuận lợi cho việc kinh doanh. Ngay sau khi APA được ký kết, người nộp thuế
sẽ dự báo được nghĩa vụ thuế phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai (từ 3 tới 8 năm tùy theo quy định tại từng quốc gia). Điều này cũng
đồng nghĩa với việc, người nộp thuế sẽ loại bỏđược những bất ổn về nghĩa vụ thuế, phạt hành chính… có thể xảy ra khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra chuyển giá. Xét trên khía cạnh khác, việc tham gia vào APA cũng sẽ giúp người nộp thuế chủ động trong việc lập kế hoạch kinh doanh, sử dụng nguồn lực (nhân lực, tài chính, thời gian) vào các mục tiêu kinh doanh thay vì phải đối phó với việc thanh tra chuyển giá của cơ quan thuế. Thông thường, các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia luôn quan tâm đến môi trường đầu tư ổn định. Do đó, đây là một động lực lớn khiến cho họ tham gia vào APA với cơ quan thuế.
Tham gia vào APA với cơ quan thuế cũng đồng nghĩa với việc hợp thức hóa việc chuyển giá của người nộp thuế (trong phạm vi đã được thỏa thuận với cơ quan thuế).
APA giúp người nộp thuế loại bỏ các rủi ro liên quan đến việc kiện tụng trong trường hợp có sự không nhất trí về quyết định thanh tra của cơ quan thuế.
Tham gia vào các APA song phương hoặc đa phương giúp người nộp thuế loại bỏ nguy cơ bị đánh thuế hai lần. Thông qua cơ chế thủ tục song phương, các cơ
88
chia quyền đánh thuế giữa các nước theo đó sẽ loại trừ việc đánh thuế hai lần đối với thu nhập của người nộp thuế.
Qua kinh nghiệm của các nước đã thực hiện APA có thể thấy thoả thuận APA là một công cụ có tác dụng chống chuyển giá trong một số giao dịch liên kết của các Doanh nghiệp FDI và thực tế một số quốc gia áp dụng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Tại Việt Nam, đã có một số tập đoàn như Intel, SamSung chủ động đề
nghị áp dụng phương pháp này thay cho hoạt động thanh kiểm tra như trước đây tạo sự chủđộng về thuế cho các Doanh nghiệp.
Về lâu dài nên ban hành Luật chống chuyển giá, đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế
TNDN mà còn liên quan đến quản lý thuế Xuất nhập khNu, thuế GTGT, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế tài nguyên…Ngoài ra cần quy định thời hạn thanh tra đối với hoạt
động chuyển giá dài hơn so với thời hạn thanh tra thông thường để phù hợp theo tính chất phức tạp của hoạt động này; bổ sung quyền điều tra cho cơ quan thuế để
bảo đảm việc thu thập thông tin và giá trị của các thông tin khi xử lý đối với các Doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về chuyển giá; bổ sung thêm quy định về
ngưỡng kê khai thông tin giao dịch liên kết để đơn giản hoá cho Doanh nghiệp trong việc kê khai và giảm bớt sức ép về nguồn lực cho cơ quan thuế; xây dựng chế
tài phạt đủ mạnh đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia và tạo môi trường cạnh tranh bình đẵng cho các Doanh nghiệp làm ăn chân chính.
3.2.2.2.Hoàn thiện pháp luật thuế TNDN đối với hoạt động chuyển giá
Một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ chuyển giá tại Việt Nam đó là chính sách ưu đãi thuế TNDN. Chính sách ưu đãi thuế TNDN cho các nhà đầu tư
nước ngoài và cả nhà đầu tư trong nước theo vùng và ngành đã tạo ra sự chênh lệch