Đào tạo cán bộ chuyên trách về công tác bảo quản tài liệu

Một phần của tài liệu Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thư viện tỉnh hà tĩnh (Trang 78)

8. Bố cục của khóa luận

3.2.10.Đào tạo cán bộ chuyên trách về công tác bảo quản tài liệu

Ngày nay công tác bảo quản tài liệu đã trở thành một nghề, đòi hỏi những yêu cầu, kỹ thuật cao, vì vậy việc lựa chọn cán bộ làm công tác bảo quản có những yêu cầu riêng. Để tìm đƣợc một cán bộ chuyên trách về công tác bảo quản và có kỹ thuật bảo quản không phải là một việc dễ dàng, đòi hỏi phải có sự kiên trì.

Bảo quản là một lĩnh vực tƣơng đối mới mà trong mƣời năm qua đã trải qua một giai đoạn phát triển nhanh và ngày càng chuyên môn hoá, đặc biệt là trong lĩnh vực thƣ viện và lƣu trữ. Tuy nhiên cho đến nay lĩnh vực này chƣa có hệ thống giáo dục chính thức, quy trình đánh giá chuyên môn hoặc chuẩn chuyên môn quốc gia. Ở nƣớc ta hiện nay, ngoài một số trƣờng đại học đào tạo đƣa bảo quản thành một môn học riêng thì đa số các trƣờng đại học còn lại, coi bảo quản là một phần trong quy mô tổ chức kho. Vì vậy ở nƣớc ta các cán bộ đƣợc đào tạo về nghiệp vụ thƣ viện chỉ có kiến thức về nhập môn bảo quản, chƣa có kiến thức chuyên sâu và kỹ thuật về bảo quản đầy đủ. Từ đó một vấn đề cấp thiết trƣớc mắt cần giải quyết của các thƣ viện hiện nay là cần

có các nhân viên chuyên trách và có chuyên môn về bảo quản. Tuy nhiên, trong điều kiện và hoàn cảnh tƣơng tự của các thƣ viện là không có cán bộ đƣợc đào tạo chuyên nghiệp về công tác bảo quản nên các thƣ viện cần phải lựa chọ ra những cán bộ tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về công tác bảo quản, đào tạo tại chỗ và cử đi học nâng cao. Tạo điều kiện cho họ giao lƣu học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật chuyên môn. Bên cạnh đó thƣ viện cần nhờ tới các cơ quan có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo quản giúp đỡ về đào tạo nghiệp vụ và phổ biển kỹ thuật chuyên môn cho những cán bộ chuyên môn đƣợc chọn làm công tác bảo quản. Tuỳ vào mỗi cơ quan thƣ viện thì số lƣợng cán bộ bảo quản chuyên trách đƣợc căn cứ và lựa chọn sao cho phù hợp với số lƣợng vốn tài liệu và số lƣợng bạn đọc đến Thƣ viện trong một năm.

Xứ lý bảo quản tài liệu đặc biệt đòi hỏi sự đánh giá và kinh nghiệm của ngƣời làm công tác bảo quản có trình độ. Một cán bộ bảo quản chuyên nghiệp là một ngƣời đƣợc đào tạo cao, đáp ứng các yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp nhƣ sau:

- Hiểu rõ cấu tạo vật chất của các loại hình tài liệu từ sách báo, tranh, ảnh, tài liệu nghe nhìn... để từ đó đề xuất các biện pháp bảo quản thích hợp nhƣ xác định điều kiện môi trƣờng bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng) cách sắp xếp và tổ chức kho...

- Có những nhận xét, đánh giá chính xác về hiện trạng vốn tài liệu của cơ quan mình, xác định những nguyên nhân gây hƣ hại tài liệu, đề xuất một số biện pháp và lập kế hoạch bảo quản.

- Thƣờng xuyên kiểm tra điều kiện kho tàng, môi trƣờng bảo quản, những yếu tổ gây hƣ hại từ động vật, côn trùng để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời

- Có trình độ sử dụng các công nghệ hiện đại để chuyển dạng tài liệu để bảo quản nội dung tài liệu khi có điều kiện.

- Có kỹ năng sữ chữa và phục chế tài liệu hƣ hỏng từ đơn giản đến phức tạp. Tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh khả năng phục chế tài liệu của cán bộ là rất hạn chế vì vậy đây là yêu cầu, là nhiệm vụ mà thƣ viện cần hƣớng tới trong tƣơng lai.

Ngƣời cán bộ thƣ viện chuyên trách về công tác bảo quản là ngƣời cần có sức khoẻ tốt, tận tâm, yêu nghề, trân trọng và yêu sách vở, ham học hỏi, tìm hiểu để nâng cao trình độ chuyên môn về công tác bảo quản, có khả năng truyền thụ lòng yêu nghề và sự hiểu biết mình có đƣợc về công tác bảo quản tài liệu cho đồng nghiệp và bạn đọc.

KẾT LUẬN

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã ảnh hƣởng rất lớn tới tất cả các lĩnh vực hoạt động trong xã hội, trong đó có lĩnh vực TT - TV. Việc ứng dụng CNTT vào công tác bảo quản vốn tài liệu đã góp phần bảo quản vốn tài liệu thƣ viện có hiệu quả hơn. Ngày nay nhu cầu của bạn đọc ngày càng tăng, để thoã mãn tốt hơn nhu cầu bạn đọc thƣ viện phải bổ sung nguồn tài liệu với số lƣợng lớn, đa dạng phong phú về các lĩnh vực đồng nghĩa với việc này đòi hỏi thƣ viện phải tổ chức đƣợc kho tài liệu nhƣ thể nào cho hợp lý và khoa học, bảo quản tốt để nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc

Để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh đã không ngừng quan tâm đến công tác tổ chức và bảo quản tài liệu. Với vai trò là một cơ quan văn hoá giáo dục và thông tin khoa học của tỉnh. Để thƣ viện ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, thoã mãn nhu cầu bạn đọc và nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu và bảo quản vốn tài liệu đƣợc lâu dài, Thƣ viện đã làm tốt công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu, phục vụ bạn đọc ngày càng có hiệu quả và thu hút bạn đọc đến thƣ viện ngày càng đông.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu ở nƣớc ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm đã làm ảnh hƣớng đến công tác bảo quản tài liệu. Thêm vào đó cùng với sự tự lão hoá của tài liệu và tác động của con ngƣời là những nhân tố gây nên sự hƣ hỏng của tài liệu.

Vốn tài liệu là tài sản trị giá của mỗi thƣ viện, quyết định sự tồn tại và phát triển của thƣ viện. Hiệu quả phục vụ thƣ viện có tốt hay không phụ thuộc vào tuổi thọ của tài liệu. Vì vậy, để làm tốt công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu của mình hơn nữa, đáp ứng tối đa nhu cầu bạn đọc Thƣ viện luôn phải chú trọng đến công tác tổ chức và bảo quản kho, huy động tối đa mọi nguồn lực và kinh phí có thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là tổ chức và bảo quản tài liệu, thực hiện chức năng là trung tâm văn hoá giáo dục.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết công tác thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh năm 2013, Hà Tĩnh.

2. Nguyễn Thị Kim Dung. Bảo quản tài liệu theo phương pháp truyền thống

và hiện đại tại thư viện Hà Nội/ tập san thư viện (2006)

3. Nguyễn Thị Thu Hải (2010), Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại

trung tâm Thông tin Khoa học - Học viện Chính trị - Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

4. Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu 5. Pháp lệnh thư viện 2000 (2001), Chính trị Quốc gia,

6. Tạp chí thư viện Việt Nam, Thƣ viện Quốc Gia Việt Nam (2009).

7. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động thông tin thư viện, Đại học Quốc gia, Hà Nội

8. Nguyễn Trí Thanh (1971), Phòng trừ mối mọt cho nhà cửa và kho tàng, Nxb nông thôn, Hà Nội

9. Nguyễn Thị Thảo. Tìm hiểu việc tổ chức và bảo quản tài liệu Đại học Luật

Hà Nội (2007)

10. Thư viện Hà Tĩnh 55 xây dựng và trưởng thành, tạp chí thƣ viện (2013)

11. Đặng Văn Ức (1994). Nghiên cứư công tác bảo quản tài liệu ở Thư viện

Quốc Gia Việt Nam, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Nguyễn Yến Vân, Vũ Dƣơng Thuý Ngà (2006), Thƣ viện học đại cƣơng

Một phần của tài liệu Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thư viện tỉnh hà tĩnh (Trang 78)