Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch liên kết

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 101)

7. Nội dung của Luận văn

3.2.4.Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch liên kết

Khi các Doanh nghiệp áp đặt giá giao dịch nội bộ không theo giá thị trường, không theo quy luật cung cầu thì các giao dịch nội bộ này là phương tiện để Doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá nhằm hưởng lợi và tối thiểu hoá số thuế phải

94

nộp gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các Doanh nghiệp và tác động xấu đến môi trường kinh doanh. Do vậy cần phải tập trung thanh, kiểm tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá của các doanh nghiệp FDỊ Bên cạnh đó cần điều chỉnh và hoàn thiện hành lang pháp lý chặt chẽ quy định đối với các hoạt động mua bán phát sinh giao dịch liên kết. Yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ thông tin về giao dịch liên kết, trường hợp thấy khả nghi có dấu hiệu chuyển giá không theo giá thị trường cần thực hiện thanh kiểm tra ngay và tiến hành ấn định thuế.

Về công tác quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết, một mặt cần rà soát lập danh sách và theo dõi chặt chẽ những Doanh nghiệp thuộc diện phải kê khai thông tin giao dịch liên kết, lập báo cáo tình hình kê khai thông tin giao dịch liên kết. Mặt khác, chỉ đạo hướng dẫn các Cơ quan thuế địa phương đôn đốc Doanh nghiệp kê khai thông tin giao dịch liên kết và yêu cầu các Cơ quan thuế địa phương cập nhật dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.

3.2.5.Đ:y mạnh phát triển nguồn nhân lực và hình thành bộ phận chuyên quản về chuyển giá

Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển giá thì cũng cần phải nghiên cứu xây dựng tài liệu đào tạo về quản lý giá chuyển nhượng trên cơ

sở thu thập, tìm hiểu kinh nghiệp quốc tế và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế

quản lý chuyển giá vừa qua; soạn thảo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá kết hợp đào tạo, trang bị kiến thức chuyển môn sâu, rộng cho

đội ngủ công chức làm công tác quản lý giá chuyển nhượng để có khả năng đảm nhiệm công tác khó khăn nàỵ

Vấn đề nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ công chức quản lý hoạt động chuyển giá này là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của công cuộc kiểm soát và tiến tới ngăn chặn những hành vi chuyển giá. Ngoài việc cần phải trang bị chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, thường xuyên cập nhật kiến thức mới ở trong nước thì cũng cần gửi đi học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia phát triển. Bên cạnh đó vấn đề tiền lương và phụ cấp cho nhận viên làm

95

công tác này cũng cần được xem xét điều chỉnh tương ứng để có thể khuyến khích

được người giỏi thật sự ở lại yên tâm công tác. Nhưng đồng thời cũng phải có những hình thức xử phạt nặng đối với cán bộ công chức nhũng nhiểu các Doanh nghiệp và gây khó khăn để nhằm đòi tiền bồi dưỡng, quà cáp của Doanh nghiệp,

đây là một vấn đế nhức nhối đang diễn ra ở tất cả các cơ quan thuế hiện naỵ Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không nhận được sự hợp tác của phía Doanh nghiệp.

Cùng với việc đNy mạnh phát triển đội ngủ nhận lực tinh thông nghiệp vụ, thì cũng cần thiết lập được một bộ phận chuyên quản về chuyển giá chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thểđưa những quy định pháp luật vào đời sống.

Th nht, xây dựng cơ cấu, tổ chức của bộ phận chuyên quản về chuyển giá. Bộ

phận chuyên quản dù được cấu tạo ra sao cũng phải trực thuộc cơ cấu của cơ quan thuế

Th hai, phân định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của bộ phận kiểm soát chuyển

giá trong quá trình giải quyết chuyển giá. Khi bóc tách phần kiểm soát chuyển giá khỏi các bộ phận chức năng hiện hữu cần xây dựng nhiệm vụ và quyền hạn của bộ

phận này sao cho: (i) Xác định rõ nhiệm vụ giúp việc cho thủ trưởng cơ quan thuế

kiểm soát được hành vi chuyển giá, tránh sự trùng lắp với các bộ phận chức năng khác; (ii) Xác định quyền hạn của bộ phận này trong mối tương quan với các bộ

phận khác trong nội bộ cơ quan thuế.

Về bộ máy và công chức chuyên quản lý về giá, là vấn đề không đơn giản, nhiều khi giải quyết nó còn khó khăn và mất nhiều thời gian hơn là nghiên cứu, thảo luận và ban hành Luật! Hiện nay hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, hải quan chưa cao, còn gây nhiều phiền hà sách nhiễu, đặc biệt là ở các cơ

quan trực tiếp giải quyết công việc của các doanh nghiệp; mà nguyên nhân quan trọng là ở khâu cán bộ (là những công chức Nhà nước). Chính phủ cần phải thực hiện nhiều biện pháp nâng cao trách nhiệm, đạo đức, giác ngộ chính trị của đội ngũ

công chức, đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn của họ, đặc biệt là phải nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, tăng cường công tác kiểm tra

96

năng lực phNm chất công chức trong thi hành công vụ, chống tham nhũng… kiên quyết loại ra khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa, biến chất. Tất cả từ Bộ tài chính,

địa phương phải chỉđạo chặt chẽ cơ chếđội ngũ, xóa bỏ ngay những phiền hà sách nhiễu, nghiêm túc với khNu hiệu “vì nhân dân phục vụ” và phải luôn xem đó là tiêu chuNn đạo đức của mỗi cán bộ, công chức thuế, hải quan và cả bộ máỵ

Công chức trong bộ máy phải biết coi doanh nghiệp là những cơ sở làm ra của cải nuôi sống toàn xã hội, đóng thuế nuôi bộ máy Nhà nước, phải coi những doanh nhân là những người cần tôn vinh vì dũng cảm bỏ vốn liếng, tài năng, trí tuệ ra kinh doanh. Cần phải khắc phục tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân biệt đối xử giữa các loại doanh nghiệp. Cần loại trừ ngay những cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất đã làm biến dạng, làm sai lệch những chủ trương, chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, một mặt cũng cần thành lập bộ phận tình báo thuế ở Tổng cục Thuế.

Đây chính là cơ quan có chức năng chuyên trách thu thập thông tin phục vụ quản lý thuế ở cả trong nước và quốc tế. Tình bào thuế không chỉ cần thiết cho hoạt động chống chuyển giá, mà còn rất hữu ích cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Mặt khác, nghiên cứu giao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Tổng cục. Về lâu dài, khi lực lượng công chức thuế đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đòi hỏi của chức năng điều tra thì có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mở rộng quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Cục. Việc giao quyền điều tra không chỉ giúp cơ quan thuế có điều kiện làm tốt hoạt động chống chuyển giá mà còn tạo

điều kiện làm tốt hiệu quả quản lý thuế nói chung.

3.2.6.Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt

Hiện nay, việc chống thất thu thuế do hành vi chuyển giá gặp không ít khó khăn, ngoài các giải pháp nêu trên thì biện pháp hành chính là phạt nặng những Doanh nghiệp có hành vi chuyển giá khi bị phát hiện cũng là giải pháp cần được thực hiện.

Ở một số nước trên Thế giới chế tài phạt đối với hành vi chuyển giá là rất nặng.

Úc: số tiền phạt bằng 50% số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng với mục đích nhằm giảm thiểu số thuế phải nộp. Phạt 25% số thuế

97

tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng nhằm các mục đích khác.

Ấn Độ: phạt lên đến 300% số thuế tránh được. Các công ty trả thuếđược yêu cầu tính trước thu nhập chịu thuế trong một năm và có nghĩa vụ phải nộp thuế trước. Trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ này thì khoản chậm nộp phải chịu lãi suất 18%/năm.

Hàn Quốc: tiền phạt từ 10% đến 30% đối với số số thuế tránh được, và chịu lãi suất đối với khoản nộp bổ sung (được coi như chậm nộp) là 18,25%/năm. Nếu công ty trả thuế không trình ra được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu, thì có thể bị

phạt đến 30 triệu Won (tương đương gần 600 triệu đồng theo thời giá).

New Zealand: phạt ít nhất là 20% so với số thuế tránh được.

Philippines: phạt tiền tương đương 25% - 50% số thuế tránh được. Ngoài ra, khoản phạt phải chịu lãi suất 20%/năm [13].

Đối với Việt Nam, mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với các trường hợp chuyển giá còn quá nhẹ, được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế (quy định tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP và Thông tư số

28/2011/TT-BTC) mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn theo số

thuế thất thoát do chuyển giá nên chưa đủ sức răn đe đối với người nộp thuế có hành vi chuyển giá tránh thuế. Do đó cần phải hoàn thiện khung pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính thuế, nâng cao mức xử phạt đối với hành vi chuyển giá, chuyển thuế.

Bên cạnh những chế tài xử phạt mạnh đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế

và chuyển giá của doanh nghiệp, cũng cần phải có chế tài phạt thật mạnh cán bộ

thuế, hải quan gây phiền hà, sách nhiễu đối với doanh nghiệp. Đặc biệt là những cán bộ có hành vi vòi tiền doanh nghiệp, trường có tái phạm thì phải cho ra khỏi ngành.

Tóm lại, ngoài các nhóm giải pháp nêu trên Việt Nam cũng cần xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, xây dựng cơ chế xác định chính xác giá trị tài sản cố định và giá nguyên,

98

nhiên, vật liệu đầu vào; nghiên cứu các giải pháp quản lý đối với hoạt động chuyển giá đã được các nước áp dụng có hiệu quả; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ giúp công chức thuế và các Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và nhanh chóng nắm bắt được các nội dung liên quan đến vấn đề chuyển giá; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với các Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về

99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Kiểm soát hoạt động chuyển giá là công việc đầy khó khăn thách thức mà nếu chỉ ở góc độ một mình địa phương Hà Nội, thì không thể thực hiện được. Nó cần có sự

chung tay góp sức của nhiều cơ quan, địa phương, của cảđất nước Việt Nam và sự

hợp tác của các quốc gia trên Thế giớị Trong phạm vi luận văn, ở chương 3 này tác giả đã đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm kiểm soát tốt hoạt động chuyển giá hiện naỵ

Đặc biệt, trong các nhóm giải pháp đã đưa ra, tác giả có đề cập tới một phương pháp chống chuyển giá được xem là hiệu quả nhất mà rất nhiều các quốc gia trên thế giới

đã sử dụng đó là phương pháp thỏa thuận xác định giá trước (APA).

APA đang ngày càng được ưa chuộng không chỉđối với doanh nghiệp mà cả cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan thuế các nước phát triển và đang phát triển vì nó mang lại những ưu điểm nổi bật. Đối với cơ quan thuế khi APA được ký kết, cơ quan thuế sẽ không phải tiến hành thanh tra chuyển giá chừng nào người nộp thuế vẫn tuân thủ những quy định

đã được thống nhất tại APA, bên cạnh đó APA giúp cơ quan thuế chủ động hơn trong việc hành thu trong một khoản thời gian nhất định. Đối với Doanh nghiệp khi APA ký kết, sẽ dự báo được nghĩa vụ thuế phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và có thể loại bỏ được những bất ổn về nghĩa vụ thuế, phạt hành chính…có thể xãy ra khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra chuyển giá.

Ở Việt Nam APA vừa qua cũng đã được đưa vào trong Luật quản lý thuế số

21/2012/QH13. Tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có văn bản hưởng dẫn chi tiết cho phép áp dụng APẠ Do đó, để có áp dụng được phương pháp này rộng rãi Bộ tài chính cần nghiên cứu sớm ban hành văn bản hướng dẫn cho việc áp dụng APA để cho việc kiểm soát hoạt động chuyển giá được tốt hơn.

100

KẾT LUẬN

Bằng các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đến nay các doanh nghiệp FDI đã trở thành một thành phần quan trọng và tích cực trong các thành phần kinh tếđóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của Hà Nộị Tuy nhiên, bên cạnh đó thì hiện tượng chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI hiên nay cũng đã trở

thành hiện tượng đáng báo động với nhiều hình thức rất tinh vi và phức tạp. Tuy chuyển giá không phải là hiện tượng mới đối với các nền kinh tế thị trường, khi mà việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ,

được tính trong lợi nhuận chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết. Song, thực tế

việc nhận dạng, phát hiện các hành vi chuyển giá, trốn thuế là rất khó, hiện tượng thì rõ nhưng bằng chứng thì khó xác định nên việc xử lý hầu như không đáng kể. Nhiều cơ quan thuế mặc dù biết là có việc chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp kêu lỗ nhưng vẫn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vốn là điều bất thường nhưng lại khó đấu tranh.

Hành vi chuyển giá gây hậu quả xấu về nhiều mặt. Trước hết gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Chuyển giá dẫn đến môi trường cạnh tranh không lành mạnh, tạo sức ép bất bình đẳng, gây phương hại đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế. Chuyển giá còn làm suy giảm hiệu lực quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương kêu gọi đầu tư để phát triển kinh tế. Ngoài ra, chuyển giá cũng là một trong những nguyên nhân dần đến tình trạng nhập siêu của quốc giạ

Để cải thiện và kiểm soát được hoạt động chuyển giá Luận văn đã đúc kết kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước trên Thế giới và rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng; phân tích thực trạng hoạt động chuyển giá đang diễn ra hiện nay từđó đã chỉ ra các hình thức chuyển giá phổ biến mà các doanh nghiệp FDI thường thực hiện kết hợp ví dụ minh họa thực tế. Bên cạnh đó Luận văn cũng đã đánh giá lại hoạt động chống chuyển giá của Việt Nam trong thời gian qua và chỉ ra những hạn chế, bất cập từ đó đã đưa ra 6 nhóm giải pháp nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá trong thời gian tớị

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2010), Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 04 năm 2010 Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.

2. Cục thống kê TP. Hà Nội (2008, 2009, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình Kinh tế - xã hội, Hà Nộị

3. Chu Văn Cấp, Phạm Quang Phan và Trần Bình Trọng (2008), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tr.353.

4. Đặng Chiến (2013), “Đổi mới thanh tra chống thất thu thuế tại thành phố

Hà Nội” , http://www.tapchithuẹcom/c15t16984-doi-moi-thanh-tra-chong-that-thu-

thue-tai-thanh-pho-ha-noịhtm.

5. Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nộị

6. Phan Thị Thành Dương (2006), “Chống chuyển giá ở Việt Nam”, Tạp chí

KHPL, số 2 (33). 7. Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 101)