Nước giải khát khổ qua mật ong 1 Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Tổng hợp tiểu luận CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 57)

- Thanh trùng: tiêu diệt vi sinh vật, tiếp tục phá hủy enzyme để tăng thời gian bảo quản.Thanh trùng ở nhiệt độ 1000C trong 15 phút sau đó bảo quản.

Nước giải khát khổ qua mật ong 1 Nguyên liệu

1. Nguyên liệu

1.1. Nguyên liệu chính

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng( tên khoa học là Momordica charantia) là một loại dây leo ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí.

Trong quả khổ qua có Charantin, b-Sitosterrol-b-D- glucoside) và 5,25- Stigmastadien-3b-D-glucoside (Trung Dược Đại Từ Điển).

Trong quả có tinh dầu rất thơm, Glucosid, Saponin và Alcaloid

Momordicin. Còn có các vitamin B1, C, caroten, Adenin, Betain, các enzym tiêu protein. Hạt chứa dầu và chất đắng (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam). Vitamin C trong mướp đắng có thể phòng chống da lão hóa và làm giảm cholesterole trong máu

Các hoạt chất trong khổ qua còn có tác dụng chống thụ thau, chông ung thư (do ức chế tổng hợp protein), làm hạ huyết áp, chống virus HIV...

1.2. Nguyên liệu phụ

1.2.1. Mật ong

Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Con ong khai thác mật hoa từ các loại hoa khác nhau, căn cứ vào loài cây cho mật mà mật ong được gọi tên như: mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong cà phê hay mật ong từ hoa rừng. Theo quy định của Hội đồng Ong mật Quốc gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào Tính chất mật ong thay đổi theo từng vùng miền và phương pháp lấy mẫu.

1.2.2. Đường

Đường được sử dụng trong quá trình nấu syrup là đường cát trắng mua từ nhà máy đường Biên Hòa. (theo TCVN 1695 – 2004).

Đường là một trong những thành phần chủ yếu nhất của nước giải khát, nó điều chỉnh và làm hài hòa giữa vị chua, độ ngọt và mùi thơm của nước uống. Tùy thuộc vào loại nước giải khát mà lượng đường cho vào có thể khác nhau.

1.2.3. Acid ctric

Acid citric dùng trong thực phẩm phải ở dạng kết tinh khan hoặc ngậm một phân tử nước, không màu, không mùi. Loại khan phải chứa không ít hơn 99, 5% acid citric, 1g acid citric tan trong 0, 5ml nước hoặc trong 2ml ethanol.

Khi hòa tan trong nước cất dung dịch phải trong suốt, vị chua tinh khiết, không có vị lạ.

Chức năng: điều chỉnh độ acid làm cho sản phẩm nước giải khát có vị chua hài hòa, chống oxy hóa, tạo phức kim loại, tăng thời gian bảo quản.

1.2.4. Nước

Một phần của tài liệu Tổng hợp tiểu luận CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w