Thời gian nghệ thuật đặc biệt:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 96)

11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)

3.1.2. Thời gian nghệ thuật đặc biệt:

Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm: “Thời gian nghệ thuật là

hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian nghệ thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát thành vô tận” [44; 322].

Trong các sáng tác của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn, thời gian nghệ thuật được tổ chức đa dạng. Có khi là thời gian phi tuyến tính, không theo mạch trình tự giữa quá khứ - hiện tại – tương lai; có khi theo mạch thời gian – phi thời gian, vô minh hóa thời gian (loại thời gian tâm lý của nhân vật bị cách ly với đời sống xã hội). Hầu như các kiểu thời gian đó không đồng nhất, không trùng khít. Do đó, cách tổ chức thời gian nghệ thuật có nhiều tìm tòi, cách tân mới mẻ. Thời gian nghệ thuật đó đóng vai trò quan trọng, giúp cho các nhà văn tạo nên những cảm giác “hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh

thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ”13 [73], từ đó tác động mạnh mẽ vào tâm hồn độc giả.

3.1.2.1.Thời gian phi tuyến tính:

Là cách thức mà các sự kiện thường được miêu tả theo dòng hồi ức. Thời gian của tác phẩm được tổ chức không theo trình tự thời gian quá khứ - hiện tại – tương lai, có thể kết quả được trần thuật để xảy ra trước, nguyên nhân của nó lại được kể trong thời gian đã qua.

Trong các sáng tác của Thái Bá Tân có cách thức sắp xếp thời gian đa dạng, mỗi tác phẩm một quy trình khác nhau. Trong truyện Hảo Nhạn thời gian được trần thuật theo ngôi thứ ba qua lời kể lại của nhân vật tôi. kết quả câu chuyện về anh bộ đội trong chiến trường năm xưa mắc lỗi với người yêu, mang tội với người đã chết để phải ân hận suốt đời. Kết quả câu chuyện được nhân vật tôi kể lại trước. Nguyên nhân ngày hôm nay anh ngồi đây với căn bệnh sắp chết đó chính kết quả của tội ác mà anh gây ra năm xưa, sự quả báo cho tội lỗi mà anh đã làm.

Trong truyện Ma quỷ trong lòng ta cũng là câu chuyện của nhân vật tôi – thủ phạm gây ra tội ác để kết quả bị trừng phạt. Nhân vật tôi không nói tên lúc đầu, để khi kết thúc tự nhận là thủ phạm gây bất ngờ, đáng tin cậy. Từ xưa đến nay ta vẫn thường nghe những câu chuyện về sự báo ân, trả oán, sự quả báo... và thường chỉ như những lời cảnh báo, đe dọa con người tránh ác, ở hiền. Mặc dù vậy, có những người có những hành động gây tai ương vạ gió, độc ác rồi suốt đời ân hận, sống trong nỗi ám ảnh không thể sửa chữa được. Đó là những hành động mà nhân vật cho rằng nó ngoài ý muốn của anh ta, giống như hoàn cảnh nhân vật kể chuyện. Kiểu nhân vật tự thú tội là môtíp khá phổ biến trong tác phẩm của Thái Bá Tân. Chính vì thế, nguyên nhân –

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w