Hiện thực “ảo”, hiện thực “bóng” hay những khám phá mới về cái khác, cái chưa biết của thế giới:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 36)

11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)

2.1.2. Hiện thực “ảo”, hiện thực “bóng” hay những khám phá mới về cái khác, cái chưa biết của thế giới:

về cái khác, cái chưa biết của thế giới:

Trong thế giới luôn tồn tại hai vấn đề giữa cái khả giải và bất khả giải, luôn tồn tại những giới hạn mà con người phải cố gắng bước qua. Đôtxtôiepxki từng nói: "Tôi có một cách nhìn riêng đối với hiện thực, cái mà

đa số gọi là huyễn hoặc hay đặc biệt thì đối với tôi lại chính là bản chất của cái hiện thực". Cái kinh dị hay ảo hóa sự kiện đời sống là cách thức tiếp cận

nhằm sáng tạo ra những tình tiết li kì. Cái kinh dị, ma quái ở đây thực hiện chức năng biến đổi đời sống, nhìn đời sống vốn quen thuộc trong một hình thức mới, một góc độ mới, khách quan hơn. Có không ít nhà Mĩ học Mác-xít đã tái hiện hiện thực một cách trung thực thế giới bên ngoài với những gì nó vốn có. Và như thế vô tình họ đã biến tác phẩm văn học thành những bản sao của đời sống. Tìm hiểu hiện thực “ảo”, hiện thực “bóng” hay những khám phá mới về cái khác, cái chưa biết của thế giới là con đường mới mẻ của người nghiên cứu, người tiếp nhận.

Hiểu theo cách thông thường, “bóng” là sản phẩm được phản chiếu của cái có thật. Hay nói cách khác, đó là thứ hiện thực ảo, hiện thực trong gương và qua gương (lăng kính quan sát và diễn tả của nhà văn). Do đó, hiện thực

bóng cũng có thể hiểu là thứ hiện thực khúc xạ bởi hiện thực ta vẫn thấy được hàng ngày. Tuy nhiên, cũng như sự đa dạng, phong phú của hiện thực có thật, hiện thực bóng trong truyện kinh dị nó giống như chiếc gương vạn năng phản chiếu vô vàn các hiện thực đời sống thông qua mình. Xét ở góc độ vật lý ta thấy gương có rất nhiều công dụng: gương phẳng cho ảnh xuất hiện bằng với kích thước của vật, thẳng đứng, cùng chiều; gương lồi tạo ra ảnh toàn cảnh có kích thước thu nhỏ; gương lõm phóng to các chi tiết nhỏ cần nhìn; gương trụ phản xạ tia sáng vào một mặt phẳng tiêu thẳng nằm trên một trục có các chiều bên thu nhỏ lại; gương elip có hai tiêu điểm và thường được dùng làm gương phản xạ, sẽ hội tụ ánh sáng từ tiêu điểm này đến tiêu điểm kia; Trái lại, gương parabol có thể hội tụ một chùm tia sáng song song vào một nguồn điểm, hoặc ngược lại, trong khi gương hyperbol tạo ra ảnh ảo từ vật nằm tại tiêu điểm; gương hình que và hình nón, được dùng cho chiếu sáng 360 độ, bẻ cong đường đi của ảnh, hoặc dùng cho các ứng dụng laser... Ở góc độ tâm linh chiếc gương bát quái được sử dụng với công dụng chính là “chiếu yêu” chống lại những tà khí và âm khí. Trong công nghiệp giải trí hiện đại người ta tạo những ngôi nhà ảo giác, nhà gương di dạng, nhà ma. Trong phim ảnh ngày càng có nhiều loại phim 3D, 4D, 5D, 6D... nhằm thỏa mãn nhu cầu về trí tưởng tượng và cả nhu cầu được hưởng những cảm giác tột cùng của con người. Bởi vậy, cũng có thể hiểu rằng, hiện thực “bóng” trong truyện kinh dị cũng giống như những loại gương kia, rất đa dạng, phức tạp, càng rợn ngợp bao nhiêu càng thể hiện tài năng sáng tạo và sự thành công của nhà văn bấy nhiêu. Hiện thực “bóng” trong truyện kinh dị chính là hình ảnh giống như trong các loại gương soi, nó phản ánh một thế giới đầy rẫy những yêu ma, quỷ quái, những con người dị dạng, méo mó trong thế giới đó.

Giải thích hiện thực bóng trong truyện kinh dị của Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn là vấn đề khó khăn nhưng đầy thú vị, hấp dẫn. Chính sự

đa dạng, biệt tài trong cách thể hiện là sự sáng tạo độc đáo, riêng biệt của hai nhà văn. Đi vào khám phá hiện thực bóng, hiện thực rùng rợn của họ để thỏa mãn mong muốn của người nghiên cứu muốn tìm ra cai hay, sự độc đáo, riêng biệt của hai tác giả, so sách đối chiếu với những tác phẩm của các tác giả cũng thể loại.

Ở Thái Bá Tân là hệ thống những hiện thực phản chiếu rùng rợn, gây cho độc giả vừa sợ hãi vừa tò mò. Ở truyện Bướm Trắng ta bắt gặp Bạch Điệp trong hình ảnh một con bướm đang cố cựa mình chui ra từ một ngôi mộ khiến cho Xuân Sinh rơi vào nỗi khiếp sợ, kinh hoàng. Bướm Trắng chui lên khỏi mộ và dẫn Xuân Sinh đến một khe đá nhỏ, sâu và tối, “Dưới tán cây rậm rạp là một khe đá nhỏ, sâu và tối (...). Ðang ngỡ ngàng lúng túng, anh bỗng thấy có cái gì trăng trắng từ phía sâu trong hang đang tiến lại gần, và cũng dần dần to hơn, rõ nét hơn.” [3; 670]. Đó chính là hồn ma của Bạch Điệp. Lập tức con bướm biến thành Bạch Điệp, có thể nói chuyện cùng Xuân Sinh khiến anh rơi vào trạng thái “thẫn thờ như người vô hồn” [3; 670]. Tại đây hai người như được trở lại quá khứ gặp nhau và trao cho nhau những nụ hôn đắm đuối, “Anh áp môi mình vào môi cô. Cái lạnh truyền sang người anh như

dòng điện mạnh (...) Họ lại ôm nhau hôn. Cái hôn dài của ma và người, của cái chết và sự sống, của chiến tranh và hòa bình.” [3; 672]. Những nụ hôn lạnh ngắt khiến độc giả nghe mà ớn lạnh sống lưng. Phản chiếu tiếp theo trong truyện Hảo Nhạn, nhà văn lại đưa ta đến một hiện thực khác cũng kinh hãi và rùng rợn không kém. Ngay mở đầu truyện là hình ảnh những ngôi mộ trong nghĩa địa, và cuối truyện là sự trở về của đứa con bị chết khi còn trong bụng mẹ. Sự xuất hiện của hồn ma cô gái khiến cho người bạn của anh bộ đội – sinh viên ngày ấy, bây giờ là một nhà văn nổi tiếng phải sợ hãi, sinh mối nghi ngờ: “Một người lạ tôi chưa hề gặp. Cả bề ngoài cũng lạ, không ra

không hiểu sao tôi cứ có cảm giác như rất nhẹ, như không phải người thật, và có thể nhìn xuyên qua được.” [3; 613-614]. Truyện Bài ca buồn đẩy người đọc rơi vào trạng thái bất động khi được biết sự thật về người đàn ông, người mà ngày nào cũng đón đưa cái Nụ trên chiếc xe sang trọng, cho nó ăn uống, tắm giặt, mặc quần áo đẹp, thơm phức và được ngủ trong ngôi biệt thự đầy đủ tiện nghi ấm áp. Người đàn ông đó chính là một con ma cụt đầu: “Ông già

cúi xuống, như thể buộc lại dây giày. Chiếc đầu lốm đốm tóc bạc của ông bỗng nhiên rơi xuống sàn nhà, lăn mấy vòng. Chiếc khăn len màu xanh đỏ cũng tuột theo, để lộ chiếc cổ bị chém đứt ngang.” [3; 663]. Hành động của ông già cũng đầy hãi hùng: “Ông già, hay đúng hơn, cái thân người không

đầu thong thả đứng dậy, cúi nhặt chiếc đầu đặt vào chỗ cũ, quàng khăn quanh cổ, và lại ngồi xuống ghế, nhếch mép cười...” [3; 663]. Truyện phản chiếu một nhân vật bị hãm hại, chết tàn khốc nên ông phải sống hờ, sống nhờ cái bóng đi lại để cứu người. Thực chất sống của ông già đầy rùng rợn, cái đầu trên cổ ông có thể rơi bộp xuống đất bất cứ lúc nào khiến người chứng kiến và độc giả phải bàng hoàng. Truyện cho người đọc thấy một hiện thực sống của người cõi âm cũng đầy nhân hậu và thấu hiểu. Những hình ảnh hồn ma, sự ám ảnh lại được kể chi tiết, tỉ mỉ trong truyện Người đàn bà trùm khăn

đen gây đưa độc giả phải trải qua khá nhiều lần rùng rợn. Người đàn bà có

khuôn mặt “nhợt nhạt đến trắng bệch... đôi mắt cô ta mở to, mũi nhọn, hai

má hơi hóp, dấu hiệu rõ ràng của sự đói ăn lâu ngày... Cô ta gầy... Gầy đến mức lão có cảm giác nếu gió thổi mạnh, cô ta có thể bay lên không và biến mất. Có phải vì gầy và nhẹ như chiếc bóng nên cô ta đến đứng cạnh từ lâu mà lão không biết chăng?... Tiếng chân cô khẽ đến mức lão có cảm giác như không phải bước mà đang lướt bay trên mặt đường.”. [3; 399]. Điều rùng rợn

hơn nữa khi lão phát hiện người đàn bà là ma bấy lâu nay đến xin lão cá mà lão không biết. Khi hiểu ra gia cảnh của người đàn bà lão rất kinh hãi. Mặc dù

vậy, sau này người đời cho rằng lão bị ma ám, bởi lão bị rơi vào tình trạng suốt ngày lo nghĩ, tự mình đem cá đi cho người đàn bà cho đến chết. Hay ở truyện Tiểu Ái nhà văn viết về nhân vật là chiếc gãi lưng hình bàn tay một cô gái. Chiếc gãi lưng như một nhân vật sống, biết yêu, ghét, hờn, giận và sống với chủ mua chiếc gãi lưng như tình nhân. Hay truyện phản chiếu hậu quả về cái Tý (bà Diễm Hạnh) trong Đổi đời lại đẩy độc giả sang một sự chứng kiến khác. Vào một đêm gần sáng bỗng bà tỉnh giấc, quay sang “âu yếm xoa ngực

ông nhưng liền rút tay lại như bị điện giật. Có cái gì ươn ướt, nhơm nhớp. Có cả mùi tanh lợm... Nhưng lúc này ông ta là một xác chết đang thối rữa, thối rữa rất nhanh và ngay trước mắt nàng. Da thịt ông ngả xám, trương phình rồi từ từ rữa ra, xẹp xuống để nhô hai gò má cao, hai hố mắt sâu dần và chừng năm phút sau chỉ còn lại chiếc sọ dừa trắng hếu. Bộ xương ngực, các xương tứ chi dài ngoẵng cũng trắng như thế. Không bám tí thịt nào. Dần dần mùi tanh lợm cũng biến mất.” [3;392-393]. Ông Lương chết do tuổi cao và căn bệnh ung thư không chữa được. Mặc dù vậy, do giàu có ông đã gặp được một ông thầy và có được một loại thuốc uống vào khiến trẻ lại hơn 30 tuổi để sống tiếp một cuộc sống ảo và yêu bà Diễm Hạnh. Bài thuốc trường sinh trong truyện có yếu tố kỳ ảo, kinh dị ta có thể bắt gặp trong một số truyện của các nhà văn trên thế giới như: Thuốc (Lỗ Tấn), Thuốc trường sinh (Balzac)... nhưng cách thể hiện của Thái Bá Tân hoàn toàn khác biệt, vượt xa cách nhìn nhận của một số nhà văn đương đại Việt Nam, đem đến cho độc giả một sự tiếp nhận mới phản chiếu con người sống trong một hiện thực khác đầy rùng rợn.

Đọc truyện Thái Bá Tân độc giả còn nhiều lần toát mồ hôi với những tình huống kinh dị, ma quái như: cảnh ông Dụng trong Mất ngủ chứng kiến cái chết của bé Hồng, sự hiện hồn của con bé trong mớ bụng bầy nhầy:

chết hai tháng nay. Cái bóng gật đầu, không nói gì. Ông Dụng cúi xuống nhìn kỹ thì thấy đúng là nó. Nó đang đỡ mớ ruột bầy nhầy trên tay. Dưới ánh điện tù mù, ông thấy nó khóc, đôi mắt mở to đau đớn nhìn ông.” [3; 268]. Sự rùng

rợn, kinh hãi còn trở nên bàng hoàng, “rợn tóc gáy” hơn khi đọc truyện Đừng đùa với ma với những lần xác chết cứ ôm chặt lấy Hắn: “Ông giàchết đã lâu, xác cứng đờ như cây củi, khiến gã phải đem hết sức bẻ gập người ông lại. Có tiếng răng rắc như xương gãy” [3;676]. Trên đường về, “Hai tay ông già ôm chặt bụng hắn. Các ngón tay bấm sâu vào da như những mũi kìm. Cằm ông ta tì lên vai hắn. Chiếc mũi chạm vào gáy nhồn nhột.” [3; 677]. Tiếp đến chân đèo Phán Lìn, “Thật lạ, hắn có cảm giác cái xác khô cứng của ông già hình

như cũng cúi gập theo hắn. Hơn thế, hắn còn nghe cả tiếng thở của ông phả vào gáy... Hai cánh tay người chết đang ôm bụng hắn bỗng mềm ra, các ngón mân mê lớp da bụng hắn. Một lần hắn nghe ông già khẽ ho,... Hắn đánh bạo

bỏ tay trái, sờ vào đùi ông già, thấy mềm như da thịt người sống... Ông già dán người vào hắn, tay ôm chặt hơn, hơi thở phả vào gáy hắn mạnh hơn, nóng hơn.” [3; 679]. Đến đoạn đường này chính cái xác của ông già đã cứu hắn thoát chết khỏi bàn tay của tên giết người. Thật lạ kỳ, bởi chính cái xác như sống lại và thấu hiểu tất cả mọi hành vi, tâm địa của kẻ sát nhân. Cả đoạn đường sau cũng đầy ma mị, hoảng hồn. Lúc này chỉ còn hắn và cái xác ông già chở nhau. Hắn rẽ vào nhà ông thầy mo, ông là người thấu hiểu rõ kẻ sát nhân và cái chết của ông già, thầy mo gọi ông già là A Lẩu. Hôm đó hắn và thầy mo uống rất say. Cuộc trò chuyện của hai người dường như A Lẩu nghe được tất cả, cả việc hắn trót đùa mời A Lẩu tết đến nhà chơi. Sự thể mồng hai tết năm đó A Lẩu đến thăm nhà hắn: “Hắn há hốc mồm, nhìn người đứng

trước mặt. Đúng hơn không phải người mà là một xác chết đang thối rữa, lủng lẳng những miếng thịt trên tứ chi chưa kịp rứt khỏi xương, nhưng khuôn mặt thì còn nguyên” [3; 683]. A Lẩu ngồi vào mâm ăn uống cùng gia đình

hắn, và chỉ có hắn nhìn thấy những cảnh tượng buồn nôn của A Lẩu, ngoài ra mọi người không ai biết gì. “Ông già với tay lấy chiếc đùi gà ở góc chiếu đối

diện, đúng lúc có người khách giơ bát gắp cái gì đấy. Một miếng thịt rữa rơi từ tay A Lẩu xuống đúng chiếc bát. Hắn nhắm mắt, suýt kêu lên, lúc mở ra đã thấy người kia ăn hết một cách ngon lành mà không nhận thấy gì khác thường.” [3; 684]. Đã vậy, ăn xong ông ta còn muốn đáp lễ mời lại A Lẩu,

hắn cũng đồng ý đi theo, chẳng hiểu đi đâu, ăn gì mà khi về cứ nôn ọe, rồi ốm, nằm mê sảng cả tuần mới tỉnh. Đọc đến đây người đọc đã đủ lợm giọng, kinh hãi mà dừng lại không dám đọc tiếp. Mặc dù vậy, hắn còn phải đối diện với ông nhiều lần nữa. Hàng năm cứ đêm mồng hai tết ông lại đến thăm hắn một lần, rồi hắn lại bị ông mời để khi trở về lại nôn ọe, rồi ốm, nằm mê sảng đúng một tuần. Những nỗi kinh hãi, khiếp sợ cứ như vậy, cứ đến rồi lại qua đi, và hắn rút ra một điều: “Gì thì gì, cũng đừng nên bao giờ đùa với ma” [3; 686]. Truyện phản ánh cho độc giả thấy một hiện thực cõi âm rùng rợn, bao phủ toàn bộ không gian chỉ có ma và người.

Bên cạnh việc thưởng thức tài trí tưởng tượng của Thái Bá Tân, độc giả còn có thể thỏa mãn khát khao kiếm tìm thế giới lạ lùng, sợ hãi hơn qua hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Ngạn. Với một biệt tài về việc miêu tả tỉ mỉ những chi tiết rừng rợn, ma quái, Nguyễn Ngọc Ngạn lại đưa chúng ta phiêu lưu vào một thế giới mới, thế giới của sự kinh sợ, ớn lạnh tột cùng. Để được nếm trải thế giới ma quỷ đó, nhà văn như thả độc giả vào ổ chứa những hồn ma, cõi ác để lại đưa độc giả thoát ra một cách từ từ như để cho nỗi sợ, sự hoang mang cứ gặm nhấm dần sự tò mò, khám phá của độc giả. Trong truyện

Đêm không trăng nhà văn mô tả về hiện thực đám ma vợ chồng Đắc và Xuân.

Thông thường người chết trong hiện thực và một đám ma đã mang không khí u ám, ớn lạnh. Sự thể càng trở nên rùng mình, đẩy nỗi sợ hơn khi nhà văn dùng chính hiện thực ghê sợ đó để mô tả phản chiếu một hiện thực “bóng”,

nơi con người hành động những việc báo oán, trả ân khiến cho không khí trở nên ớn lạnh. Quan tài đã niệm xong bất chợt Đắc lại hiện về, “Bỗng một

luồng gió bất chợt lùa vào từ cửa sau, làm bà Nhường rùng mình lạnh toát. Bà đang co ro giật mình thì nghe tiếng mèo kêu thất thanh từ cửa sổ. Bà quay đầu nhìn sửng sốt thấy Đắc đang đứng ngoài khung cửa trông vào, bà đứng bật dậy và kêu lên (...) ánh sáng từ trong nhà hắt ra soi mờ khuôn mặt hốc hác của Đắc, đầu Đắc cột mảnh vải băng bó vết thương nhưng máu vẫn chảy thành dòng từ trán xuống một bên má.” [audio 2; 10]. Sự thể khiến bà Nhường đòi cạy nắp, mở quan tài kiểm tra, bà nghĩ con mình chưa chết. Quan

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w