11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)
3.1.1. Không gian nghệ thuật đặc biệt:
Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng gắn liền với một không gian nhất định. Không gian nghệ thuật là kết quả trong quá trình sáng tạo của nhà văn, vì vậy không gian đó không đồng nhất với không gian địa lý, không gian vật lý hay không gian vật chất. Nó là không gian sáng tạo của nhà văn, người nghệ sĩ.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán viết: “Không
gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [46; 162]. Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ
thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” [72; 88]. Ông còn khẳng định một cách chắc chắn: “không có hình tượng nghệ thuật nào không có không
gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó” [72; 88], và
“không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [72; 89].
Như vậy, không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật”. Trong hệ thống tác phẩm của hai nhà văn không gian vừa có không gian đa tầng, đa diện đầy màu sắc; vừa có không gian đồng hiện, tuyến tính xuất hiện cùng lúc đầy phong phú, đa dạng.
3.1.1.1 Không gian đa tầng, đa diện:
Không gian đa tầng, đa diện là không gian được lắp ghép, đan quyện
phủ đầy màu sắc, âm thanh, ánh sáng bao trùm lên mọi sự kiện trần thuật. Có thể nói không gian đa tầng, đa diện là không gian hiện thực – tâm lý, với sự đan xen, xâm nhập thường xuyên của không gian hồi ức, giấc mơ vào thế giới hiện thực. Không gian vì thế bị kéo giãn, mở rộng biên độ về phía vô thức. Nhân vật thường xuyên đi về giữa hai không gian quá khứ - hiện tại. Nghệ thuật làm mờ, ảo hóa không gian, cùng việc khơi sâu vào vùng không gian vô thức đã phủ lên không gian truyện một màu sắc huyễn hoặc, ly kỳ. Kiểu không gian này có mặt trong hầu hết truyện kinh dị và gắn liền với sự trở lại của hồi ức, của quá khứ. Cấu trúc không gian đa tầng, đa diện, phức tạp chồng chéo biểu hiện cách nhìn, quan niệm của nhà văn về hiện thực và con người.
Trong các sáng tác của hai nhà văn Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn, không gian đa tầng, đa diện được miêu tả hết sức phong phú, đa dạng, có không gian trong bóng tối, ban đêm, căn nhà hoang, nghĩa địa, cõi âm ti, không gian thực, không gian ảo... Tất cả các khối không gian đó được vẽ lên tạo thành một bức tranh muôn màu sắc về hiện thực. Xây dựng không gian độc đáo, tác giả đã tìm được nơi để gửi gắm vào đó tư tưởng, tình cảm và những khát vọng khám phá con người, xã hội và cuộc đời của mình.
Đến với không gian muôn màu sắc, ánh sáng được lắp ghép qua vùng ký ức của nhân vật, sự mô tả của nhà văn, trong tác phẩm của Thái Bá Tân lần lượt các bức tranh khác nhau được mở ra. Trong Bài ca buồn tác giả đan dệt giữa không gian thực và không gian của giấc mơ xây dựng lên hình ảnh con bé Nụ đầy thương tâm, đau khổ. Nơi ở khi nó mới sinh ở với bà, sau ở với người bà con xa, ra thành phố là đầu đường, xó chợ, bến xe, bến tàu, gầm cầu, vỉa hè... Không gian bóng đêm bao phủ, lúc mưa gió vắng vẻ, đói khát đẩy nó vào cuộc sống “màn trời chiếu đất”, không nơi nương tựa, bơ vơ, tủi cực. Không gian khuya khoắt, lạnh lẽo, trời mưa làm nó “ướt sũng”, rét “run bần
đường trơ trụi”, vàng vọt treo trên cao may ra có thể sưởi ấm nó và cũng là
hy vọng cuối cùng của nó. Giữa cơn nguy kịch nó chìm vào giấc chiêm bao, một không gian tưởng tượng xuất hiện. Nó được đưa vào trong một chiếc xe hơi ấm áp “nhưng rất tối. Nó thấy lạ khi thấy xe không bật đèn, không cả
tiếng máy nổ” [3; 659]. Không gian con đường đưa nó đến ngôi nhà biệt thự trong giấc mộng cũng là con đường kỳ lạ, “nó biết ở đây không có con đường
nào ô tô đi được. Nó nhìn ra ngoài thấy tối om, nghe có tiếng gì như tiếng lá ngô quệt vào xe. Hình như có cả tiếng nước chảy mạnh” [3; 659]. Không gian tòa biệt thự nó được vào là “một tòa biệt thự rất đẹp thắp đèn sáng trưng cả
ba tầng, nhưng tịnh không một tiếng động (...)” [3; 659] khiến nó ngây ra vì ngạc nhiên. Trong “buồng vệ sinh sáng loáng với bồn tắm (...). Nước ấm
(...)” [3; 660]. Căn nhà tiện nghi có “phòng ăn”. “đẹp và sang trọng”, “chiếc
ghế cạnh cái bàn lớn hình bầu dục phủ khăn ăn trắng toát đầy những món ngon lành” [3; 660]. Ăn no nó được ngủ trong phòng ngủ ấm áp. Tỉnh giấc trở về với thực tại trước mắt nó là không gian tuyệt vọng bao phủ: “Nó khóc lâu lắm, khóc vì nghĩ tới cảnh đêm đêm đứng giữa trời mưa dưới cột đèn cùng cái đói, cái lạnh và những tia bùn bẩn người ta té lên người nó...” [3; 664]. Không gian “vỉa hè nhớp nháp” chính là nơi nó nằm chết còng queo vì đói và rét, “ánh sáng vàng vọt, yếu ơt” của những ngọn đèn đường là ngọn lửa cuối cùng sưởi ấm con bé trong đêm mưa lạnh. Rõ ràng lúc này chỉ có không gian cõi âm là cứu cánh duy nhất của con người trong cơn cùng tuyệt vọng. Không gian mơ hồ, tưởng tượng là một miếng ghép nhỏ trong vùng suy nghĩ bị đảo lộn. Chỉ đến mức đường cùng, cơn bi phẫn của cuộc đời bỗng vùng không gian trừu tượng đó mới hiện hình, phát huy tác dụng. Đó chính là vùng không gian chìm sâu trong thế giới hiện thực ta chưa biết, nó khó bề cắt nghĩa khi người bình thường chưa chạm tới, và nó được giải thích rõ ràng,
cứu cánh đắc lực cho những số phận kém may mắn trong cuộc đời giống như con bé Nụ.
Trong truyệt Mất ngủ là bức tranh không gian nơi ngõ hẻm nhà ông Dụng. Không gian được mô tả chủ yếu vào ban đêm bao phủ bóng tối, ẩm ướt, lại có gió lạnh. Ngõ phố về đêm “chìm trong im lặng”. “Đôi nhà còn đỏ
đèn”. “Ngõ nhà ông tối, chỉ được chiếu sáng bằng ngọn đèn tròn tù mù 60 watt” [3; 262]. Ông Dụng mắc chứng mất ngủ. Đêm đó bọn trộm đột nhập vào nhà vợ chồng anh Châu. “Người ta thấy cánh cổng nhà vợ chồng anh
Châu mở toang, còn cháu Hồng, mười ba tuổi, con gái duy nhất của họ thì nằm chết ngay ở bậc tam cấp, máu me đầm đìa.” [3; 264]. Không gian chết chóc trong đêm tối khiến ông Dụng rơi vào sự dằn vặt, chất vấn lương tâm. Điều đó kéo dài lâu, cộng với chứng mất ngủ thành căn bệnh khó chữa của ông Dụng. Dường như ông bị rơi vào chứng bệnh hoang tưởng nên không biết là mơ hay thực. Vào một đêm ông đã trông thấy cảnh tượng đầy rùng rợn.
“Ba giờ sáng. Trời tối, lại có gió lạnh. Xung quanh không tiếng động, trừ tiếng con Mực (...) Lối đi phía dưới vắng tanh. Ngọn đèn sáu mươi watt trước nhà ông Hoạch chiếu tù mù, (...). Bên ngoài trời vẫn tối đen và ẩm ướt. Xung quanh yên ắng lạ thường (...). Cái bóng nhỏ màu trăng trắng đứng co ro bên cửa nhà anh Châu, chỉ cách ông khoảng mươi mét.” [3; 267-268]. Đó chính là hồn ma con bé Hồng đang ôm mớ bụng bầy nhầy trên tay đứng nhìn ông đầy đau đớn. Điều đó cắt nghĩa rõ ràng cho nguyên nhân căn bệnh của ông Dụng. Mọi hành động trái với lương tâm sẽ biến thành ảo giác trước những không gian đầy mơ hồ, tăm tối, ma quỷ. Bao phủ trong tâm trí những con người có những hành động trái với suy nghĩ, tâm tư thường là những không gian không bình thường, đẩy những người đó rơi vào chứng bệnh, nhẹ là sự hoang tưởng, nặng là chứng tâm thần phân liệt. Đó là những căn bệnh mà
dưới nhãn quan của họ chỉ toàn một không gian đen tối, âm u, hoang mang, hoảng sợ, đầy hồn ma quanh quất.
Tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn với lợi thế miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từng bối cảnh truyện nên bức tranh không gian được khắc họa sâu đậm nhiều màu sắc, âm thanh, ánh sáng. Trong truyện Bóng ma bên cửa tác giả xây dựng được nền cảnh của người cõi âm và người cõi dương, hòa quyện với không gian thực và không gian ảo, không gian tưởng tượng tạo ra ảo giác, sự hoang tưởng. Không gian thực nơi bà Cảnh đang sống là ngôi nhà của người con út tên Tạo, “căn nhà nhỏ ở ngoại ô về phía Hóc Môn” [audio 2; 1]. Không gian
căn nhà nhỏ hẹp, vợ chồng Tạo buôn bán nhỏ cũng đủ ăn ngày hai bữa, nhưng Tạo dính phải nạn ham đánh số đề và cá độ, nợ nần chồng chất. Đứa con gái Tạo bị câm từ nhỏ. Vợ chồng Tạo chuyên hắt hủi, chửi rủa con bé bằng những lời lẽ cay độc. Nền cảnh tạo cho không gian gia đình nơi bà Cảnh sống không khác gì địa ngục. Bà bị đau “nằm chơ vơ trên căn gác nóng phó mặc cho con
bé Thanh coi sóc.” [audio 2; 01]. Một tháng sau bà Cảnh chết, không gian đám ma ngập tràn trong sự tính toán, mưu kế kiếm lời của vợ chồng Tạo và vợ chồng Huân – con trai cả của bà Cảnh. Hai anh em tính toán tiền nong suốt dọc đường đưa mẹ ra đồng, đến gần hạ huyệt không dừng. “Đám ma hôm ấy
trời u ám lạ lùng, mây đen che kín bầu trời và gió vù vù thổi.” [audio 2; 05]. Đắp mộ xong trời đất âm u, “có thể mưa rào sẽ đổ ập xuống bất chợt” [audio 2; 07]. Và cũng bất chợt con bé Thanh bị câm từ bé bỗng cất câu nói duy nhất: “Mẹ ơi, bà nội gọi bác Huân” [audio 2; 08]. Không gian lúc này trở nên
đầy bí ẩn, hoang mang. Về đến nhà con bé Thanh lại có hành động: “con
Thanh dưới bếp đi lên, tay cầm tờ giấy học trò đưa cho Huân. Huân trố mắt nhìn thì thấy trên trang giấy chỉ viết có một dòng là: 15/9.” [audio 2; 10]. Cả hai hành động đột ngột, bí ẩn của con bé như một điềm báo lạ, khiến cho không gian hiện thực trở nên âm u, mờ mịt, đầy ám ảnh. Cũng đêm đó Huân
bị hiện tượng “bóng đè”. Anh bị rơi vào cảnh tượng toàn thân cứng đờ, mắt nhìn thấy mà người không cử động được. Bà Cảnh từ cõi âm hiện về với Huân. Không gian đêm tối khiến Huân bị rơi vào hoang mang, sợ hãi. Một không gian đầy ảo giác, hoang tưởng ập xuống đầu Huân: “Mỗi tiếng động
quanh nhà đều làm Huân giật mình, mỗi bóng cây lay động ngoài sân đều làm Huân hoảng sợ, mỗi cơn gió lùa qua khe cửa đều làm Huân run lẩy bẩy”
[audio 2; 13]. Hai tuần sau bà Cảnh lại hiện về với vợ chồng Tạo. Đêm đầu tiên với Hường – vợ Tạo, “khoảng 2 giờ sáng, trong căn nhà nhỏ của Tạo ở
vùng ngoại ô tăm tối, không gian hoàn toàn tĩnh mịch, ngoài đường chưa có tiếng xe chạy, phố xá chưa có ai thức giấc. Đêm mùa hè vẫn hừng hực sức nóng, mái tôn tường gạch giữa cái oi lồng rực lửa của buổi trưa còn sót lại (...) bất chợt giữa cái tĩnh mịch, thăm thẳm của nửa đêm về sáng con chó nhà hàng xóm đối diện bên kia đường cứ tru lên từng hồi kinh sợ.” [audio 2; 14], “Tiếng chó vừa dứt thì có luồng gió thật mạnh giá buốt thổi vụt qua cửa sổ (...)” [audio 2; 15]. Lúc này xảy ra một không gian đối cực giữa hai cảnh
tượng, Tạo thì nóng, mồ hôi vã ra. Còn Hường thì lạnh toát, run rẩy. Cái bóng người lướt qua cửa sổ khiến Tạo nghi ngờ: chắc vợ mình mơ? Rồi anh bán tín bán nghi: hay là con câm?. “Những âm thanh ghê rợn vang lên giữa đêm
khuya làm Tạo rùng mình dựng tóc gáy. Ngay sau đó lẫn trong tiếng chó sủa có tiếng người hét lớn ở nhà trên” [audio 2; 18]. Trên lại thấy bóng người đi ngang cửa sổ. Tạo vẫn cho rằng đó là con Thanh, nhưng khi lên gác vạch mùng không thấy con bé đâu, cơn gió lạnh lại xoay sang ập vào người Tạo, khiến gã như bị rơi vào ảo giác. Anh thấy chiếc áo sơ mi cũng lạnh toát, trong khi Hường không thấy gì. Hai người lên gác thắp hương cho bà Cảnh, Tạo như bị khối ảo giác đè nặng lên người: “Những bậc thang gỗ cũ kỹ kêu lên
răng rắc theo mỗi bước chân của hai vợ chồng. Lên hết cầu thang vừa đạp chân vào sàn gác Tạo đã kinh hoàng thụt lùi lại và suýt đẩy cả Hường cùng
cái bật lửa xuống lầu. Trong bóng tối mờ mờ của căn gác lạnh lẽo. Tạo thấy mẹ mình ngồi xếp bàn trên chiếc giường mà bà đã nằm chết.” [audio 2; 21]. Cả Hường cũng bị chìm vào ảo giác trong bóng đêm với hình ảnh của bà Cảnh, “trong cái không gian âm u của căn phòng có một người mới chết.
Dường như có sức mạnh vô hình nào đó vừa biến đổi tâm hồn Tạo khiến gã chỉ thở phào” [audio 2; 22]. Không biết thực hay hư Tạo lại bị ảo giác làm cho hoang mang, sợ hãi bao phủ toàn căn nhà là không gian âm u, mờ tịch của cõi âm: “Nhà Tạo có cái ban công trông xuống con đường nhỏ chạy ngang
nhà Tạo. Cây vú sữa trồng ở góc sân, cành lá um tùm phủ bóng mát cho cái ban công nhà Tạo những buổi trưa nắng gắt. Giờ này dưới ánh trăng cành lá lung linh phủ mờ ở ban công, chỗ tối, chỗ sáng. Tạo vô tình quay ra thấy mẹ mình đứng bấu hai bàn tay vào chấn song cửa, nửa khuôn mặt hốc hác bị che khuất bởi một nhánh cây thưa lá.” [audio 2; 23]. Lúc này cả tinh thần và thể xác hai vợ chồng đã rã rời, bủn rủn không còn định thần nổi trước bao cảnh tượng kỳ quái. “Tạo vừa dứt lời thì cánh cửa sổ bên cạnh giường bỗng bật
tung ra, đập mạnh vào vách, rồi một luồng gió ào ào thổi vụt vào như trận cuồng phong làm bay tung cái mùng tung bốn phía” [audio 2; 26], “Trong khoảnh khắc một bóng đen đi lướt qua rồi gió ngừng hẳn không thổi nữa, trả lại cảm giác bình thường cho đêm hè oi ả” [audio 2; 27]. Rồi lại quyển vở ghi
la liệt dòng số “15/9” của con bé Thanh và đúng ngày 15/9 Huân chết trong trận giao chiến với đám con nợ. Không gian gia đình lúc này trở nên u ám, ma quái, đầy ám khí tử thần. Sau cái chết của Huân con bé Thanh lại cất lên câu nói duy nhất: “Mẹ ơi, bà nội gọi bố” và tờ giấy ghi ngày 15/10 như một điềm báo mới dành cho Tạo. Chỉ bằng bút pháp minh họa cho một không gian gia đình đầy ắp sự giả dối, bất hiếu, vô lễ đã khắc họa được một không gian khác – không gian bao phủ toàn âm khí, chết chóc, ma quỷ hiện hồn. Không gian đó xuất phát từ những con người vô tâm, bất hiếu trong gia đình khiến cho
lương tâm, suy nghĩ bị rơi vào nỗi ám ảnh. Khi bị chìm trong sự trăn trở về những hành động trái lương tâm bỗng nhiên những con người đó sẽ bị ký ức đẩy vào vùng suy tư day dứt, ám ảnh, dằn vặt. Và điều quan trọng dưới nhãn quan của họ chỉ toàn một không gian của sự trả thù, của cõi âm, của bóng ma nạn nhân sẽ dằn vặt, ám ảnh họ, đẩy họ đến những hành động tự chôn sống mình hoặc tự mình đẩy mình đến cái chết.
Ở truyện Hồn về trong gió nhà văn thật tài tình khi xây dựng được bức tranh đầy ảo mộng, nhiều sắc màu âm dương. Không gian thực – ảo, không gian trần thế - cõi âm, hiện tại – quá khứ đan xen đủ màu sắc. Mở đầu truyện tác giả miêu tả không gian khu nghĩa trang tư của dòng họ ông Đào Ngọc