11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)
1.4. TRUYỆN KINH DỊ VÀ MĨ HỌC VỀ CÁI LẠ, CÁI KHÁC THƯỜNG.
Nhìn ở góc độ nào đó có thể coi lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào là
lịch sử của các đề xuất những giá trị mĩ học. Chẳng hạn, từ ngọn nguồn văn học dân gian đề cao cái đẹp dân dã, bình dị; văn học cổ điển đề cao cái đẹp cao cả, lý tưởng; văn học lãng mạn đề cao cái đẹp bay bổng, trữ tình; văn học hiện thực đề
vẻ mang một sứ mệnh khác: nó hướng tới cái ảo (thực ra cũng là mặt sau, mặt bên kia của cái thực) và đề cao giá trị của cái lạ, cái khác thường.
Có thể hiểu mĩ học là cái đẹp, cái giá trị thẩm mĩ riêng biệt cho mỗi một hình thức văn học riêng. Áp dụng vào truyện kinh dị đó là cái đẹp của cái lạ, cái khác thường. Chính bản thân, nội dung truyện kinh dị đã là một cái đẹp của sự lạ lùng, khác thường. Ta hiểu rằng, đối lập với cái bình thường là cái lạ thường. Nếu trong văn học hiện thực ta tìm thấy cái đẹp trong hiện thực chân thực, cái đẹp bình thường của cuộc sống hiện thực trong hiện thực đang sống của con người. Đến văn học kỳ ảo nói chung, truyện kinh dị nói riêng, mục đích của người sáng tạo cũng hướng tới cái đẹp, cái ước mơ chính đáng của một hiện thực khác ngoài cái hiện thực ta đang sống, đang trải nghiệm. Có thể nói, sự vươn tới cái đẹp của cái lạ, cái khác thường là một thành công vĩ đại của những con người đi tìm kiếm sự cách tân, khám phá thế giới đầy huyền bí, kho tài nguyên giàu có nhất thế gian không bao giờ cạn kiệt. Đó là điều luôn luôn kích thích trí tưởng tượng, sự tìm kiếm không ngừng của những người sáng tạo trong văn chương nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.
Ta biết rằng, mỗi một sự đổi mới, cách tân, sự khám phá mới mẻ ra đời đều trải qua một thời gian kiểm nghiệm, thực chứng. Truyện kinh dị cũng vậy, mặc dù chúng có mầm mống từ xa xưa trong các truyện dân gian của các vị thần Iliat và Ôđixê...; đến thời kỳ trung đại với các truyện truyền kỳ, các áng văn chương đầy chất liêu trai; đến văn học cận – hiện đại với những yếu tố ly kỳ, hấp dẫn dần dần chuyển sang hướng mới, văn học dần đi vào đại chúng, chú ý đến các vấn đề nhân sinh mới, hướng người thưởng thức vào những thế giới mới chân thực, cụ thể, khác lạ hơn... Điều đặc biệt cần nhận thấy rằng, các ông tổ của truyện ngắn hiện thực đã lập tức chuyển hướng sáng tác để cho ra những áng văn chương đầy chất mĩ học mới, hướng ngòi bút vào những khám phá, cách tân lối viết để hướng tới cái đẹp của cái lạ, cái khác
thường. Phải kể đến các nhà văn: Hòa Vang, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Lưu Sơn Minh... Càng về sau các nhà văn trẻ càng có sự cách tân, đổi mới với một lối viết rùng rợn, hãi hùng như Di Li hay Đỗ Hoàng Diệu... Hai nhà văn Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn là hai điển hình của giai đoạn đổi mới. Ta nhận thấy ở hai ông một cách nhìn nhận, khám phá riêng biệt, khác lạ. Thành tựu trong các truyện ngắn kinh dị (chủ yếu truyện ma) của hai nhà văn rất đặc biệt, rất mới nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa của người Á Đông. Nếu nói về độ từng trải, ham học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, say mê đọc sách, sự đam mê truyện của các nhà văn nước ngoài thì các nhà văn cùng thời và trẻ hơn cũng khó có thể địch nổi hai ông. Mặc dù vậy, hai ông vẫn giữ được một nền tảng văn hóa nơi mình sinh ra và lớn lên, kể cả sau này không sống ở chính quê hương, đất nước mình mà vẫn không phai mờ ký ức, tình cảm (Nguyễn Ngọc Ngạn). Đó cũng chính là một khía cạnh làm nên cái đẹp của cái lạ, cái khác thường trong truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn, là một vấn đề đáng để cho người nghiên cứu tìm hiểu, khám phá.
Ở khía cạnh nào đó, mĩ học về cái lạ, cái khác thường là một vấn đề mới mẻ, hấp dẫn. Sự công nhận của các yếu tố này trong văn học gần đây ngày càng được đón nhận hồ hởi, tập trung. Đó là một cánh cửa mở ra cho rất nhiều người trong giới văn chương nói chung và cả các nhà nghiên cứu khác được thỏa sức thể hiện.
Chương II