14 Ma với tư cách là nhân vật văn học, Ngô Tự Lập.
3.2.3. Trộn lẫn ảo – thực hay bút pháp lạ hóa:
Trong truyện kinh dị việc trộn lẫn nhân vật ảo với thực hay bút pháp lạ hóa nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật đôc đáo. Văn học hiện thực giai đoạn trước bị chi phối bởi phương pháp sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa, hiện thực trở thành mục tiêu tối cao của sự sáng tạo nghệ thuật, là tiêu chí để đo đạt giá trị tác phẩm. Hiện thực ở đây là một hiện thực biết trước, vận động xuôi chiều trong bầu không khí vô trùng với tinh thần đầy lạc quan. Đến văn học giai đoạn đổi mới, đặc biệt truyện kinh dị muốn hướng tới sự chân thực, thuyết phục và hấp dẫn. Muốn vậy, ngưới nghiên cứu phải đi sâu khám phá thế giới ảo – thực – lạ hóa đó.
Bản thân định nghĩa về ảo, thực đã cho thấy không thể coi phạm trù ảo,
thực tồn tại độc lập riêng biệt mà phải luôn dùng cái này mới xác định được
bản chất của cái kia. Ảo là ảo trong mối quan hệ với thực và thực là thực trong sự đối sánh với ảo. Bản chất của thế giới hoàn toàn không phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu mà trái lại rất phức tạp, đa dạng, nhiều chiều luôn có sự chuyển hóa thách thức khả năng nhận thức, lĩnh hội của con người mọi thời đại. Hơn nữa, thực - ảo không phải là cái gì tồn tại khách quan mà nó được phân biệt trên cơ sở nhận thức mang đầy dấu ấn chủ quan của con người. Vì thế, sự xác định ranh giới giữa thực và ảo là một việc làm cực kì khó khăn và không có tính chất tuyệt đối hoàn toàn.
Dạng nhân vật ảo phổ biến nhất trong kinh dị là ma. Khi trà trộn vào thế giới của người sống, ma có thể mượn lại hình dạng của mình lúc còn sống, đầu thai chính mình. Trong truyện Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn rất nhiều nhân vật thân xác đã chết, nhiều khi chỉ còn lại là cái bóng trắng – đen, chỉ còn lại linh hồn quanh quẩn bên cái xác của mình hoặc thơ thẩn chốn trần gian nhưng vẫn trở về trong hình dạng con người như: Bạch Điệp trong truyện Bướm Trắng (Thái Bá Tân), Tiểu Ái trong truyện Tiểu Ái (Thái Bá Tân), Bạch Ngọc trong truyện Bạch Ngọc (Thái Bá Tâm), Giang trong Cõi
âm (Nguyễn Ngọc Ngạn), Thanh Tâm trong Đêm trong căn nhà hoang
(Nguyễn Ngọc Ngạn), Xuân trong truyện Đêm không trăng (Nguyễn Ngọc Ngạn)... Các nhân vật này hiện ra trước mắt người trần chủ yếu là các ma nữ với vóc dáng vô cùng xinh đẹp, yểu điệu. Tất nhiên, vì là ma nên đôi khi hình dạng các nhân vật không khỏi có chỗ kỳ lạ như Bạch Điệp trong truyện Bướm Trắng: “Người cô mảnh và nhẹ như cụm mây trắng. Cụm mây rách. Mặt cô trắng nhợt như chiếc áo đang mặc, cũng rách thủng nhiều mảnh. Chỉ đôi mắt là đen, sâu và rất buồn.” [3; 670]. Bằng sự tưởng tượng vô cùng phong phú hai tác giả còn xây dựng được những nhân vật có hình dạng vô cùng kỳ quặc, cho đến bây giờ có lẽ khoa học vẫn chưa thể chứng minh thế gian lại có những sự vật bằng xương bằng thịt như thế. Hàng loạt các nhân vật của Thái Bá Tân như: người đàn bà trùm khăn đen được miêu tả hết sức kỳ quặc: “Một
khuôn mặt khá xinh nhưng nhợt nhạt đến trắng bệch... đôi mắt cô ta mở to, mũi nhọn, hai má hơi hóp, dấu hiệu rõ ràng của sự đói ăn lâu ngày... Cô ta gầy... Gầy đến mức lão có cảm giác nếu gió thổi mạnh, cô ta có thể bay lên không và biến mất...” [3; 399]. Còn Bạch Ngọc lại là một cô gái xinh đẹp và trẻ trung, “một cô gái khoảng hăm hai, hăm ba tuổi và rất xinh, với vẻ mặt
buồn buồn, nhợt nhạt nhưng có sức hấp dẫn lạ lùng... Ở cô ta có cái gì lạ lùng và lành lạnh. Cái lạnh ấy bây giờ anh cảm thấy ngay sau lưng,... Cả hơi
thở nhẹ sát gáy anh cũng lạnh.” [3; 642]. Nhân vật ma còn có tính cách kỳ lạ dám làm và làm được những việc không ai dám làm và cũng không thể nào làm được, đặc biệt là có tình yêu lứa đôi vô cùng say đắm, mãnh liệt. Truyện của Nguyễn Ngọc Ngạn với hàng loạt nhân vật với những ngoại hình, tính cách khác nhau: Giang xuất hiện là một cô gái xinh đẹp, chăm chỉ, nết na trong gia đình Hà. Mọi công việc Giang làm không có biểu hiện gì hé lộ Giang là ma, chỉ đến khi Quán yêu Giang tha thiết mọi sự mới vỡ lở. Hay Thanh Tâm đi lại nói chuyện với Lộc như người hàng xóm, chỉ có điều cô mặc đồ trắng tinh, làn da cũng không bình thương. “Cô gái có làn da trắng
muốt không son phấn, làm nổi bật mái tóc dài đen nhánh thả xuống qua vai.”
[audio 2; 6]. Xuân cũng vận đồ trắng, đôi mắt quầng thâm, da mặt trăng nhợt
cứ đi lại báo tin, xin xỏ mẹ chồng về để tang cho chồng khiến không ai nhận ra cô là ma. Nếu trong truyện cổ tích, các nhân vật khó có thể biến hóa nếu không có sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên, nhưng trong truyện kinh dị các nhân vật có thể tự mình đi lại giữa nhân gian và cõi âm ti một cách dễ dàng. Ngược lại, nhân vật thực cũng được các nhà văn miêu tả là những người không bình thường, khó giải thích. Những người chuyên bị mộng du, bị ảo tưởng, không xác định được hành động của mình như ông Dụng trong Mất
ngủ (Thái Bá Tân), lão Mục trong Người đàn bà trùm khăn đen (Thái Bá
Tân), ông Đào Ngọc Phú trong Hồn về trong gió (Nguyễn Ngọc Ngạn), ông Chánh tổng Hoán trong Bóng người dưới trăng (Nguyễn Ngọc Ngạn). ông Lâm trong Căn nhà số 24 (Nguyễn Ngọc Ngạn)...
Đầu tiên phải khẳng định rằng các nhân vật trong truyện kinh dị đều có sự đan xen của hai yếu tố thực và ảo, không hề là thế giới quyền lực vạn năng của các thần trong thần thoại. Đối với các nhân vật ảo, họ có đời sống tư tưởng, tình cảm, hành động bản chất giống con người, có đời sống thỏa niềm
đam mê của mình, không hề bị ràng buộc bởi những giáo lí khắt khe của con người trần gian.
Nếu nguồn gốc của các nhân vật ảo cho nhân vật một vỏ bọc an toàn thì hình dáng, khả năng, tính cách của nhân vật ảo giúp cho họ thực hiện được những gì họ muốn vượt qua những trở ngại của xã hội, những giới hạn của bản thân con người. Đó là những tấm gương để con người soi vào nhìn thấy chính bản thân mình nếu không bị các thế lực khắt khe ràng buộc, khi chưa bị tiền tài che phủ mất lương tâm.
Từ việc xây dựng nhân vật ảo mà thực và nhân vật thực mà như ảo của hai nhà văn đã cho thấy: từ sự cô đơn của con người trong chính xã hội loài người, sợ hãi với đồng loại của mình, nhân vật trong truyện kinh dị mang dáng dấp của sự huyền bí, khó giải thích lại được tự do sống, tự do yêu đương và tự kiếm tìm hạnh phúc. Điều đặc biệt, không một thế lực xã hội nào có thể ràng buộc, gây khó dễ cho nhân vật. Đó là một sự thành công ngoài sức tưởng tượng của nhà văn nói riêng và ước mơ vượt lên tất cả của con người nói riêng.