11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)
2.1.1. Hiện thực “âm bản” phản chiếu tính đa tầng của thực tại.
2.1.1.1. Vài nét về khái niệm hiện thực “âm bản”:
“Âm bản” vốn là một thuật ngữ được sử dụng trong nghệ thuật nhiếp
ảnh. Sau đó, các ngành nghệ thuật tương cận thường mượn khái niệm này trong thế đối sánh với khái niệm “dương bản”. Nếu “dương bản” là phần lộ diện, dễ thấy, có thể mô tả nó theo nguyên tắc của chủ nghĩa tả thực thì “âm bản” là phần mặt sau, mặt khuất lấp khó nhìn thấy hoặc không nhìn thấy của thực tại chỉ có thể khám phá bằng sự hư cấu, bằng trí tưởng tượng.
Truyện kinh dị thực chất vẫn là một khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa hiện thực trên tinh thần hiện đại hóa. Tuy nhiên, nó có tham vọng đi xa hơn những gì chủ nghĩa hiện thực đã làm được, phiêu lưu vào những miền chưa biết của thực tại, do đó, nó có vẻ như bị thu hút bởi một hiện thực khác – hiện thực mang màu sắc âm bản.
Mục đích trọng tâm của truyện kinh dị là hướng độc giả đến một sự cảm nhận khác. Ta hiểu đó chính là sự cảm nhận về một hiện thực mà ta không và chưa được trải nghiệm, ở đó các nhà văn phải dùng sự hư cấu, trí tưởng tượng của mình để mô tả cho độc giả được biết đến và cảm nhận về hiện thực đó. Bằng tài năng và trí tuệ của mình, người nghệ sĩ phải tái hiện cho chúng ta thấy hiện thực ảo đó cũng chính là một hiện thực có thực, đầy chân thực, khó có thể phủ nhận.
Về cơ bản hiện thực âm bản không khác mấy so với hiện thực dương bản (cái mà ta quan sát được). Tuy nhiên, tất cả những hình ảnh trong hiện thực âm bản do cách cảm nhận và miêu tả của các tác giả mà trở nên rùng rợn, khác lạ gây ấn tượng về một thế giới khác thế giới chúng ta đang sống. Đó là thế giới của cõi âm.
Hiện thực âm bản không phải là mặt trái của hiện thực dương bản, mà là một thứ hiện thực khác, hiện thực do trí tưởng tượng của nhà văn hình dung, sáng tạo. Hiện thực âm bản không hoàn toàn thoát ly với hiện thực dương bản. Chính bởi vậy, qua việc miêu tả của nhà văn khiến cho độc giả rất dễ hình dung. Người ta thấy có sự trộn lẫn về mặt hình ảnh của hai thế giới dương bản và âm bản tạo nên sự đồng hiện. Mặt khác, hiện thực âm bản là sự phản ảnh, sự nhìn lại, cái sau (hay cái phản chiếu) của hiện thực dương bản. Đó là điều khiến ta rất dễ hình dung khi tác giả miểu tả màu sắc kỳ ảo, kinh dị cùng tính đa tầng của thế giới âm bản.
2.1.1.2. Biểu hiện của hiện thực âm bản trong truyện kinh dị của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn.
Điều cảm nhận trước hết về hiện thực âm bản trong truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là cấu trúc của thế giới đó dường như không khác với cấu trúc của thế giới dương bản, nó làm nền cho thế giới dương bản, nhận diện bi đát, sâu sắc hơn về hiện thực của thế giới dương bản. Người đọc tiếp xúc với tất cả những hình ảnh quen thuộc trong thế giới hàng ngày họ vẫn thường cảm nhận như: ngôi nhà, con đường, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông, cây trái... Tổ chức nhân vật trong thế giới âm bản được mượn từ thế giới dương bản: cũng có kẻ thống trị, người bị trị; có kẻ ác, người hiền; có những bất công, phi lý với sự giải quyết những bất công đó một cách công bằng, thỏa đáng... Hơn nữa, mọi sinh hoạt trong cõi âm không khác mấy so với cõi dương. Tuy nhiên, cũng vẫn là những hình ảnh đó bỗng nhiên được “lạ hóa” trở thành thế giới của cõi chết, cõi âm.
Biểu hiện đầu tiên qua truyện Bướm Trắng của Thái Bá Tân, ta nhận thấy một địa danh được các lái xe gọi là Cổng Trời. “Trên Cổng Trời có trạm
giao liên, sau này chiến tranh ác liệt còn thêm đội công binh, chủ yếu là nữ. Mặc dù ở mép vực có chôn hàng cột xi măng quét vôi trắng, ban đêm xe qua đây phải có người khoác dù trắng đi trước làm xi-nhan.” [3; 666]. Hình ảnh của địa danh đầy nguy hiểm chính là nơi sau khi Bạch Điệp chết bóng ma cầm dù trắng, vận quần áo trắng làm nhiệm vụ dẫn đường cho các chiến sĩ nơi địa danh hiểm trở này, cộng với những chiếc cột xi măng được quét vôi trắng tạo nên một địa điểm đầy rùng rợn, kinh sợ. Hơn nữa, hình ảnh Bướm trắng sau khi chết vẫn làm công việc dẫn đường đưa các chiến sĩ lái xe qua đoạn đường nguy hiểm khiến cho cả địa danh lẫn công việc của con người trở nên huyền bí, rùng rợn, biến nơi đây từ một địa điểm của các chiến sĩ trong chiến trận bỗng trở thành địa điểm của cõi âm, nơi sống của người đã chết.
Nhà văn còn mô tả qua hàng loạt các hình ảnh, nơi chốn khác. Qua truyện Hảo Nhạn, Thái Bá Tân đưa độc giả bắt gặp một con đường xuyên qua cánh đồng và nghĩa trang với rất nhiều mộ. Điều đáng quan tâm nơi nghĩa trang là một ngôi mộ mới, trên đó trồng một cây chuối để đánh dấu đó là ngôi mộ của người con gái. Cũng tại nghĩa trang đó, Hảo Nhạn có thai sau khi chết cô được chôn tại đây, sinh con và nuôi con lớn lên chính dưới khu nghĩa trang. Bốn mươi năm sau đứa con hiện về gặp cha, đó là một người đàn bà tầm bốn mươi tuổi. Qua đó ta thấy, thế giới âm đã xuất hiện một hiện thực đời sống, con người vẫn lớn lên và già đi theo năm tháng (con gái của Hảo Nhạn). Đó chính là con người của thế giới ảo, một hiện thực xảy ra ngay trước mắt độc giả và những người chứng kiến trong truyện.
Đọc truyện Bài ca buồn, Thái Bá Tân đưa độc giả đến với một người đàn ông là “ma cụt đầu” giàu có, với ngôi biệt thự sang trọng có đầy đủ tiện nghi, một chiếc ô tô loại sang. Chính người đàn ông là “ma cụt đầu” đã như
một ông Bụt hiện lên cứu giúp cái Nụ. Dường như cũng đưa nó về với thế giới bên kia cùng ông. Tất cả cuộc sống của người đàn ông, ngôi nhà, ô tô, tiện ích trong nhà chỉ riêng cái Nụ được trải nghiệm, những người khác không nhìn thấy. Điều đó cho thấy, chính trong thế giới âm ti vẫn có những ngôi nhà sang trọng với cuộc sống sinh hoạt của con người cõi âm, cuộc sống đó không khác gì với cuộc sống của người trần gian, cũng nhiều khổ đau như cõi trần gian, chính người đàn ông đã cho chúng ta biết qua câu trả lời cái Nụ
“Nhưng ở dưới này cũng không tốt hơn như cháu tưởng đâu” [3; 664].
Nếu ta nhìn thấy hàng loạt các hình ảnh trong hiện thực âm được Thái Bá Tân miêu tả, thì Nguyễn Ngọc Ngạn cũng không bỏ lỡ khai thác hình thức độc đáo này thông qua hàng loạt truyện ngắn kinh dị của mình. Đem đến cho độc giả một sự bất ngờ, rùng rợn. Trong truyện Đêm trong căn nhà hoang, nhà văn đưa độc giả nhìn lại hiện thực về một ngôi nhà bỏ hoang đã lâu, chính nơi đây là môi trường sống của một cô gái đã chết thảm, chết do những kẻ sát nhân giết hại “Quân sát nhân nhét con gái tôi vào hòm, định đem đi thủ tiêu.
Nhưng con gái tôi còn sống, tỉnh dậy trong hòm, giãy giụa vùng vẫy, chúng nó lấy búa đập cho vỡ đầu! Khổ thân con tôi!...” [1; 20]. Chính vì chưa siêu thoát nên nơi cô chết là chiếc hòm thì chính chiếc hòm là chỗ sống của cô ở cõi âm ti. Bác sĩ Lộc là người đã phát hiện ra: “Tim Lộc bỗng thắt lại, và
chàng kinh hãi muốn hét lên vì rõ ràng cái hòm gỗ đen nằm ở sát vách, tuy vẫn đóng chặt, nhưng có mấy ngón tay trắng toát thò ra, mấp máy ở gần ổ khóa, vùng vẫy như muốn đẩy tung nắp hòm lên!” [1; 11]. Tương tự chuyện xảy ra với những ngôi nhà bí ẩn, nơi sống của những người cõi âm còn được thể hiện trong Căn nhà số 24 (Nguyễn Ngọc Ngạn).
Ở Chuyến xe buýt ông Thọ (Nguyễn Ngọc Ngạn) ta được thấy chiếc xe buýt của cõi âm do chính hồn ma ông Thọ lái, hồn ma ông Thọ còn vượt địa lý đến một đất nước khác để tiếp tục sống nơi cõi âm. Như vậy, con người
đang hoạt động đó chính là hiện thân của thế giới âm ti, cõi sống của một hiện thực khác. Hiện thực đó chính Vân là người chứng kiến nhiều nhất, sau này cả chị dâu Vân cũng phải chứng kiến. Hay trong Bóng người dưới trăng là nhà kho, chiếc võng là nơi sống vất vưởng của linh hồn Khuê với cái chết bất đắc kỳ tử. Ở Cõi âm nơi sống của hồn ma Hà là cầu ao – nơi Hà phải chết đau đớn, quằn quại...
Rốt cuộc, đời sống của những con người cõi âm còn quanh quất đâu đây, xung quanh thế giới trần gian, trên bàn thờ, ngay trong chính ngôi nhà của người dương, trên khắp nẻo đường, con phố, trên những chiếc giường, trong quán ăn... (Tiểu Ái, Bạch Ngọc, Đừng đùa với ma – Thái Bá Tân). Trong Ngôi mộ mới đắp (Nguyễn Ngọc Ngạn) bà Năm Tước sống ngay trong quán hủ tiếu, trên giường ngủ với vợ Nghiêm...
Tất cả những hình ảnh, cuộc sống sinh hoạt của cõi âm rõ ràng được “lạ hóa” thành một cõi sống khác, hiện thực khác, dường như tất cả mọi sự vật đều có khả năng chứa trong nó một linh hồn, một oan hồn, một nỗi bất trắc, một điều bất ngờ... Tuy vậy, thế giới đó cũng không khác thế giới mà chúng ta quan sát được hàng ngày, nó cũng sống động, cũng chứa đựng rất nhiều vấn đề của cuộc sống. Có cảm giác cõi âm trong thực tế không khác cõi dương bao nhiêu, vì cũng có chứa đựng những bất công, ngang trái, bi kịch, nỗi đau, có những bất thường trong đời sống, có cả chuyện đền ơn, đáp nghĩa, hay cả chuyện thanh toán những món nợ trần gian... Chẳng hạn truyện Bướm Trắng, nhà văn đã nhìn xuyên qua tấm màn của hiện thực quá đơn giản, bế tắc
để bước đến gần với nhân vật hơn, nhìn thấu tâm tư, mong ước của nhân vật. Chính bởi vậy, sau khi chiến tranh kết thúc Xuân Sinh quay trở lại tìm Bạch Điệp. Chính tình yêu, lòng dũng cảm, sự hy sinh của hai người, họ lại được trở về bên nhau, sống với nhau hạnh phúc. Qua câu chuyện ta thấy, chất kỳ ảo lấn át chất kinh dị. Tuy vậy, tác giả đã kéo dài câu chuyện từ thế giới hiện
thực đi xuyên qua thế giới ảo để tiếp tục đời sống của nhân vật. Ở đây có vấn đề duyên và nợ, vấn đề sức sống bất diệt của tình yêu. Hay nói cách khác, chết chưa phải là một sự dừng lại, con người vẫn tiếp tục đi xuyên qua các thế giới khác nhau để tiếp tục cuộc sống của mình. Ở đây, hiện thực âm bản đóng vai trò là sự tiếp tục của hiện thực dương bản. Con người đi qua các thế giới khác nhau cũng như đi từ ánh sáng qua bóng tối, đi từ ngày qua đêm. Có thể trong quan niệm của Thái Bá Tân, con người có thể chết về thể xác nhưng linh hồn vẫn tiếp tục sống để thực hiện những mong mỏi, những khát vọng ở cõi khác khi trong cõi sống chưa kịp hoàn thành, còn dang dở. Câu chuyện vì thế chứa đựng một vẻ đẹp nhân văn.
Không chỉ thế, Thái Bá Tân còn rất tài tình trong việc xây dựng cuộc sống, hình ảnh đời sống con người nơi thế giới ảo thật phong phú, đa dạng, đấy triết lý nhân sinh. Ở Đổi đời là hình ảnh một con Tý phải sống hai kiếp người, mỗi kiếp một nhân cách, cuộc sống khác nhau. Nếu ở kiếp trước cuộc đời đưa đẩy con Tý đến với thế giới của sự giàu sang, đồng tiền chế ngự tất cả thì ở kiếp thứ hai cuộc đời lại đưa đẩy nó đến một kiếp người khác, kiếp này chỉ có lao động và tiến lên bằng chính sức lực và tài năng của mình. Nếu kiếp trước nó là bà Diễm Hạnh đầy tài tình, giỏi giang trong việc lừa đàn ông để có thật nhiều tiền và bị trả một giá đắt, phải “của thiên trả địa”, mang lấy ốm đau, bệnh tật. Đến kiếp thứ hai cái Tý sống khác. Cuộc đời không cho nó cơ hội tham lam, lừa tình nên nó sống rất đoan trang, mẫu mực, tự mình vươn lên, học giỏi và thành tài. Hay trong truyện Đừng đùa với ma, A Lẩu (cái xác chết lạnh toát) đã cứu sống bố thằng Tí trong lúc chỉ có một mình đối diện với kẻ sát nhân. Nhà văn đã dùng sức mạnh của người cõi âm để cứu sống người hiền lành nơi cõi trần thế. A Lẩu thật công bằng và độ lượng. Sau này ông còn giúp đỡ cho gia đình bố thằng Tí được khỏe mạnh, ăn nên làm ra và sống sung túc hơn. Với những hành động, việc làm của A Lẩu cho thấy con người
nơi cõi âm dễ dàng thấu hiểu bản tính và cuộc sống của người dương gian hơn cả. Ở một số truyện Tiểu Ái, Bạch Ngọc, Ma quỷ trong lòng ta, Mất ngủ... còn hàng loạt cảnh đời, số phận được nhà văn thổi vào đó một linh hồn để hiện lên một hiện thực cuộc sống sau cái chết đầy sống động, có linh hồn.
Nguyễn Ngọc Ngạn rất tài tình trong việc hướng độc giả đến những nhận thức về hiện thực của cõi âm theo cách riêng của mình. Trong truyện
Ngôi mộ mới đắp, nỗi phẫn nộ của bà Năm Tước trước những hành động man
dại của những kẻ mang đầy dã tâm, thú tính, bà phải trở về để cảnh báo, giải quyết nỗi phẫn uất khi bị chặt mất một cánh tay. Bất ngờ hơn nữa, trong truyện Bóng ma bên cửa độc giả còn được chứng kiến màn dạy con cháu của bà Cảnh sau cái chết đầy đau thương, bạc đãi. Qua đó ta thấy, hiện thực đời sống ngày càng suy thoái, đạo đức con người xuống cấp. Để nhận thức được điều đó nhà văn phải nhờ nhân vật bước qua bức màn của hiện thực để trở về dạy dỗ con cháu của mình, đưa chúng về sống đúng với những gì chúng được hưởng là cái giá chúng phải trả: Huân cũng phải chết, cái chết sau đó là Tạo – hai thằng con của bà Cảnh.
Vấn đề ân oán ở đời xưa nay luôn là chuyện được nói tới rất nhiều. Con người cõi âm phải chịu những cái chết oan ức sẽ quay về, có thể là cảnh báo và cũng có thể là đòi lại sự công bằng. Cô Hà trong truyện Cõi âm đã bước ra khỏi màn đêm của cõi chết, trở về với hiện thực đời sống để cảnh báo chồng mình, con người ham sắc dục và đam mê ái tình, đã cố tình để vợ mình phải chết một cách tức tưởi, oan ức. Sự quả báo đối với Quán phải sống với ma cụt đầu đã phần nào giải tỏa cho nỗi oan ức của Hà khi còn sống. Tương tự ở
Đêm không trăng hiện rõ cảnh đời của những kẻ đeo mặt nạ như Đồng đã bị
chính nạn nhân là vợ chồng Đắc và Xuân trả thù, báo oán, đem lại sự công bằng cho chính những người gặp nạn, giải tỏa mối nghi ngờ cho bố mẹ Đắc. Con người nơi cõi âm còn luôn luôn rõ ràng, minh bạch, có khi rất quyết liệt,
gay gắt. Giữa công lý và sự tàn nhẫn, giữa ác quỷ và người tốt luôn được đặt lên cán cân công lý. Ở Hồn về trong gió thể hiện rất rõ điều đó. Mẹ con cô Tuyết không chấp nhận sự độc ác và cách cư xử của ông Đào Ngọc Phú, họ đã hiện về để đánh vào suy nghĩ của ông, gián tiếp đẩy ông xuống mồ, tự đào huyệt chôn mình. Ghê rợn hơn, trong truyện Bóng người dưới trăng dường như còn là sự trả thù ác nghiệt của con với cha. Chánh tổng Hoán vì quá độc đoán, cậy quyền cậy thế mà khiến ai ai cũng phải khiếp sợ. Chính vì sự sợ hãi mà dẫn đến cái chết đầy thương xót của hai đứa con gái ông là Khuê và Cúc. Hai cô chết đi nhưng linh hồn luôn hiện về ám ảnh ông Hoán, kêu gọi ông về