8. Bố cục của khóa luận
1.3.3. Góp phần tàng trữ lâu dài di sản văn hóa hành văn của dân tộc
Trong di sản văn hoá có một loại rất đặc biệt mà qua đó ngƣời ta có thể ghi lại tất cả các quá trình lịch sử từ khi thế giới bắt đầu phát triển cho đến ngày nay đó là di sản văn hoá thành văn.
Di sản văn hoá thành văn là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, đƣợc ghi lại bằng chữ viết dƣới dạng văn bản. Đó là những ký ức giúp tái hiện lại toàn bộ lịch sử phát triển của loài ngƣời, các hoạt động của xã hội, con ngƣời trong suốt thời kỳ dựng nƣớc và giữ nƣớc. Di sản văn hoá thành văn đƣợc lƣu giữ dƣới nhiều dạng vật mang in khác nhau và các thƣ viên là nơi cất giữ và bảo quản chúng. Thông tin đƣợc lƣu trong tài liệu và đƣợc truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, nó trở thành di sản văn hoá thành văn của dân tộc, nếu bị mai một sẽ không thể nào bù đắp đƣợc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn di sản văn hoá thành văn của dân tộc thƣ viện phải tổ chức vốn tài liệu sao cho tốt, hợp lý và khoa học góp phần phục vụ bạn đọc một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn, giúp bảo quản lâu dài vốn tài liệu, từ đó giảm đƣợc kinh phí bổ
sung, sữa chữa tài liệu. Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tốt sẽ góp phần nâng cao công tác phục vụ bạn đọc, thƣ viện hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, công tác tổ chức bảo quản vốn tài liệu góp phần tàng trữ lâu dài di sản văn hoá thành văn của dân tộc.