14 Ma với tư cách là nhân vật văn học, Ngô Tự Lập.
3.2.2. Nhấn mạnh các hành vi đặc biệt (báo oán, trả thù), nhấn mạnh vào đời sống tâm linh (nhân vật chấn thương, những giấc mơ và
mạnh vào đời sống tâm linh (nhân vật chấn thương, những giấc mơ và công lý):
Ngoài bút phát xây dựng nhân vật phi điển hình hóa, truyện kinh dị còn hướng vào khắc họa các hành vi đặc biệt, nhấn mạnh vào đời sống tâm linh nhân vật. Nhân vật trung tâm đã thoát khỏi “phạm vi sống” từ đời sống xã hội bước vào đời sống tâm lý – tâm linh cá thể. Trong các sáng tác của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn đã xây dựng được các kiểu nhân vật xoáy sâu vào vùng vô thức, tiềm thức, đáy sâu bí ẩn và những vùng ký ức nằm ngoài ý thức con người. Nhân cách được phân hóa thành các nhân vật báo oán, trả thù; các nhân vật chấn thương, những giấc mơ và công lý cho con người. Tất cả đều hướng vào thỏa mãn khát vọng về sự công bằng, lẽ phải, giải phóng con người khỏi những bất công phi lý, dành lại quyền tự do cá nhân, sự hướng thụ chính đáng.
Truyện Thái Bá Tân hiện lên hàng loạt nhân vật phải chịu bất công, oan ức nhưng kết thúc cũng được hóa giải, thỏa mãn sự theo dõi của độc giả, lý giải xác đáng cho chân lý “ở hiền, gặp lành”, “ác giả, ác báo” trong triết lý ngàn đời nay của nhân loại. Anh thanh niên (nhà văn nổi tiếng) trong truyện
Hảo Nhạn, người đàn ông (nhân vật tôi) trong Ma quỷ trong lòng ta thuộc các
kiểu nhân vật bị lực lượng vô hình quả báo. Dù không bị báo oán, trả thù bằng những hành động man rợ nhưng các nhân vật lại phải mắc một căn bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa. Điều đó đồng nghĩa với giấc mơ quả báo, đem lại công bằng cho nhân vật. Nhân vật cái Tý (bà Diễm Hạnh) trong Đổi đời,
ông Dụng trong Mất ngủ là kiểu nhân vật chấn thương với những mặc cảm tội lỗi. Từ góc độ phân tâm học, mặc cảm gắn liền với vô thức, tội lỗi. Cái Tý đã có những hành động lợi dụng, cố tình lợi dụng trong thời tuổi trẻ, cho đến khi gặp sự không may (sự quả báo của quy luật) mà rơi vào trạng thái bị ám ảnh. Mặc cảm tội lỗi khiến cho cô phát điên hoặc đau ốm dài trên giường bệnh “không ai biết”. Đó chính là những hành động của vô thức, được xem là hành động chi phối toàn bộ tác phẩm, vừa lí giải bí ẩn con người cái Tý lại vừa quy định số phận của cô. Còn ông Dụng bị ám ảnh tội lỗi dằn vặt đến mức rơi vào ảo giác, mộng du.
Đến các nhân vật của Nguyễn Ngọc Ngạn như: ông Đào Ngọc Phú (Hồn về trong gió) bị rơi vào ám ảnh tội lỗi gây ra với cô Tuyết. Những hồn ma của đứa bé ăn xin hiện về với ông, sự ảo giác của ông khi gặp cảnh con mèo đen như đánh nhau với ma rồi chết, con quạ đen kêu lên ai oán. Ông Phú không ngủ được, như người say thuốc, như kẻ bị hớp hồn. “Năm lần bảy lượt” gặp đứa bé ăn xin là ma. Đó là những điềm đánh động khiến ông không nguôi cảm giác phạm tội, đã tạo nên nỗi ám ảnh cho chính ông và cho cả độc giả. Nỗi ám ảnh đã dẫn ông đến ảo giác tự đào mộ chôn mình. Nhân vật Nghiêm và Đào (Ngôi mộ mới đắp) cũng với những hành động phạm tội, xúc phạm đến thân thể người đã chết nên bị ám ảnh nặng nề. Ông chánh tổng Hoán (Bóng người dưới trăng) lại bị chính hồn ma của những đứa con gái của mình hành hạ, ám ảnh. Nhân vật Quán (Cõi âm) thì phải chịu sự quả báo mất vợ và lấy ma. Bà Cảnh và con bé Thanh (Bóng ma bên cửa) là nạn nhân của gia đình, là những nhân vật chấn thương mang mặc cảm tàn phế nên phải chịu bất hạnh, chết thảm thương. Những đứa con của bà Cảnh là Tạo và Huân cũng rơi vào mặc cảm tội lỗi mà phải lãnh cái chết. Đồng (Đêm không trăng) là kiểu
nhân vật bí ẩn, kết cục cũng phải lãnh án mạng...
Trong đời sống con người, niềm tin vào sức mạnh tự nhiên giữ một vai trò đặc biệt quan trọng và nó khác với các kiểu niềm tin xã hội khác. Nếu
niềm tin khoa học được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về hiện thực khách quan thì niềm tin vào tự nhiên được coi là lực lượng quyết định số phận của con người. Xây dựng nhân vật nhấn mạnh vào các hành vi đặc biệt, đời sống tâm linh là một điểm mạnh của văn học kinh dị nói chung và truyện kinh dị của hai nhà văn nói riêng. Đó cũng là những thành công nhất định hai tác giả đạt được trên con đường kiếm tìm cái đẹp trong văn học.