Chanh leo: Là nguyên liệu chính quyết định nên chất lượng sản phẩm Nguyên liệu chanh leo sử dụng làm nguyên liệu chế biến phải đáp ứng dược các yêu cầu kỷ thuật nhất định về:

Một phần của tài liệu Tổng hợp tiểu luận CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 73)

leo sử dụng làm nguyên liệu chế biến phải đáp ứng dược các yêu cầu kỷ thuật nhất định về:

+ Màu sắc: có màu tím hoặc màu vàng tươi, bổ ra bên trong có dịch màu vàng tươi.

+ Bề mặt nhẵn, bóng, quả hình bầu dục.

+ Có mùi thơm đặc trưng.

Hình ảnh: Hoa và quả chanh leo

Quả chanh leo còn được gọi với cái tên lạc tiên trứng, chanh dây, mác mắt. Có tên khoa học là Passiflora Incarnata Lour, được trồng nhiều ở Đà Lạt. Hiện nay đã có trồng ở một số nơi khác ở các vùng trong nước. Quả được bày bán ở nhiều nơi và được nhân dân rất ưa chuộng.

Chanh leo có 2 loại: loại vỏ vàng được trồng nhiều ở Peru, Brazil, Ecuador; loại vỏ màu tím được trồng phổ biến hơn, chủ yếu là ở châu Phi, Ấn Độ, và nhiều nước khác như Úc, New Zealand, Mỹ, Việt Nam...

Chanh dây là loại dây leo mảnh dài hàng chục mét. Thân mềm, hình trụ, có rãnh dọc nhiều lông thưa. Lá mọc so le, chia ba thùy nhẵn bóng, mép khía răng, gốc lá hình tim có hai tuyến nhỏ, đầu nhọn, hoa mọc riêng lẽ ở kẻ lá, màu trắng. quả mọng hình trứng, hạt có nhiều áo bao bọc. Mùa hoa quả vào tháng 3 – tháng 5.

Chanh leo du nhập vào Việt Nam rất sớm. Nó được trồng nhiều ở các tỉnh miền bắc, đồng bằng sông cửu long.

Bảng thành phần hóa học của thịt quả chanh dây ( nguồn: Proceaz, 1992):

Thành phần 100g thịt quả nước 69 – 80 g protein 2,3 g lipit 2 g carbohydrat 16 g chất xơ 3,5 g

Ca 10 mg Fe 1 mg VTM A 20 đơn vị quốc tế riboflavin 0,1 mg nicotinamid 1,5 mg vi ta min C 30 mg

Trái chanh leo không chứa cholesterol, giàu vitamin A và vitamin C, là nguồn cung cấp kali và chất sắt dồi dào, nguồn chất xơ tuyệt hảo, và giúp làm dịu các cơ đang bị căng cứng. Các thành phần dưỡng chất có trong 100g trái chanh leo: nước: 84.70g, năng lượng: 44.91 kcals, protein: 2.8gr, chất béo: 0.50g, chất xơ: 3.30 g, đường: 7.39 g, kali: 350.00 mg, magiê: 39.00mg, natri: 28.00mg, canxi: 16.00 mg, phospho: 54.00mg. Ngoài ra, trong trái chanh leo còn có chứa kẽm, mangan, đồng, vitamin B, vitamin E, niacin, B-carotene và một lượng nhỏ các vi chất khác nữa.

Thịt quả chanh leo chín có vị chua ngọt, màu vàng nhạt, thường được dùng dưới dạng nước uống giải khát bằng cách bổ quả, lấy hết thịt bên trong, chà nhẹ rồi ép lọc lấy dịch quả. Thêm đường trắng và nước sôi để nguội, khuấy đều để được một cốc.

Chanh leo là một loại cây leo, dễ trồng, phát triển mạnh và không cần chăm bón nhiều, ít sâu bệnh. Lấy từng khúc dây không non, cũng không quá già, dài chừng 20 - 30 cm, vùi xuống hố đất ẩm (nên bón lót một ít phân chuồng hay lá mục). Tưới nước hằng ngày, chỉ sau 20 - 30 ngày cây đã bắt đầu leo lên giàn và chừng khoảng 6 - 7 tháng sau có quả. Có thể trồng ở mọi nơi, nhiều hình thức: làm giàn che bóng mát, kết hợp thu hái quả, lá... Về lâu dài chúng ta nên phát triển chanh leo để chế thuốc an thần: vừa lành, vừa rẻ, vừa có tác dụng.

- Nấm men: sử dụng chủng scharomyces cerevysae thuộc chủng nấm men nổi. Được giữ trong ống nghiệm, nấm men đang ở dạng tiềm sinh trong môi trường thạch nghiêng đem đi tăng sinh trong môi trường dịch quả chanh dây. Chủng nấm nên này thường lên men ở nhiệt độ cao 20 – 28 0C, quá trình lên men nhanh, tạo nhiều bọt khí, do tác dụng thoát khí CO2 nên trong thời gian lên men nấm men nối hoặc lơ lửng trên dich lên men và chỉ lắng xuống khi quá trình lên men kết thúc.

Một phần của tài liệu Tổng hợp tiểu luận CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w