Các hình thức chuyển giá phổ biến

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 73)

7. Nội dung của Luận văn

2.3.3. Các hình thức chuyển giá phổ biến

Trong thời gian gần đây, hoạt động chuyển giá ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã và đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều hình thức khác nhau, tinh vi và khó phát hiện hơn. Xuất hiện ở nhiều loại hình Doanh nghiệp, không chỉ các Doanh nghiệp FDI mà cả trong các Doanh nghiệp trong nước, thậm chí cả Doanh nghiệp nhà nước cũng tham gia vào hoạt động chuyển giá. Thông thường, hành vi chuyển giá được thực hiện qua các hình thức sau:

Chuyển giá thông qua nâng giá trị vốn góp

Thông qua góp vốn đầu tư bằng tài sản để lợi dụng chính sách thông thoáng về

thu hút đầu tư của Việt Nam theo hướng phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên, thiên nhiên, đất đai và nguồn nhân lực dồi dào, đồng thời nắm bắt được hạn chế của Việt Nam về nguồn lực tài chính và khả năng thNm định giá trị tài sản, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh) thông qua việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị, nguyên liệu đặc thù được định giá

66

cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Việc nâng khống giá trị tài sản góp vốn sẽđem

đến một số lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài như: Nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển một phần lợi ích kinh tế ngược trở lại cho mình thông qua việc trích khấu khao tài sản cố định, phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp gây thất thu thuế

TNDN cho Nhà nước và thiệt hại cho bên liên doanh Việt Nam; Giúp nhà đầu tư

nước ngoài chiếm tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từđó nắm quyền kiểm soát và điều hành Doanh nghiệp theo mục đích của mình, thực hiện chuyển giá gây thua lỗ triền miên khiến Doanh nghiệp Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, phải bán lại phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoàị Khi đó, liên doanh sẽ trở thành Doanh nghiệp 100% vốn

đầu tư nước ngoàị

Trong hầu hết các liên doanh, phía đối tác góp vốn bằng tài sản còn Việt Nam góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Điều này đã có lợi cho phía liên doanh, lúc này phía liên doanh sẽ tìm mọi cách để nâng giá trị máy móc, thiết bị, công nghệ,… để

làm tăng phần vốn góp nhằm nắm quyền kiểm soát sau đó thực hiện chuyển giá gây thua lỗ triền miên. Rất nhiều liên doanh vì thua lỗ năng nề, phía Việt Nam không chịu nỗi nên đành chấp nhận bán phần vốn góp cho phía nước ngoài điển hình như: Coca Cola, Unilever Việt Nam, Colgate – Palmolive,…

Trường hợp khác là nhà đầu tư nước ngoài ngay ban đầu thành lập Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam sau đó đưa máy móc, thiết bị, công nghệ,…lạc hậu từ nước ngoài vào Việt Nam với giá cao nhằm tăng giá trị tài sản của Doanh nghiệp dẫn đến mức khấu hao cao doanh nghiệp vừa thu hồi vốn đầu tư

nhanh vừa tránh phải nộp thuế TNDN do kết quả kinh doanh lỗ. Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ

Hình thức này thường diễn ra trong trường hợp công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Việc định giá đối với loại tài sản vô hình mang tính đặc thù này thường rất khó khăn. Lợi dụng đặc tính này, Doanh nghiệp liên kết tại nước ngoài thường tính và thu phí bản quyền rất cao đối với bên liên kết tại Việt Nam, khiến cho chi phí đầu

67

vào của bên liên kết Việt Nam bịđNy lên cao, kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ, Chính phủ Việt Nam bị mất quyền đánh thuế TNDN.

Chuyển giá thông qua nâng chi phí dịch vụ hành chính và quản lý

Do dịch vụ thường đa dạng và mang tính đặc thù nên rất khó định giá. Lợi dụng

đặc tính này, trong những năm qua, một số Doanh nghiệp FDI thường sử dụng các hợp đồng tư vấn hay thuê chuyên gia từ các Doanh nghiệp có quan hệ liên kết hoặc trong tập đoàn. Đồng thời tính giá dịch vụ ở mức rất cao để chuyển lợi nhuận từ

Doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài nhằm giảm nghĩa vụ thuế TNDN của Doanh nghiệp thành viên tại Việt Nam, gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh

Bằng thủ thuật tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp lý sau đó đi vay vốn của công ty có quan hệ liên kết để bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc dùng nguồn vốn vay này để tài trợ cho tài sản cố định nhằm đNy chi phí hoạt động tài chính lên caọ Với cách thức này, lợi nhuận từ Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã được chuyển sang cho bên liên kết tại nước ngoài có mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thuế

TNDN tại Việt Nam để được hưởng mức thuế suất thấp nàỵ Hành vi này thường xảy ra tại các Doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh có sử dụng vốn lớn như: khai thác mỏ; sản xuất, lắp ráp các phương tiện vận tảị..

Chuyển giá thông qua việc tăng chi phí đầu vào

Hoạt động này thường được các doanh nghiệp FDI thực hiện thông qua các doanh nghiệp có quan hệ liên kết nhằm tăng chi phí đầu vàọ Cách sử dụng phổ biến là Công ty mẹở nước ngoài bán nguyên vật liệu cho công ty con trong nước với giá cao hơn giá thị trường để làm tăng chi phí, kết quả là giá thành sản xuất bị đNy lên cao, trong khi đó giá bán thành phNm ở mức thấp dẫn đến doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thua lỗ và không phải nộp thuế TNDN, lợi nhuận từ Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã được chuyển sang bên liên kết tại nước ngoài để hưởng mức thuế xuất thấp hơn mức thuế TNDN tại Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi nhuận của cả tập đoàn.

68

Hoạt động này thường được các Doanh nghiệp FDI thực hiện qua các hợp đồng xuất khNu cho công ty mẹ hoặc các đối tác có quan hệ liên kết ở nước ngoàị Để có thể biến báo cáo lãi thành lỗ thông qua hình thức chuyển giá, các Doanh nghiệp này tự dàn xếp giá với nhau thông qua các giao dịch liên kết, mức giá này là thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Kết quả là giá bán cho phía Doanh nghiệp liên kết nước ngoài thì thấp trong khi giá đầu vào ở trong nước cao, cộng thêm chi phí quản lý dẫn đến doanh nghiệp FDI trong nước thua lỗ và tránh được khoản thuế TNDN. Bên cạnh việc tránh được thuế TNDN, nhiều doanh nghiệp FDI trong nước còn giảm thiểu được thuế xuất khNu phải nộp đối với các mặt hàng chịu thuế xuất khNu và phía Doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài cũng tránh được một khoản thuế nhập khNu khi nhập hàng với giá trị thấp hơn giá thị trường nàỵ Lúc này cả chính phủ

của quốc gia xuất khNu và quốc gia nhập khNu đều bị thất thu thuế, các doanh nghiệp liên kết thì thu được lợi ích đáng kể khi tránh được các khoản thuế nàỵ Ví dụ: Doanh nghiệp A tại Việt Nam có quan hệ liên kết với một Doanh nghiệp B ở

Singapore hai bên cùng thoả thuận ký hợp đồng với nhaụ Theo Hợp đồng thì Doanh nghiệp A tại Việt Nam xuất khNu cho Doanh nghiệp B tại Singapore là 1.000m3 gỗ ván ép với giá là 175USD/m3 (Trong khi giá thị trường là 255USD/m3) và giao hàng tại cảng Mundra của Ấn Độ. Tại thời điểm 2013 mức thuế xuất khNu của Việt Nam áp cho mặt hàng này là 5% ; thuế TNDN là 25%. Trong khi đó mức thuế TNDN của Singapore là 17%. Tỷ giá tính thuế tại thời điểm tháng 09/2013 này là 21.036 VND/USD, nếu tính theo giá thị trường là 255USD/m3 thì Doanh nghiệp A phải nộp số tiền thuế xuất khNu là 268 triệu đồng, nhưng do có quan hệ liên kết hai bên tự dàn xếp giá nên giá chỉ có 175USD/m3 và Doanh nghiệp A chỉ phải nộp số tiền thuế xuất khNu là 184 triệu, do đó Doanh nghiệp này đã tránh được 84 triệu tiền thuế xuất khNụ Đối với thuế TNDN, do Doanh nghiệp A bán cho Doanh nghiệp B với mức giá thấp hơn giá thị trường, trong khi giá thành đầu vào cao dẫn tới Doanh nghiệp A thua lỗ nên không phải

đóng mức thuế TNDN là 25% tại Việt Nam, trong khi nếu bán theo giá thị trường thì Doanh nghiệp A sẽ phải có lãi nhưng do thực hiện chính sách giá nói trên dẫn tới

69

phần lãi đáng lẽ ra ở lại với Doanh nghiệp A thì lại dịch chuyển sang cho Doanh nghiệp B ở Singapore, lúc này Doanh nghiệp B chỉ phải đóng mức thuế TNDN là 17% tại Singaporẹ Kết quả là Chỉnh phủ Việt Nam bị thất thu một khoản thuế

TNDN.

Một phần của tài liệu Giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)