Những con người tự đi tìm và thực hiện công lý.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 71)

11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)

2.2.3.Những con người tự đi tìm và thực hiện công lý.

Một trong những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa kiểu nhân vật trong truyện kinh dị với kiểu nhân vật trong các truyện thông thường khác là ở chỗ: nếu như các nhân vật trong các truyện thông thường khi gặp bất công, oan trái thì phần lớn là chịu đựng hoặc đấu tranh và kêu gọi sự trợ giúp của lẽ phải, công lí; còn các nhân vật trong truyện kinh dị không thế, nó thường tự mình thay mặt công lí, lẽ phải mà ra tay trừng trị kẻ ác, lấy lại công bằng cho bản thân mình.

Trong hầu khắp các truyện có biết bao oan khuất, bi kịch xảy ra đầy rùng rợn, thương tâm và như ta đã thấy, có thể trực tiếp, có thể gián tiếp nhân vật trong truyện thường tự đi tìm và phần lớn là tự ra tay thực hiện công lý.

Ở truyện của Thái Bá Tân với hàng loạt tình huống nhân vật trong vai trò của tòa án công lý giải quyết mọi oan khuất, trái ngang. Trong truyện

Bướm Trắng cả Bạch Điệp và Xuân Sinh đều hướng về nhau, nhưng chiến tranh đã cướp đi cô gái, để lại chàng trai đầy bàng hoàng, đau đớn. Người dương gian chỉ biết rằng: sự sống đã mất là con người mất. Như lẽ thông thường khi Bạch Điệp chết là hết sự sống, chỉ còn nắm xương khô ở sâu trong lòng đất. Ngược lại, người trong cõi âm thì khác, họ thấu hiểu mọi sự mà người cõi dương không thấy được, làm những điều mà người cõi dương không làm được. Bạch Điệp tuy đã hy sinh nhưng có thể sống lại để được làm vợ chàng trai – người mà nàng yêu say đắm, tiếp tục sống và tận hưởng quãng đời tuổi trẻ của mình. Trong Phật giáo được hiểu đó là kiếp “luân hồi” của con người, được tái sinh làm người để tiếp tục sống. Con đường trở lại trần gian của Bạch Điệp là nhờ một phần dòng máu của Xuân Sinh chảy trong người cô. Có thể nói, phần xác cô đã mất nhưng phần hồn còn nguyên vẹn. Từ đó cô lấy một phần thân xác của Xuân Sinh đang còn sống để lương tựa và cùng tồn tại. Xuân Sinh cho đi một phần máu thịt của mình nên cũng không được khỏe như xưa: “Phải mất đúng một năm Xuân Sinh mới truyền đủ sự

sống cho Bạch Ðiệp và vá hết những mẩu thi thể bị chiến tranh xé nát của cô bằng chính những sợi máu đỏ lấy từ tim anh, như người dệt thảm cần mẫn, hết ngày này đến ngày khác, hết tháng này đến tháng khác. Nước da anh xạm tái dần cho mặt Bạch Ðiệp thêm hồng. Cơ thể anh ngày một yếu gầy cho người yêu thêm trọng lượng. Anh đã phải chịu đau đớn, cái đau người sống phải chịu đựng vì người chết, như cái đau Bạch Ðiệp phải gắng chịu khi cô lặng lẽ chắp nhặt từng mẩu cơ thể để dẫn đường đưa đoàn xe vượt qua Cổng Trời. Như cô, anh không thể làm khác.” [3; 672-673]. Đó chính là công lý mà Bạch Điệp tự mình thực hiện để tiếp tục được sống. Cô không thể chết khi tuổi trẻ còn đầy sôi nổi và một người yêu trẻ trung, đang từng ngày từng giờ thương nhớ cô.

Đó là một luân lý thông thường mà thiên nhiên ban tặng cho con người, không có sức mạnh nào có quyền cướp đi quyền sống, quyền được yêu của họ. Không có luật pháp hay bệnh viện nào làm được mà chỉ có người trong cõi âm mới thực hiện được ước mơ, công lý này. Tương tự ở Hảo Nhạn, chiến tranh đã chia lìa Hảo Nhạn và anh thanh niên. Bom đạn đã cướp mất sự sống của cô. Còn anh thanh niên lại mang tội với cô khi không thực hiện lời hứa sau khi cô chết. Đó là “nghiệp chướng” mà anh phải ghánh lấy bệnh tật, sống ân hận suốt đời. Mặc dù vậy, sống nơi cõi âm ti Hảo Nhạn đã tự nuôi con khôn lớn, sống bao dung, độ lượng, dạy dỗ con thành người tốt để trở về tha thứ cho lỗi lầm của cha. Như vậy, người cha đã thanh thản ra đi. Hay ở Ma quỷ trong lòng ta, nhân vật Tôi (thủ phạm trong vụ giết hại cô bé câm trong chùa) đã nhận lấy án mạng là căn bệnh ung thư hiểm nghèo, cái chết đang rình rập để trả thù cho tội lỗi của ông ta. Theo luật nhân – quả trong kiếp luân hồi của đạo Phật, đó là một án mạng đầy công bằng giữa cô bé câm đã chết và tên sát nhân đang chuẩn bị lãnh án. Ở Người đàn bà trùm khăn đen, cô mất sớm để lại đứa con bơ vơ, đói khổ. Cô đã phải nuôi con gián tiếp bằng cách, ngày ngày đi xin cá thả vào vũng nước gần nhà để đứa con tự ra mò về ăn. Một điều hiển nhiên trong tự nhiên: nếu không ai nuôi dưỡng, đói khát thì đứa con sẽ không sống nổi. Người đàn bà phải tự cứu sống và nuôi dưỡng đứa con. Đó là một hành xử mà chỉ có người cõi âm mới thấu hiểu và thực hiện. Một chân lý nữa ở đời là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Ở truyện Đổi đời với nhân vật cái Tý (hay bà Diễm Hạnh sau này) là một điển hình. Cái Tý sẽ trở nên đầy mưu mô, láu cá, sống lợi dụng, buông thả khi bị xã hội đưa đẩy đến những chốn phồn hoa đô hội, hòa nhập với những người thành phố nhiều tiền của, xa hoa trụy lạc. Ngược lại, khi trải qua kiếp luân hồi, “đầu thai” trở lại cuộc sống chân chính nó đã là một cô gái tài năng, giỏi giang. Điều đó cho thấy, chính bản thân cái Tý là một người con gái thông minh, giỏi giang, chăm chỉ, đức độ. Chỉ sau khi “đầu

thai” sống tiếp chúng ta mới nhận thấy điều đó. Một chân lý được sáng tỏ do những con người của thế giới tâm linh, của cõi âm hóa giải, bênh vực phần nào cho những kiếp sống đầy bất hạnh nơi trần thế, dương gian. Hay trong truyện Đừng đùa với ma nhà văn đã mở ra một điển hình nhân vật được con người của cõi âm cứu sống, giúp đỡ và giải thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Bố thằng Tí giữa cảnh nghèo khổ, phải kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm chở xác chết – cái nghề bạc bẽo, rùng rợn nhất thế gian. Dù vậy, anh vẫn miệt mài, không quản ngại khó khăn, gian khổ, vẫn tận tâm, tận tình với nghề. Mỗi một xác chết anh chở đi là một kiểu rùng rợn khác nhau. Lần này là xác chết do kẻ sát nhân giết hại rồi thuê anh chở về cùng. Kẻ sát nhân không chỉ giết người khác, mà hắn còn mang ý đồ giết hại chính anh trên đoạn đường trở về. Ở trên trần gian ta vẫn được nghe những câu chuyện về những người thoát nạn, may mắn, chết đi sống lại... Anh là một trường hợp như thế. Khi cái chết cận kề, nhát búa đã được đè vào đầu mà vẫn may mắn thoát chết. Ở giữa chốn hoang vu trong đêm tối, không nhà cửa, không bóng người qua lại... Nếu không được A Lẩu – cái xác chết chỉ còn linh hồn đó cứu giúp, anh đã mất xác dưới nhát búa của tên sát nhân ngay lúc đó. Có thể nói, đó là một sự màu nhiệm nhưng thật công bằng, hợp lý, rất có hậu. Trong Bài ca buồn cũng là trường hợp tương tự. Cô bé Nụ mồ côi, sống đường sống chợ, kẻ qua người lại coi khinh, rẻ rúng. Sẽ chẳng có ai chấp nhận dang tay đưa nó về cho nó ngụm nước hay bát cơm. Chỉ có những người nơi cõi tâm linh, thần linh, Tiên, Bụt mới sẵn sàng giúp đỡ con bé...

Đến Nguyễn Ngọc Ngạn độc giả lại được chứng kiến biết bao cảnh đời oan khuất, bi kịch nhưng vẫn được giải quyết công bằng, minh bạch, thỏa mãn ước mong của những người không may bị hoạn nạn. Trong Tiếng quạ

réo vong hồn đã thể hiện rõ sự giải cứu của bà Cần với cô con gái Trinh. Qua

Cần đã dẫn bà đến nơi Trinh bị giết. Cái chết đầy thương tâm, bí ẩn của Trinh đã khiến cô phải hiện về báo mộng cho mẹ và chị để giải cứu cô khỏi án mạng. Quá trình tìm kiếm Trinh như có sự đưa đường chỉ lối của cô nên việc tìm kiếm đã thành công, sự thể trắng đen được phơi bày. Người chồng giết vợ đã bị khui mặt nạ. Đôi khi với những cái chết đầy thương tâm, bí ẩn trong cuộc sống khiến cho sự tìm kiếm kéo dài mãi, dần mất tung tích và bị xóa nhòa. Có thể do những lý do khó hiểu nào đó mà người chết phải chịu những nỗi oan khuất, không được hóa giải. Cũng có khi linh hồn báo mộng để cho người sống giải quyết hộ, hoặc tự mình thanh toán những mối oan khiên nơi cõi trần thế. Hoặc trong truyện Bóng ma bên cửa bà Cảnh đã cùng với con bé Thanh giải quyết mọi ân oán nơi những đứa con bất hiếu, bạc đãi với bà. Bài báo oán bắt đầu từ người con trai cả là Huân, và chắc chắn cái chết tiếp theo sẽ là dành cho Tạo. Bà Cảnh đã lần lượt báo oán, trở nợ với những đứa con bất hiếu mà không một lực lượng nào có thể thực hiện được. Chỉ có người trong cuộc như bà mới thấu hiểu và thực hiện nó một cách đầy công bằng, chính đáng. Tiếp đến với những cái chết oan ức trong gia đình thường chỉ những người trong gia đình là thấu hiểu hơn cả. Ở truyện Cõi âm, sau cái chết của Hà là hàng loạt chuyện rùng rợn xảy ra. Hà đã bao lần chấp nhận số phận, chịu tủi, chịu cực để gia đình được ấm êm mà vẫn phải chịu một cái chết thương tâm, cay đắng. Sự tệ bạc của Quán khiến Hà chết đi sẽ mang đầy uất ức, hận thù. Chính luật nhân – quả đã giải quyết Quán, đẩy anh vào những nỗi sợ kinh hoàng và cho anh những thứ anh đáng được nhận. Người mà anh phấn đấu hết mình để yêu và có được chỉ là một con ma cụt đầu. Chính sự sợ hãi và kết quả có được của anh đã đủ để khiến anh không thể sống yên ổn và sẽ không bao giờ có thêm hạnh phúc tiếp theo. Ở Đêm không trăng vợ chồng Đắc và Xuân cùng kết hợp để trả mối thù với kẻ giết hại mình là Đồng. Qua hàng loạt sự che đậy kín đáo thì Đồng cũng bị oan hồn của vợ chồng Đắc lột

bỏ chiếc mặt nạ, đẩy Đồng đến cái chết kinh hãi, xót xa như vợ chồng Đắc đã phải chịu. Rồi truyện Hồn về trong gió là một trận địa được bày ra đầy công phu. Nạn nhân là mẹ con cô Tuyết sẽ không trực tiếp thực hiện cuộc báo oán nhưng cô dàn bày trận địa để kẻ thù tự đào mồ chôn mình giữa đêm mưa. Cái chết của ông Đào Ngọc Phú như một sự tự lãnh án tử hình do tự nhiên sắp đặt. Ta vẫn biết, sức mạnh của thiên nhiên là vô cùng vô tận. Con người chỉ là một đốm nhỏ trên quả địa cầu, để tồn tại chỉ bằng cách phải tuân phục. Không có lực lượng nào có thể chống đỡ lại thiên nhiên. Ở Bóng người dưới trăng lại là sự báo ân trả oán của con với cha. Khuê và Cúc phải chịu cái chết như sự bỏ chạy khỏi gia đình, nơi có một người cha đầy khắc nghiệt, độc ác để trở về với cõi âm, sống tiếp một cuộc sống khác. Cuộc sống sau cái chết của Khuê và Cúc trong vai trò của một tòa án, xử lý rất công bằng, minh bạch đối với ông Chánh tổng Hoán. Qua hàng loạt những lần hiện về cảnh báo, đánh động lương tâm ông Chánh, để cuối cùng ông phải lãnh án mạng bằng cái chết tự hại: “...ông nằm cứng đơ trên nền nhà, máu ứa ra từ miệng và hai lỗ mũi, da

mặt thì đã biến thành màu đen sạm. Tay phải ông còn cầm chai thuốc độc của ông thầy Tàu đã vơi đi một nữa…” [audio 2; 64].

Tóm lại, việc xây dựng những nhân vật tự đi tìm và thực hiện công lý có lẽ chỉ có trong truyện ma và những áng văn kỳ ảo, huyễn hoặc. Nó làm thỏa mãn những ước mơ, khát vọng về công lý, lẽ phải. Đi vào khám phá ra một hiện thực mới đầy nhân văn, nhân đạo.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 71)