8. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Giải quyết vấn đề môi trường
Hiện nay để nâng cao công tác bảo quản vốn tài liệu tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh thì việc giải quyết vấn đề môi trƣờng là một vấn đề cấp thiết, duy trì một môi trƣờng lý tƣởng là điều kiện cần thiết nhất cho việc lƣu trữ tài liệu. Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ở một mức độ phù hợp với từng loại tài liệu sẽ hạn chế đƣợc mức độ hƣ hỏng và xuống cấp của tài liệu. sau khi môi trƣờng lƣu trữ tài liệu ổn định thì mới có thể thực hiện đƣợc các khâu công tác khác nhƣ sữa chữa, phục chế, chuyển dạng tài liệu để bảo quản tài liệu đƣợc tốt nhất. Môi trƣờng lý tƣởng để bảo quản tài liệu nhƣ sau:
Loại tài liệu Nhiệt độ (˚C) Độ ẩm (%) Ánh sáng Tài liệu bằng giấy
và da
Từ 13-18˚C 55 - 65 % Hạn chế thấp nhất
Tài liệu từ tính Từ 4 - 16˚C 40 - 55% Hạn chế thấp nhất Tài liệu băng đĩa Từ 10 - 21˚C 40 - 60% Hạn chế thấp nhất Tài liệu phim ảnh < 20˚C 30 - 40 % Hạn chế thấp nhất
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ tối ƣu để bảo quản các loại tài liệu nhƣ sau: - Tài liệu giấy và da: Từ 13 - 18˚C
- Tài liệu băng, đĩa: Từ 10 - 21˚C - Tài liệu phim, ảnh: < 20˚C
Hiện nay, với điều kiện khí hậu tại Hà Tĩnh thì điều trƣớc tiên Thƣ viện cần làm là chống nóng vào mùa hè và chống lạnh vào mùa đông. Khi vào mùa hè do ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40˚C. Trong khi đó nhiệt độ tối ƣu để bảo quản tài liệu giấy trên 25˚C đã là điều nguy hiểm đối với tài liệu. Thƣ viện cần chống nóng cho trần nhà và tƣờng nhà, sử dụng rèm che cửa số bằng vải hoặc bằng nhựa để tránh ánh nắng hạn chế tia tử ngoại, lắp đặt điều hoà, quạt thông gió để đảm bảo nhiệt độ ổn định trong kho tài liệu. Cửa đi và cửa sổ bên ngoài phải bịt kín các khe gió và phải
đóng kín để tránh lƣu thông với không khí ngoài trời. Độ ẩm
Đối với tài liệu bằng giấy thì đảm bảo độ ẩm từ 55-65% là tốt nhất. Với tài liệu điện tử độ ẩm từ 40-55% là tốt nhất để bảo quản tài liệu này. Độ ẩm cao trên 65% sẽ tạo điều kiện cho các chất khí và chất hoá học dễ dàng hoà tan trong giấy gây nên phán ứng hoá học làm gia tăng sự lão hoá của tài liệu, độ ẩm cao cũng sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Nhƣ đã nói ở trên, độ ẩm của thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh là 75%, đặc biệt là những ngày mùa hè nóng bức độ ẩm có thể lên tới 85%. Độ ẩm nhƣ vậy là nguyên nhân gây hƣ hại tài liệu của Thƣ viện. Do chƣa có điều kiện nên các kho tài liệu của thƣ viện vẫn chƣa có hệ thống điều hoà nhiệt độ nên việc cần làm giảm bớt nhiệt độ trong kho tài liệu bằng cách mở cửa sổ cho thông thoáng. Những hôm trời nồm độ ẩm cao thì không nên mở cửa sổ hay cửa thông gió, hút ẩm bằng máy hút ẩm. Nếu không khí trong kho ẩm ƣớt hơn không khí ngoài trời thì có thể dùng phƣơng pháp thông gió tự nhiên hoặc quạt thông gió để làm giảm bớt độ ẩm.
Thƣ viện cần có hệ thống lọc khí và lƣu thông không khí thích hợp, vào những ngày nắng và nhiều gió không nên mở cửa kho tài liệu vì những ngày
này bụi bẩn sẽ nhiều gây ảnh hƣớng đến tài liệu. Thƣ viện cần lắp đặt thiết bị lọc khí để giảm bớt các chất khí gây hƣ hỏng tài liệu.
Ánh sáng
Ánh sáng là nguyên nhân phổ biến gây hƣ hại tài liệu. Giấy, bìa sách và các vật phẩm nhƣ mực, thuốc nhuộm và các vật liệu khác tạo nên chữ viết và hình ảnh, đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng gây hƣ hại bằng nhiều cách nhƣ làm giấy phai màu, ổ vàng hay xỉn đen, làm giấy bị giòn và mực màu bị mờ đi. Ánh sáng mặt trời phát ra tia cực tím là nguyên nhân gây hƣ hỏng tài liệu, có thể hạn chế tia cực tím bằng cách đặt giá sách vuông góc với cửa sổ để cho ánh sáng chiếu đều vào trong kho, có rèm che để hạn chế tia cực tím và ngăn bụi hoặc dùng kính màu để giảm bớt tia cực tím đi qua. Nên bọc các bóng đèn huỳnh quang bằng các túi lọc tia cực tím ở những nơi phải chiếu sáng tài liệu, để thay thế có thể sử dụng loại bóng đèn huỳnh quang đặc biệt có lƣợng tia cực tím thấp. Nên sử dụng các công tắc đèn hẹn giờ ở các khu lƣu trữ để hạn chế thời lƣợng tài liệu phải tiếp xúc với ánh sáng.