Kinh nghiệm chống chuyển giá tại mốt số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 42)

7. Nội dung của Luận văn

1.4.Kinh nghiệm chống chuyển giá tại mốt số quốc gia trên thế giới

1.4.1.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Thu hút đầu tư và phát triển khu vực FDI là một bộ phận quan trọng trong chính sách mở cửa về mặt đối ngoại của Trung Quốc. Trong những năm qua, quy mô đầu tư của nước ngoài vào Trung Quốc đã không ngừng tăng lên, kết cấu thu hút vốn ngoại không ngừng được cải thiện, trình độ đầu tư không ngừng được nâng caọ Nhìn lại, quá trình xây dựng Luật Thuế Trung Quốc và Thuế chống chuyển giá, Trung Quốc cũng phải trải qua một giai đoạn khá dàị Trung Quốc ba lần cải cách lớn về chính sách thuế: năm 1950, xây dựng chế độ thuế mới (gồm 18 loại thuế); năm 1958, đơn giản hóa chế độ thuế, còn 14 loại thuế; năm 1977, chính sách thuế

lại được cải cách; theo đó, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không chỉ đóng thuế

tiêu thụ và thuế kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà Doanh nghiệp nhà nước còn phải nộp lãi của quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 1984 và năm 1994 chính sách thuế lại được điều chỉnh. Thời kỳ này, Trung Quốc đa dạng nguồn tài chính, công cụ thuế được tăng cường, thuế chiếm tỷ lệ cao trong thu ngân sách. Cùng với sự gia tăng đầu tư của các công ty đa quốc gia tại Trung Quốc và sự phát triển tập đoàn hóa, quốc tế hóa của các công ty trong nước, hiện tượng công ty Trung Quốc lợi dụng các công ty có liên quan trốn thuế xuyên quốc gia ngày một tăng. Việc chống trốn thuế quốc tế, xác định hợp lý định giá chuyển nhượng giữa các công ty có liên quan, đã trở thành vấn đề mới cấp thiết cần giải quyết của thuế

vụ Trung Quốc. Trung Quốc đã ban hành một loạt Luật, chính sách thuế thúc đNy kinh tế - xã hội Trung Quốc phát triển; đồng thời xây dựng nền kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng và minh bạch. Hiện Trung Quốc dựa vào một số căn cứ pháp lý để xử lý vấn đề về chuyển nhượng định giá:

- Luật Quản lý trưng thu thuế Nhà nước nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa, sửa đổi ngày 28/4/2001 tại kỳ họp lần thứ XI, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ IX.

35

- Nguyên tắc thực hiện Luật Quản lý trưng thu thuế Nhà nước nước CHND Trung Hoa (Quốc vụ viên công bố ngày 7/9/2002).

- Luật Thuế doanh nghiệp Nhà nước nước CHND Trung Hoa (tại kỳ họp lần thứ V,

Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 16/3/2007).

- Điều khoản thực hiện Luật Thuế doanh nghiệp nhà nước nước CHND Trung Hoa (Quốc vụ viện công bố ngày 06/12/2007).

- Biện pháp điều chỉnh thuế đặc biệt, Tổng cục Thuế quốc gia Trung Quốc căn cứ

vào quy pháp và hiệp định trưng thu thuế quốc tế có hữu quan (công bố ngày 28/01/2009).

Ngoài ra, còn có những quy định khác như: quy định do Chính phủ quy định theo Luật; quy định của bộ, ngành (Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Hải quan…) căn cứ

quy định của Luật ban hành; quy định của địa phương, do Hội đồng nhân dân các cấp thông qua theo luật định; các văn bản của khu tự trị do Hội đồng nhân dân (HĐND) khu tự trị ban hành; quy định của chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, khu tự trị ban hành. Đến năm 2013, Trung Quốc cùng 99 quốc gia ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, trong đó 96 quốc gia đã thực hiện hiệp định.

Trong đó quan trọng nhất là Luật chống chuyển giá tại Trung Quốc, được xây dựng trên cơ sở các Luật, chính sách về thuế nêu trên và Hiệp định tránh đánh thuế

hai lần giữa Trung Quốc và các nước trên thế giớị Nội dung chính là:

Th nht, Nguyên tắc cơ bản trong giao dịch, Luật chống chuyển giá quy định: “Đối với các giao dịch có liên quan giữa các công ty đa quốc gia, cơ quan quản lý thuế Trung Quốc có quyền xác định mức thuế hợp lý đối với các giao dịch đó”. Quy

định này áp dụng đối với mọi giao địch giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong các hoạt động tài chính, kinh doanh, tiêu thụ dưới mọi hình thức trực tiếp hay gián tiếp hay cả đối với bên thứ bạ Nguyên tắc áp dụng một cách công bằng giữa các giao dịch, thông qua biện pháp: so sánh ngang bằng, tái tiêu thụ, giá thành, lãi ròng, tách lợi nhuận, giao dịch độc lập. Việc xác định các bên liên quan trong thực tế giao dịch thường xảy ra trường hợp: báo cáo tài chính, quản lý số dư sai; lập kế hoạch

36

thuế, nghĩa vụ nộp thuế sai; tránh sự quản lý ngoại hối, chuyển tài sản ra bên ngoài; vi phạm chính sách quản lý các bên liên quan... Tại Điều 5 của Nguyên tắc thực hiện Luật Quản lý trưng thu thuế Nhà nước quy định: “Các hoạt động giao dịch trực tiếp hay gián tiếp giữa các bên hay đối với bên thứ ba có liên quan đến quyền lợi

đều là đối tượng có liên quan trong luật thuế”. Và tại Biện pháp điều chỉnh thuếđặc biệt (Tổng cục Thuế quốc gia Trung Quốc năm 2009), những hoạt động giao dịch giữa các doanh nghiệp và cá nhân được định nghĩa như sau:

- Quan hệ cổ quyền: có 25% cổ phần trở lên hoặc khống chế 25% cổ phần trở lên

đối với bên thứ ba hoặc thông quan bên trung gian có 25% cổ phần trở lên.

- Quan hệ tiền vốn: tiền vay trên 50% vốn sở hữu hoặc khoản vay trên 10% số tiền

được bảo lãnh.

- Quan hệ quản lý: có trên 50% thành viên HĐQT do công ty khác cử đến và đại diện cho công ty đó; hoặc một thành viên có quyền khống chế được bên liên quan

ủy thác, hoặc có quá bán số thành viên của cả hai bên (bao gồm cả thành viên HĐQT và Giám đốc) hoặc một đại diện cao cấp do bên thứ ba ủy thác.

- Quan hệ kinh doanh: một bên tiến hành sản xuất kinh doanh buộc phải được sự đồng ý của bên kia về sở hữu trí tuệ, kỹ thuật công nghiệp mới được coi là đủ điều kiện hoặc một bên kinh doanh dưới sự chỉđạo của bên kiạCung cấp lao động theo yêu cầu của bên kiạ Kinh doanh và giao dịch theo yêu cầu của bên kia, hoặc có quan hệ về quyền lợi giữa hai bên, tuy chưa tới mức quy định tại quan hệ cổ quyền - Quan hệ khác: các bên có quyền lợi về kinh tế, có quan hệ thân thuộc, gia tộc, gia

đình.

Th hai, Quản lý hoạt động chuyển giá, theo Luật Thuế doanh nghiệp nhà nước, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều 41 quy định: Những giao địch không phù hợp quy định, cơ quan quản lý có quyền điều chỉnh thuế, giá. Khi tính thuế theo phương thức độc lập. Điều 110 quy

định: nguyên tắc giao dịch độc lập được nêu trong luật là nguyên tắc giao dịch trên cơ sở công bằng mà không có bất kỳ sự ràng buộc nàọ Phương pháp quản lý trong Luật: Phương pháp so sánh là phương pháp được định giá trên cơ sở khách quan, công bằng; Phương pháp giá bán lại là phương pháp định giá cho bên khác một cách

37

khách quan; Phương pháp giá thành, là phương pháp định giá trên cơ sở hợp lý các chi phí và lợi nhuận; Phương pháp tính lãi sạch là phương pháp đánh giá lợi nhuận khách quan giữa các bên mà không chịu sự ràng buộc nào; Phương pháp tách lợi nhuận là phương pháp chi lợi nhuận và gánh rủi ro hợp lý giữa các bên; Phương pháp phù hợp giao dịch độc lập khác (có tính linh hoạt, đôi khi mang tính chủ

quan…).

Th ba, Điều chỉnh hợp lý và đàm phán quốc tế, Luật chống chuyển giá quy định: trong trường hợp doanh nghiệp không cung cấp được những thông tin cần thiết, cung cấp giấy tờ giả (hoặc có tNy xóa sửa chữa), không phản ánh khách quan các hoạt động giao dịch thì cơ quan quản lý thuế sẽ xác định mức độ nộp thuế TNDN theo luật định (cơ quan thuế hoàn toàn có quyền điều tra). Đối với các khoản truy thu trong năm, sẽ áp dụng thu lãi theo ngày nếu nộp chậm sau ngày 01/6 của năm saụ Đối với các giao dịch bất hợp lý, cơ quan quản lý thuế có quyền quản lý, điều chỉnh thuế trong suốt 10 năm kể từ khi doanh nghiệp phát sinh nộp thuế…

Khi một bên trong giao dịch có liên quan bịđiều chỉnh chuyển giá thì đồng thời áp dụng với bên kia tránh đánh thuế hai lần. Sau khi nhận yêu cầu của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế tiến hành đàm phán quốc tế. Khi có sựđiều chỉnh đối với hoạt động chuyển giá thì doanh nghiệp phải có đề nghị bằng văn bản, đưa ra trình bày tại đàm phán để đưa ra việc điều chỉnh giá, đồng thời thông báo cho các bên. Sau khi nhận

được đề nghị chuyển giá, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị thời gian thực hiện (trong khoảng thời gian Luật quy định), nếu vượt quá thời gian Luật đã quy định mà doanh nghiệp chưa thực hiện, thì cơ quan thuế sẽ không giải quyết. Khi thực hiện

điều chỉnh chuyển giá có liên quan đến việc trả lãi, phí thuế, phí bản quyền cho nước ngoài mà đã được khấu trừ thuế thì không cần điều chỉnh. Khi có yêu cầu điều chỉnh giá, Tổng cục Thuế cần có kế hoạch để các bên tham gia đàm phán quyết

định. Kết quảđiều chỉnh sẽ do Tổng cục Thuế thông báo tới doanh nghiệp bằng văn bản. Không được khấu trừ lãi khi tính thuế TNDN, không được khấu trừ cổ tức khi tính thuế.

38

Trên thực tế, doanh nghiệp thường bị chú ý điều tra chống chuyển giá là: có tổng mức giao dịch lớn và có nhiều giao dịch; lỗ một thời gian dài hoặc lãi rất ít mà vẫn mở rông kinh doanh, thị trường; lãi thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp cùng loại (trong khủng hoảng kinh tế, lãi của doanh nghiệp không cách biệt quá lớn); doanh nghiệp có sự biến động, thay đổi; xuất xứ của nguyên vật liệu (nhập các nơi khác, tỷ

lệ thuế khác…); thường xuyên không chịu cung cấp tài liệu, giấy tờ theo quy định hoặc cung cấp không đầy đủ …

Th tư, Biên bản xác định giá thành, theo quy định của Luật việc tính giá thành với các bên liên quan theo phương thức giao dịch độc lập, ký biên bản xác định giá thành. Khi xác định giá thành, cần tính đến lợi nhuận kỳ vọng, gửi văn bản tới cơ

quan thuế theo quy định. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày biên bản có hiệu lực, cơ

quan thuế kiểm tra tính chính xác giao dịch độc lập, báo cơ quan cấp trên xem xét theo trình tự: theo biên bản có thể khấu trừ; những khấu trừ có liên quan đến bồi hoàn thì khấu trừ trong thuế TNDN tại năm đó; đối với tài sản vô hình thực hiện theo quy định có liên quan; đối với biên bản xác định giá thành đều phải cung cấp cho cơ quan thuế trước ngày 20/6 năm saụ Nếu vi phạm các quy định sẽ không

được khấu trừ thuế. Trường hợp, Luật quy định không được khấu trừ là: không minh bạch; không phù hợp phương thức định giá độc lập; không tuân thủ quy định

đối chứng; không tuân thủ những quy định, không cung cấp đầy đủ tư liệu tạo nên giá thành…

Th năm, Định giá dự kiến, Luật chống chuyển giá quy định: các doanh nghiệp có thể đăng ký giá dự kiến đối với cơ quan thuế, sau khi xem xét đánh giá bàn bạc đi

đến thống nhất xác định giá sơ bộ. Kế hoạch được xây dựng theo nguyên tắc giao dịch độc lập cho tương lai, sau khi có đơn đề nghị định giá trình cơ quan thuế, hai bên sẽ tiến hành bàn bạc để xác định. Việc định giá dự kiến cần trải qua sáu công

đoạn: chuNn bị đàm phán, chính thức xin phép, đánh giá kiểm định, đàm phán, ký kết, quản lý. Tổng cục Thuế có Thông tư 1172 (năm 2005), yêu cầu các địa phương chú ý tính hiệu quả, không chạy theo số lượng, chú ý đến lĩnh vực trọng điểm và phải có đủ các yếu tố sau mới được thông qua giá dự kiến: doanh thu đạt 40 triệu

39

RMB (Nhân dân tệ) trở lên; báo cáo đúng quy định; bảo quản, cung cấp đầy đủ tài liệu theo quy định. Đối tượng nộp thuế chủ động làm việc với cơ quan thuế; xác

định giá có thể kéo dài từ 3 - 5 năm, hết hiệu lực tiếp tục đàm phán xác định giá mới (nhưng không quá 90 ngày). Doanh nghiệp có thể lựa chọn cơ quan thuếđể bàn bạc về xác định giá của mình; trong khi thực hiện, các cơ quan thuế vẫn căn cứ trên tình hình thực tế kết hợp kinh nghiệm đểđảm bảo thành công cho xác định giá.

Th sáu, Quy định đối với doanh nghiệp chịu sự chỉ đạo của nước ngoài: những

công ty hoạt động trên lãnh thổ Trung quốc mà bị khống chế từ nước ngoài, phải nộp mức 25% thuế thu nhập. Nội dung khống chế gồm: những công dân Trung Quốc giữ 10% cổ phần trở lên đều có quyền biểu quyết; nắm giữ trên 50% cổ phần có quyền quyết định hoàn toàn; đối với công ty liên doanh hoạt động tại Trung Quốc hoặc công ty Trung Quốc nắm giữ cố phần tuy chưa đạt như quy định trên thì quyền hạn được thực hiện tùy theo số cổ phần, tiền vốn, kinh doanh hay tiêu thụ sản phNm… Theo Điều 45 của Thông tư 37 của Tổng cục Thuế thì: nếu công ty Trung Quốc chứng minh được số cổ phần của mình tại công ty nước ngoài, thì số tiền đó

được coi như phần cổ tức của công ty Trung Quốc; nếu chứng minh được số cổ

phần tại công ty nước ngoài và thỏa mãn những điều: tại các quốc gia và khu vực có số thuếđóng cao, hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận năm thấp hơn 5 triệu nhân dân tệ

thì công ty Trung Quốc được coi như cổ tức cùng kỳ của công ty đó. Cơ quan thuế

cần xem xét các báo cáo thuế, nếu phù hợp như quy định tại Điều 45 thì thu thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo quy định hiện hành. Nếu có chênh lệch trong đóng thuế TNDN của công ty Trung Quốc thì được coi số tiền chênh lệch đó là cổ tức của công ty Trung Quốc tại liên doanh; tính vào số thuế TNDN mà cổ đông đã đóng tại liên doanh nước ngoàị Những khoản thuế đã nộp tại nước ngoài thì không tính là lợi nhuận cùng kỳ của công ty Trung Quốc. Đầu tư tại nước ngoài của công ty Trung Quốc không thuộc

đầu tư trong nước và những quy định có liên quan đến liên doanh thì xử lý thuế theo quy định.

Th by, Quy định thuế đối với trường hợp mua nợ. Mua nợ là đầu tư vào các khoản và lãi nhằm bồi thường về tài chính đối với bên liên quan; bao gồm: đầu tư

40

vào các khoản nợ của bên thứ ba không thuộc các bên có liên quan; bên thứ ba đầu tư vào khoản nợ của bên liên đới trong liên doanh; bên thứ ba gián tiếp có quyền sở

hữu khoản nợđó. Khi khai báo thuế, lợi nhuận của liên doanh chi cho các bên liên quan, không được vượt quá những quy định (i và ii) thì được khấu trừ tại năm, không được chuyển sang năm saụ Những lợi nhuận chi cho các bên liên quan được tính như sau: (i) Đối với công ty tài chính tỷ lệ 5:1 (5 là vốn vay, 1 là vốn chủ sở

hữu; khi vốn vay vượt quá 5 lần tiền vốn chủ sở hữu thì không được khất trừ, nếu không phải có đầy đủ tài liệu, chứng chứng hợp pháp); (ii) Đối với công ty khác thì tỷ lệ là 2:1.

Nếu có đủ tài liệu chứng minh công ty chấp hành đầy đủ nghĩa vụ thuế và giao dịch phù hợp với giao dịch độc lập theo quy định hoặc mức thuế phải nộp không cao hơn với các bên liên doanh trong nước, khoản chi thực tế cho bên liên quan trong nước thì được khấu trừ khi tính thuế. Doanh nghiệp đồng thời thực hiện cả hai lĩnh vực tài chính và kinh doanh, khoản chi thực tế cho bên liên quan trong nước sẽ được tính theo phương pháp hợp lý; nếu không được tính tách riêng hợp lý thì sẽ được tính theo tỷ lệ của doanh nghiệp khác có liên quan. Trường hợp, nhà đầu tư không nộp đủ số vốn đầu tư theo cam kết trong thời gian quy định, khoản vay nước ngoài phát sinh chi phí lãi, có chênh lệch với mức phải nộp mà không thuộc khoản chi

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 42)