Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI (Transfer Pricing at FD

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 31)

7. Nội dung của Luận văn

1.3. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI (Transfer Pricing at FD

1.3.1.Khái niệm chuyển giá

Chuyển giá “Transfer Pricing” là một hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu trên thế

giới, nó là vấn đề đụng chạm trực tiếp đến việc thu thuế của mỗi quốc giạ Từ lâu, chính phủ các nước đã để ý đến vấn đề tránh thuế thông qua chuyển giá. Năm 1993, cơ quan thuế nội địa của Hoa Kỹ (Internal Revenue Service - IRS) đã điều tra và phán quyết rằng Công ty Ô tô Nissan của Nhật đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào Mỹ. Và cuối cùng Nissan cũng phải trả khoản phạt 170 triệu Đô la Mỹ. Một năm sau, để đáp trả, cơ quan thuế vụ Nhật (National Tax Agency – NTA) tố cáo tập đoàn Coca – Cola đã cố ý khai báo thấp lợi nhuận thu

được tại Nhật bằng cách tính giá đầu vào “Cao” các nguyên vật liệu nhập từ Mỹ và áp đặt phí bản quyền rất cao cho công ty con tại Nhật. NTA sau đó đã buộc Coca – Cola phải nộp một khoản phạt là 150 triệu Đô la Mỹ.

Trong cuốn OECD Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations (Hướng dẫn về chuyển giá cho các công ty

đa quốc gia và việc quản lý thuế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD), một nguồn quan trọng mà bộ luật của khá nhiều nước đang hướng tới thì không

định nghĩa rõ về chuyển giá là gì, mà theo các cách giới thiệu ờđây thì chuyển giá

được hiểu là hoạt động điều chỉnh giá chuyển nhượng (giá hàng hóa, dịch vụ) trong các giao dịch giữa các đơn vị trực thuộc trong một công ty đa quốc gia không đúng với giá thực tế nhằm mục tiêu giảm thiểu thuế phải nộp trên phạm vi toàn cầu của các công ty đa quốc gia (MNC)[11].

Theo Wikipedia thì chuyển giá liên quan đến việc định giá, phân tích, lưu giữ hồ

sơ và các điều chỉnh được thực hiện giữa các bên liên kết đối với các giao dịch về

hàng hóa, dịch vụ và sử dụng các tài sản (bao gồm cả các tài sản vô hình) [25]. Theo Andrew Lymer & Jonh Hasseldine trong cuốn The Internatinal Taxation System thì “Chuyển giá (Transfer pricing) được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong

24

tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (MNC - MultiNations Company) trên toàn cầu”

Theo NCS. Phạm Thị Thành Dương trong Luận án Tiến sĩ Luật học thì “Chuyển giá được hiểu là hành vi thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh nhằm thay đổi giá của hàng hóa, dịch vụ, tài sản so với giá thị trường trong giao dịch với các bên liên kết. Cơ sở thiết lập giá giao dịch như vậy xuất phát từ quyền tự do kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp liên kết có quyền quyết định giá giao dịch mà họ cho là phù hợp.

Xuất phát từ các quan điểm trên có thể hiểu Chuyển giá nghĩa là việc áp dụng và thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản không theo giá thị

trường trong các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Nhằm chuyển lợi nhuận từ bên này sang bên khác, tránh nộp thuế, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái niệm chỉ nêu là thực hiện chính sách giá với các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết mà không phải với các đối tượng khác. Vì đối với các đối tượng khác, không có quan hệ liên kết, thì giá cả sẽ được xác định thông qua quá trình thương lượng. Việc chính sách giá của từng công ty vẫn được áp dụng nhưng đa phần các công ty vẫn bị ép giá, do đó chính sách giá không phải là yếu tố quyết

định. Còn giữa các Công ty có quan hệ liên kết, giá sẽ được quyết định vì các bên có sự liên kết với nhau và bị kiểm soát bởi một trong hai bên hoặc là cùng bị kiểm soát bởi một bên thứ bạ Vì thế chính sách giá được áp dụng và có ý nghĩa quyết

định đối với giá giữa hai bên trong các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và tài sản. Việc các doanh nghiệp có thể áp dụng và thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản không theo giá thị trường xuất phát từ ba lý do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.

Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.

25

Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ

thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuếđược chuyển từ nơi bịđiều tiết cao sang nơi bịđiều tiết thấp hơn và ngược lạị Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ

không thểđồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếụ Chênh lệch mức độđiều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy rạ

Do vậy, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ởđó giá chuyển giao có thểđược định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích

đạt được từ những giao dịch như thế. Cần phân biệt điều này với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị

chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định giá giao dịch caọ Các đối tượng này nắm bắt và vận dụng được những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp. Như thế, vô hình trung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế

cạnh tranh.

1.3.2.Các đặc trưng và mục đích của chuyển giá

Các đặc trưng cơ bản của chuyển giá

- Giá cả mua bán không dựa vào giá thị trường: Các công ty liên kết tự quyết định giá giao dịch mà họ cho là phù hợp, quyền này được pháp luật kinh doanh của mọi quốc gia thừa nhận, nó chỉ hạn chế bởi các quy định pháp luật có liên quan, như

pháp luật về cạnh tranh, về thương mại hoặc chính bởi những điều luật về định giá chuyển giaọ

- Có mối quan hệ cộng sinh về quyền lợi tài chính và tổ chức: Nghĩa là được thực hiện giữa các bên có quan hệ liên kết, nếu không phải do quan hệ liên kết thì các

26

bên tham gia giao dịch khó có thể chấp nhận giao dịch diễn ra trong tương quan không bình đẵng.

- Không làm cho tổng giá trị hình thành trong xã hội thay đổi: Chuyển giá chỉ là sự

dịch chuyển giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác trong phạm vi nội bộ.

- Là hành vi chứa trong hành vi khác: Chuyển giá không tự nhiên có thể hình thành nếu không được chuyển tải thông qua một hành vi khác là giao dịch để hình thành nên giá cả.

- Là hành vi được thực hiện chỉ bởi các chủ thể kinh doanh: Chuyển giá gắn liền với chiến lược kinh doanh và bản thân việc hình thành nên giá cũng xuất phát từ

quan hệ kinh doanh.

Mục đích của chuyển giá

Chuyển giá thường được các Doanh nghiệp FDI có mối quan hệ liên kết tự dàn xếp với nhau đểđưa ra mức giá hàng hóa, dịch vụ cao hơn nhiều giá trị thực và cao hơn giá bình thường, nhằm mục đích tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh quy

định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thu hồi vốn đầu tư nhanh…

1.3.3. Những vấn đề thường gặp trong hoạt động chuyển giá

- Định giá cao khi nhập khNu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… và giá bán thấp khi xuất khNụ Để tạo giá trị khủng về tài sản cốđịnh của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh sau này, giá cả máy móc thiết bị mới khi cần bổ

sung, thay thế (kể cả trong các trường hợp tăng vốn mở rộng sản xuất) đều được khai khống giá, tạo nên giá trịảo về vốn (giá trịđầu tư thật của một nhà máy, dự án sẽ thấp hơn nhiều giá trịảo được đăng ký). Mức khấu hao được tăng lên, do vậy giá thành cũng cao lên, lợi nhuận thấp, hoặc không có lợi nhuận và doanh nghiệp sẽ bị

lỗ.

Ví dụ: Doanh nghiệp A đặt trụ sởở Singapore, tiến hành đầu tư trực tiếp và Việt Nam và thành lập Doanh nghiệp B để xây dựng 1 nhà máỵ Trong quá trình đầu tư

xây dựng nhà máy của mình tại Việt Nam, Doanh nghiệp A tại Singapore đứng ra cung cấp toàn bộ máy móc, thiết bị… cho Doanh nghiệp B ở Việt Nam, thông qua

27

giá trị tài sản cốđịnh của Doanh nghiệp B ở Việt Nam được đNy lên. Do đó chi phí khấu hao phân bổ hàng năm sẽ tăng lên, do chi phí khấu hao cao cộng với các khoản chi phí khác cũng được đNy lên ở mức cao dẫn tới Doanh nghiệp B thua lỗ. - Kê khai giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách khai tăng các chi phí khác (chi phí quảng cáo, khuyến mại), nhằm triệt tiêu lợi nhuận. So với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, có thể thấy, chi phí của các doanh nghiệp FDI thường cao hơn bất thường; còn có doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi của Việt Nam cho giảm trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mại, nên đã tận dụng việc này, tuyên truyền quảng cáo cho cả công ty mẹ.

Trường hợp Coca Cola là một minh họa điển hình cho trường hợp nàỵ Công ty liên doanh Coca Cola Chương Dương là liên doanh giữa Công ty Nước giải khát Chương Dương và Công ty Coca Cola Indochina PTẸ LTD (Hoa Kỳ). Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola Chương Dương cho thấy doanh nghiệp này luôn kê khai lỗở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất caọ Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn.

- Sử dụng chi phí trả lãi tiền vay cũng là một cách làm khác mà các doanh nghiệp FDI sử dụng. Công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, công ty ở Việt Nam báo cáo không có tiền lấy hàng, công ty mẹ cho trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãị Việc này được doanh nghiệp coi là trả lãi tiền vaỵ Nên khi doanh nghiệp bán hàng ra có lãi đều tính vào chi phí trả lãi tiền vay, dẫn tới hết lãị Phần lãi thực, thông qua trả lãi, đã chuyển hết ra ngoài cho công ty mẹ.

Trường hợp Keangnam là một minh họa điển hình cho trường hợp nàỵ Tháng 5/2007, để chuNn bị tài chính cho dự án. Tổ hợp Keangnam Vina đã ký hợp đồng vay vốn từ ngân hàng Kookmin Bank. Cho đến nay, công ty này đã vay tổng cộng 400 triệu USD từ ngân hàng này và tổng số lãi vay và chi phí tài chính của việc vay

28

bình khoảng 12% mỗi năm cho khoản vay từ Kookmin Bank. Trong khi đó, lãi suất vay vốn bằng USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ dao động trong khoảng từ 5-7% mỗi năm.

- Doanh nghiệp lỗ liên tục nhiều năm, nhưng doanh thu tăng, hoạt động sản xuất mở

rộng. Có thể có các doanh nghiệp đã chủ động để lỗ 3 năm, sau đó 1 - 2 năm có lãi ít, để rồi lũy kế vẫn lỗ. Cách biến lãi thành lỗ, hoặc sắp đặt mức lãi thấp, các doanh nghiệp FDI không thể làm việc riêng lẻ, mà thường phối hợp, liên kết trong cùng tập đoàn, hoặc từng nhóm. Các doanh nghiệp này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết. Thông qua các giao dịch liên kết này, các công ty trong nhóm cùng giảm được tổng nghĩa vụ thuế trên phạm vi toàn cầu, tăng được lợi nhuận sau thuế.

- Các doanh nghiệp FDI thường lựa chọn một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế

giới có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp để làm địa điểm đặt trụ sởđăng ký đầu tư vào Việt Nam. Họ lợi dụng sự khác biệt thuế suất giữa các quốc gia, khu vực để trốn thuế. Ở nhiều quốc gia tiếp nhận đầu tư có thuế suất cao, như Việt Nam hiện nay, có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trong khi nhiều quốc gia khác mức thuế này chỉ dưới 20% điển hình như Singapore hiện nay là 17%. Các chủ đầu tư sẽ lấy địa chỉđăng ký đầu tư vào Việt Nam tại các quốc gia, khu vực có thuế

suất thấp. Khi đó công ty tại Việt Nam sẽ bán sản phNm cho công ty mẹ tại các quốc gia này với giá bằng giá gốc để tránh nộp thuế tại Việt Nam. Sau đó, bên mua sẽ

bán lại cho bên thứ ba thu lãị Do thuế thu nhập doanh nghiệp tại những quốc gia nơi nhà đầu tưđăng ký đầu tư vào Việt Nam ở mức thấp, nên doanh nghiệp chỉ phải

đóng thuếở mức thấp.

1.3.4.Nguyên nhân dẫn tới hoạt động chuyển giá

- Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể., chủ thể thực hiện hành vi chuyển giá chủ yếu nhằm mục đích giảm hoặc tránh mức thuế phải nộp

để mang lại lợi nhuận cao nhất. Trong khi việc kiểm soát hành vi chuyển giá lại không dễ dàng, do vậy, nhiều chủ thể kinh doanh đã lợi dụng điều đó để chuyển giá.

29

Chủ thể thực hiện hành vi chuyển giá còn nhằm tối đa hóa lợi ích của mình trong các quan hệ góp vốn, quan hệ kinh doanh… trên cơ sở làm giảm lợi ích của các chủ

thể khác.

- Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các chủ thể kinh doanh có quyền tự định

đoạt, quyền tự chủ trong kinh doanh. Do đó, việc thỏa thuận với nhau về giá cả

hàng hóa, tài sản, dịch vụ là do các bên tham gia quan hệ hợp đồng thỏa thuận. Lợi dụng điều này mà hành vi chuyển giá trở nên phổ biến.

- Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích kinh tế giữa các thành viên trong nhóm liên kết (giữa các công ty trong cùng tập đoàn, giữa công ty mẹ với công ty con, giữa các thành viên liên doanh…). Khi thực hiện chuyển giá giữa các thành viên này sẽ không làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của cả nhóm, làm lợi ích kinh tế

trong nhóm sẽ tăng. Thông qua hành vi chuyển giá mà nghĩa vụ thuế của các bên chuyển giá bị chuyển từ nơi điều tiết cao sang nơi điều tiết thấp hơn và ngược lạị Chẳng hạn như, công ty B và C đều là công ty con của tập đoàn Ạ Công ty B áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 25%. Công ty C kinh doanh ởđịa bàn kinh tế - xã

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)