7. Nội dung của Luận văn
1.2. Quan hệ liên kết và giao dịch liên kết của các doanh nghiệp FDI
1.2.1.Quan hệ liên kết
1.2.1.1.Khái niệm quan hệ liên kết
Quan hệ liên kết dùng để chỉ một tổ hợp hay nhóm công ty có mối quan hệ với nhau về vốn, độc lập về mặt pháp lý và chịu sự chi phối trong việc điều hành, kiểm soát giữa các bên hoặc một bên khác.
Thông tư 66/2010/TT-BTC định nghĩa rằng “Các bên có quan hệ liên kết” là cụm từđược dùng để chỉ các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp sau: - Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc
đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;
- Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.
1.2.1.2.Xác định các bên có quan hệ liên kết [1].
Thông thường, hai doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế có quan hệ giao dịch kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau thì xác định là các bên liên kết: - Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ
sở hữu của doanh nghiệp kia;
- Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ
ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Cả hai doanh nghiệp đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư
của chủ sở hữu của một bên thứ ba;
- Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ
19
hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
- Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉđịnh chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ
nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
- Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt
động kinh doanh được chỉđịnh bởi một bên thứ ba;
- Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
- Hai doanh nghiệp có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ
sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phNm sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệđó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phNm;
- Một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phNm đầu vào (không bao gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phNm đầu ra của một doanh nghiệp khác;
- Một doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phNm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phNm) của một doanh nghiệp khác;
20
- Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
1.2.2.Giao dịch liên kết
1.2.2.1.Khái niệm giao dịch liên kết
Thông tư 66/2010/TT-BTC định nghĩa rằng “Giao dịch liên kết” là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.
Từ quan điểm trên có thể hiểu rằng “Giao dịch liên kết” là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ
trong quá trình sản xuất kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết lien quan đến các sản phNm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
1.2.2.2.Xác định giao dịch liên kết
Giao dịch liên kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc so sánh giữa các Doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết với Doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳđảm bảo độ tin cậy để sử
dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế
toán, thống kê và thuế, cụ thể như sau:
- Các giao dịch đối với các sản phNm có chung quy trình sản xuất, sử dụng các nguyên vật liệu chính như nhau hoặc cùng chung một tổ, nhóm theo tiêu thức phân tổ, phân nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Danh mục thống kê hàng hóa, dịch vụ
do cơ quan quản lý nhà nước có thNm quyền ban hành khi thực hiện phân tích so sánh tiêu thức chức năng hoạt động của doanh nghiệp;
- Các giao dịch kinh doanh nhỏ lẻ mà việc gộp chung tạo thành một giao dịch hoàn chỉnh;
- Các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết do một DN thực hiện nhưng không thể
phân bổ hợp lý doanh thu hoặc chi phí có liên quan cho từng loại giao dịch. Trong trường hợp này, giao dịch được gộp chung được coi là giao dịch liên kết và mức giá
21
của các sản phNm trong giao dịch được gộp chung sẽ là mức giá cao nhất của một trong các sản phNm có liên quan (nếu là giao dịch bán ra) hoặc mức giá thấp nhất của một trong các sản phNm có liên quan nếu là giao dịch mua vàọ
1.2.3.Giá thị trường và phương pháp xác định giá thị trường 1.2.3.1.Khái niệm giá thị trường 1.2.3.1.Khái niệm giá thị trường
Trong kinh tế chính trị học thì khái niệm “Giá trị thị trường” là giá trị xã hội của hàng hóa hình thành do sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong cùng một ngành [3]. Trong lĩnh quản lý giá thì khái niệm “Giá thị trường” là giá hàng hóa, dịch vụ
hình thành do các nhân tố chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định [17].
Trong lĩnh vực thNm định giá thì khái niệm “Giá trị thị trường” được hiểu là số
tiền trao đổi ước tính về tài sản vào thời điểm thNm định giá giữa một bên là người bán và sẵn sàng bán cho một bên là người mua sẵn sàng mua sau một quá trình tiếp thị công khai mà tại đó các bên hành động một cách khách quan, có hiểu biết và không bị ép buộc.
Như vậy từ các khái niệm nêu trên có thể hiểu “Giá thị trường” của hàng hóa, dịch vụ là giá mua, bán, giao dịch theo thỏa thuận đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giữa người mua và người bán trong điều kiện thương mại bình thường
(việc mua bán được tiến hành khi các yếu tố cung, cầu, giá cả, sức mua không xNy ra những đột biến do chịu tác động của thiên tai, địch họa, suy thoái kinh tế... ; các thông tin, cung, cầu, giá cả hàng hóa, dịch vụ được thể hiện công khai trên thị
trường). Giá phổ biến trên thị trường của hàng hóa, dịch vụ là giá mua, bán theo thỏa thuận và là mức giá có số lần xuất hiện nhiều nhất trên thị trường đối với loại hàng hóa, dịch vụđó.
1.2.3.2.Phương pháp xác định giá thị trường [1].
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập dựa vào đơn giá sản phNm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phNm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhaụ
22 Phương pháp giá bán lại
Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phNm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phNm
đó từ bên liên kết.
Phương pháp giá vốn cộng lãi
Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phNm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phNm đó cho bên liên kết.
Phương pháp so sánh lợi nhuận
Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phNm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phNm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương
đương nhaụ
Phương pháp tách lợi nhuận.
Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương.
Giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết tham gia là giao dịch mang tính chất đặc thù, duy nhất, bao gồm nhiều giao dịch liên kết có liên quan chặt chẽ với nhau về các sản phNm độc quyền hoặc các giao dịch liên kết khép kín giữa các bên liên kết có liên quan.
Tùy theo mỗi phương pháp cụ thể nêu trên, giá thị trường của sản phNm có thể được tính trực tiếp ra đơn giá sản phNm hoặc gián tiếp thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phNm. Tuy nhiên, đối với các phương pháp tính giá gián tiếp, khi xác định kết quả kinh doanh cho mục đích kê khai, tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì không nhất thiết phải tính ra đơn giá sản phNm cụ thể.
23
1.3.Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI (Transfer Pricing at FDI Enterprise). 1.3.1.Khái niệm chuyển giá 1.3.1.Khái niệm chuyển giá
Chuyển giá “Transfer Pricing” là một hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu trên thế
giới, nó là vấn đề đụng chạm trực tiếp đến việc thu thuế của mỗi quốc giạ Từ lâu, chính phủ các nước đã để ý đến vấn đề tránh thuế thông qua chuyển giá. Năm 1993, cơ quan thuế nội địa của Hoa Kỹ (Internal Revenue Service - IRS) đã điều tra và phán quyết rằng Công ty Ô tô Nissan của Nhật đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào Mỹ. Và cuối cùng Nissan cũng phải trả khoản phạt 170 triệu Đô la Mỹ. Một năm sau, để đáp trả, cơ quan thuế vụ Nhật (National Tax Agency – NTA) tố cáo tập đoàn Coca – Cola đã cố ý khai báo thấp lợi nhuận thu
được tại Nhật bằng cách tính giá đầu vào “Cao” các nguyên vật liệu nhập từ Mỹ và áp đặt phí bản quyền rất cao cho công ty con tại Nhật. NTA sau đó đã buộc Coca – Cola phải nộp một khoản phạt là 150 triệu Đô la Mỹ.
Trong cuốn OECD Transfer Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations (Hướng dẫn về chuyển giá cho các công ty
đa quốc gia và việc quản lý thuế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD), một nguồn quan trọng mà bộ luật của khá nhiều nước đang hướng tới thì không
định nghĩa rõ về chuyển giá là gì, mà theo các cách giới thiệu ờđây thì chuyển giá
được hiểu là hoạt động điều chỉnh giá chuyển nhượng (giá hàng hóa, dịch vụ) trong các giao dịch giữa các đơn vị trực thuộc trong một công ty đa quốc gia không đúng với giá thực tế nhằm mục tiêu giảm thiểu thuế phải nộp trên phạm vi toàn cầu của các công ty đa quốc gia (MNC)[11].
Theo Wikipedia thì chuyển giá liên quan đến việc định giá, phân tích, lưu giữ hồ
sơ và các điều chỉnh được thực hiện giữa các bên liên kết đối với các giao dịch về
hàng hóa, dịch vụ và sử dụng các tài sản (bao gồm cả các tài sản vô hình) [25]. Theo Andrew Lymer & Jonh Hasseldine trong cuốn The Internatinal Taxation System thì “Chuyển giá (Transfer pricing) được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong
24
tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (MNC - MultiNations Company) trên toàn cầu”
Theo NCS. Phạm Thị Thành Dương trong Luận án Tiến sĩ Luật học thì “Chuyển giá được hiểu là hành vi thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh nhằm thay đổi giá của hàng hóa, dịch vụ, tài sản so với giá thị trường trong giao dịch với các bên liên kết. Cơ sở thiết lập giá giao dịch như vậy xuất phát từ quyền tự do kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp liên kết có quyền quyết định giá giao dịch mà họ cho là phù hợp.
Xuất phát từ các quan điểm trên có thể hiểu Chuyển giá nghĩa là việc áp dụng và thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản không theo giá thị
trường trong các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Nhằm chuyển lợi nhuận từ bên này sang bên khác, tránh nộp thuế, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Khái niệm chỉ nêu là thực hiện chính sách giá với các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết mà không phải với các đối tượng khác. Vì đối với các đối tượng khác, không có quan hệ liên kết, thì giá cả sẽ được xác định thông qua quá trình thương lượng. Việc chính sách giá của từng công ty vẫn được áp dụng nhưng đa phần các công ty vẫn bị ép giá, do đó chính sách giá không phải là yếu tố quyết
định. Còn giữa các Công ty có quan hệ liên kết, giá sẽ được quyết định vì các bên có sự liên kết với nhau và bị kiểm soát bởi một trong hai bên hoặc là cùng bị kiểm soát bởi một bên thứ bạ Vì thế chính sách giá được áp dụng và có ý nghĩa quyết
định đối với giá giữa hai bên trong các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và tài sản. Việc các doanh nghiệp có thể áp dụng và thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản không theo giá thị trường xuất phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.
Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
25
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ
thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuếđược chuyển từ nơi bịđiều tiết cao sang nơi bịđiều tiết thấp hơn và ngược lạị Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ