Môi trường lưu trữ tài liệu

Một phần của tài liệu Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thư viện tỉnh hà tĩnh (Trang 48)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Môi trường lưu trữ tài liệu

Nhiệt độ, độ ẩm

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, chịu ảnh hƣởng của khí hậu chuyển

tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc-Nam, khí hậu có hai mùa rõ rệt, vào mùa hè có gió tây nam nên khô, nóng nhiệt độ từ 37 đến 39˚C, cá biệt có năm lên tới 40˚C, mùa đông lạnh với nhiệt độ từ 10 đến 13˚C có khi xuống thấp dƣới 7˚C. Khí hậu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa rất lớn, giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 27˚C. Độ ấm thƣờng xuyên từ 65-75%.

Nhiệt độ trong kho thƣ viện từ 15-39˚C tuỳ theo mùa, độ ẩm trung bình từ 60-70%. Nhƣ vậy, nhiệt độ và độ ẩm trong kho không ổn định. Độ ẩm trong kho trên 55% là điều kiện gây nguy hiểm cho việc bảo quản lâu dài vốn tài liệu.

Ánh sáng

Ánh sáng là nguyên nhân phố biển gây hƣ hỏng tài liệu. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào tài liệu gây hƣ hỏng tài liệu, làm thấp độ ẩm tƣơng đối của không khí xung quanh, ánh sáng là nguyên nhân thúc đẩy nhanh quá trình ôxi hoá làm giấy bị giòn và mực màu mờ đi. Ánh sáng nhân tạo của đèn huỳnh quang có chứa tia cực tím, tia hồng ngoại, nó có thể phá huỷ các liên kết trong giấy, tài liệu sẽ nhanh chóng bị huỷ hoại. Việc lƣu trữ liệu trong môi trƣờng có quá nhiều ánh sáng, không đúng tiêu chuẩn, là điều kiện rất nguy hiểm đối với tài liệu mà thƣ viện cần khắc phục. Trong thƣ viện sử dụng bóng đèn huỳnh quang để chiếu sáng nhƣng chƣa có hộp chắn bớt ánh sáng làm nhiệt độ trong kho tăng lên, gây ánh hƣởng đến tài liệu. Bên cạnh đó việc chiếu sáng lại là nguyên nhân cho các loại nấm mốc và côn trùng phát triển

Các chất bẩn trong không khí: Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh nằm ở gần đƣờng nên xe cộ chạy liên tục, cửa sổ và cửa chính thƣờng xuyên mở để lấy ánh sáng và thoáng khí. Vì vậy các chất ô nhiễm trong không khí nhƣ bụi bẩn và các chất ô nhiễm phản ứng với hơi ẩm trong không khí tạo ra các axít ăn mòn tài liệu. Ngoài ra, bụi có thể bào mòn tài liệu, các mảnh vỡ của bụi có thể đâm rách các thớ giấy, trong bụi có chứa vô số các loài vi khuẩn, nấm mốc, hay

trứng của các loại côn trùng gây hại, gây ra sự hƣ hỏng tài liệu. Vì vậy cán bộ thƣ viện hàng ngày phải lau chùi tài liệu, vệ sinh kho để hạn chế bụi bẩn làm hƣ hỏng tài liệu.

Côn trùng và động vật gây hại tài liệu trong kho tài liệu

Tại thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh các loại côn trùng và động vật gây hại trong kho tài liệu chủ yểu là mối mọt, chuột và gián. Mối là loại thích ăn các chất xen-lu-lo nhƣ giấy, bìa sách và giá sách làm bằng gỗ tạp, mối thƣờng sống theo đàn, chúng thƣờng đào rãnh trên các trang sách và gây ẩm ƣớt cho khu vực chúng phá hoại. Gián là loại ăn tạp nhƣng chúng thích ăn các chất hồ dính trên sách, da và giấy, ngoài ra cơ thể chúng còn tiết ra chất gây hƣ hại sách, chuột là loài động vật sinh trƣởng rất nhanh, chúng cắn sách để làm tổ và các chất thải của chúng đặc biệt có hại với sách vì chúng cũng là môi trƣờng sinh sản của côn trùng.

Những hƣ hại do côn trùng và động vật gây ra sửa chữa và phục chế rất mất thời gian, tốn kém và không thể phục vụ bạn đọc đƣợc ngay. Thƣ viện tỉnh Hà Tĩnh do không đƣợc cấp kinh phí nên vẫn tiến hành diệt côn trùng bằng phƣơng pháp thủ công. Tại thƣ viện tài liệu bị hƣ hỏng nguyên nhân là do mối và gián gây ra, để tiến hành diệt trừ và phòng chống thƣ viện đã tiến hành sử dụng thuốc diệt mối, gián, phƣơng pháp này tuy đơn giản nhƣng rất hữu hiệu, nó đã ngăn chặn đƣợc sự phá hoại của mối, gián, tài liệu đã đƣợc bảo quản tốt, tránh đƣợc nguyên nhân hƣ hỏng do những loại côn trùng này gây ra.

Một phần của tài liệu Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại thư viện tỉnh hà tĩnh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)