Điểm nhìn bên trong:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 114)

14 Ma với tư cách là nhân vật văn học, Ngô Tự Lập.

3.3.1. Điểm nhìn bên trong:

Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, một bản tính, nhân cách cụ thể. Có thể tái hiện thế giới bên trong của nhân vật và nhờ thế nhân vật được khắc họa sâu sắc chân thực hơn, nhà văn và nhân vật gần gũi hơn. Chú trọng vào điểm nhìn bên trong cho phép nhà văn hướng lăng kính của mình vào những góc khuất, những ẩn ức, cái vô thức và bản ngã mà nhân vật thể hiện.

Trong hàng loạt nhân vật của Thái Bá Tân hoặc tác giả như hóa thân vào nhân vật để nhân vật tự kể về mình – xưng tên: anh sinh viên năm xưa (giờ là nhà văn nổi tiếng) (Hảo Nhạn) day dứt trong lòng: “Ông đã không

trồng cho o Nhạn người yêu của ông một cây chuối trên mộ cô như đã hứa. Ông đã không tạo cơ hội cho đứa con của ông, có thể hai, được lọt lòng mẹ, trên hay dưới đất không quan trọng. Ðơn giản vì lúc ấy ông hèn nhát không dám để mọi người biết sự thật. Ðịnh thú nhận mấy lần mà không dám. Nhưng

ông đau lắm. Ðau mà không dám nói to, không dám chửi, vén váy lên mà chửi như bà cụ nọ. Suốt chừng ấy năm ông chỉ còn biết chua xót tự trách mình.”[3; 613]. Chỉ bằng ấy dòng thôi nhưng đã dựng lại được cả tâm tư của một nhà văn có trí tuệ, có khả năng thấu thị, tự ý thức sâu sắc về mọi vấn đề xung quanh và cả vấn đề của chính mình. Hay nhân vật chính (thằng khốn nạn) xưng “tôi” – một người đàn ông trưởng thành, gần bốn mươi tuổi trong truyện Ma quỷ trong lòng ta (Thái Bá Tân) cũng chìm đắm trong day dứt, chất vấn lương tâm mà tự thú tội về mình: “Tôi sợ hồn ma mẹ con cô câm và

vị sư già sẽ bắt tội tôi. Tôi thấp thỏm chờ đợi những tai họa ghê gớm. Cuối cùng chẳng có chuyện gì xẩy ra, và như các vị biết, tôi được thăng quan tiến chức, vợ con, kinh tế bình thường như mọi người. Nghĩa là chẳng có ân oán hay ma quỉ nào cả. Nếu có, chỉ có ma quỉ trong lòng ta. Chính ma quỉ đã xúi tôi gây tội ác, và rồi ma quỉ đã bắt tôi trả giá âm thầm suốt bao năm nay. Không nói các vị cũng biết tôi đã ân hận, đau khổ nhường nào, nhất là khi luôn phải lo che giấu điều ấy.”[3; 655]. Hay Lão Mục trong Người đàn bà

trùm khăn đen (Thái Bá Tân) cứ ray rứt, dằn vặt: “Chắc mình làm cô ta sợ, lão nghĩ. Ma mà thấy động sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trở lại. Lão chẳng biết thế là tốt hay xấu, nhưng bỗng nhiên lão lại thấy buồn. Chẳng vì sao mà vẫn buồn, cái buồn mơ hồ, âm ỉ, day dứt và khó chịu. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong cả cuộc đời dài chẳng lấy gì làm vui vẻ của mình, lão có cái cảm giác kỳ lạ ấy. Lão đâm ra hay rượu hơn, và cũng hay suy nghĩ vẩn vơ hơn, đủ các chuyện chẳng đâu vào đâu.”[3; 403-404]. Việc để nhân vật tự nói ra những hành động, việc làm của mình là một lợi thế cho Cái Tý (bà Diễm Hạnh) trong truyện Đổi đời (Thái Bá Tân): “Không bị quả táo ngẫu nhiên rơi

đúng đầu, có thể Niutơn đã chẳng phát minh được định luật vạn vật hấp dẫn. Không bị ông chủ giở trò, tất nhiên nó không biết được nó đang có cái gì và phải khai thác cái ấy như thế nào.”[3; 386], “Mà nó nghĩ nhanh lắm, vì nó

vốn là đứa thông minh, hay gọi là ranh ma cũng được. Nó nghĩ một khi việc ấy đáng sợ đến thế đối với ông chủ thì tại sao không nhân dịp này kiếm một vố.” [3; 386-387]. “Người Hà Nội buồn cười thật, - nó nghĩ. - Ở quê mà thế thì được hai mét vải lụa đã mừng rơn. Không khéo còn bị đánh, bắt đi nạo.”

[3; 387]. “Bỗng nhiên nó phát hiện thêm một điều bất ngờ nữa: Nó xinh! Trời

ơi, phải nói là rất xinh! Ông trời bắt đói ăn, làm lụng vất vả từ bé, nay bù lại, ban cho nó một ngoại hình có thể gọi tuyệt mỹ, lại được hoàn thiện thêm nhờ một năm làm đàn bà và ăn ngon. Mặc cũng đẹp hơn, dẫu chỉ quần áo thừa của bà chủ. Người nó cao, tròn lẳn, với những đường cong thật khêu gợi; da trắng hồng, khuôn mặt xinh đẹp và thật dễ thương với vẻ thơ ngây hiếm có, thậm chí cả vẻ có học, gia giáo kiểu con nhà lành. Chút việc còn lại phải làm là học cách ăn nói, đi đứng, mồi chài và đưa con mồi vào bẫy. Một việc không khó với nó.” [3; 387].

Hoặc với các nhân vật của Nguyễn Ngọc Ngạn, nhà văn để nhân vật tự bộc lộ bản tính, nhân cách của mình khiến cho những góc khuất, những điểm tối bị che mờ được bộc lộ một cách chân thực. Trong các câu chuyện ma có thể nhân vật này gặp ma, nhân vật khác không thể gặp mà xảy ra những màn hoảng loạn, suy tư dằn vặt cho cá nhân nhân vật rất nhiều. Nhân vật Lộc trong

Đêm trong căn nhà hoang vốn cứng cỏi, đầu óc nặng thiên hướng lý giải khoa

học, không tin vào ma quỷ nhưng lại bị rơi vào cảnh tượng rùng rợn khiến chàng phải đối diện với ma, gặp ma. Lao vào cuộc chàng phải dùng lý trí để giải quyết êm thỏa mọi việc. Kết cục chàng đúc rút: “Báo chí Việt Nam thì

thường chỉ làm được một chức năng là thông tin thôi, chứ ít có trường hợp người ký giả hay phóng viên tự nguyện lao vào những cuộc điều tra rắc rối mà đôi khi đạt được hiệu quả cao hơn cả cảnh sát, như báo chí bên Mỹ.”[1; 24]. Hay nhân vật Tạo trong Bóng ma bên cửa vốn rất ghét bỏ đứa con gái tật nguyền của mình. Ngoài việc bạc đãi với nó anh còn có những suy nghĩ đầy

dã tâm với con bé: “May cho nó là hai năm vừa qua nhờ bà nội từ nhà Huân

dọn sang. Nó có nhiệm vụ chăm sóc, nên vợ chồng Tạo mới tạm quên ý định tống cổ nó đi. Bây giờ bỗng dưng nghe cô Năm Hồng đoán là nó sắp chết theo bà nội, Tạo thấy đó cũng là một sự sắp đặt của định mệnh để cuộc đời Tạo có thể bước sang một khúc quanh mới thịnh vượng hơn. Biết đâu đó chả là sự phù trợ may mắn.”[ audio 2; 29]. Nhà văn cũng xây dựng nhân vật Quán và Hà trong Cõi âm với một điểm nhìn cá nhân riêng biệt, biểu hiện rõ tính cách từng nhân vật. Hà nhân hậu, cả tin, yêu thương chông hết lòng. Còn Quán là một con người dần bị “tha hóa” về nhân cách với những màn đầu tranh tư tưởng ngoạn mục. “Hà lại yên lặng suy nghĩ. Cô gái trước mặt Hà rõ

ràng xuất thân con nhà giàu và có giáo dục. Chỉ vì không may phải lạc bước đến đây, không đồng bạc dính túi. Nỗi đau khổ của cô chắc hẳn cũng chẳng khác gì mẹ con Quán đã có lần trải qua. Hà vẫn nghe người ta bảo làm phúc cứu người thì trời sẽ trả công. Đây chính là lúc Hà nên thương kẻ hoạn nạn, vì biết đâu công lao trời sẽ trả cho Hà chẳng là đứa con mà Hà mong đợi từ sáu năm nay.” [audio 2; 11]. “Hà không giàu nhưng chẳng túng thiếu. Mở lòng khoan dung với người đang gặp hoạn nạn cũng là chuyện thường tình.”

[audio 2; 13]. Khi cảnh chồng vỡ lở: “Hà muốn bỏ về nhà bố mẹ, nhưng lại

không dám. Cũng giống như đa số phụ nữ Việt Nam, về nhà chồng dù đau khổ đến đâu cũng chỉ cam chịu một mình, không muốn bố mẹ mình biết. Nhất là Hà còn tới bốn cô em chưa lập gia đình, mà cả bốn cô gái ấy đều vẫn nhìn Quán bằng cặp mắt nể phục. Suốt ngày hôm đó Hà cứ vật vã khóc than, bỏ ăn bỏ uống, chết đi sống lại, lúc tỉnh lúc mơ.” [audio 2; 27].

Còn Quán kể từ khi Giang về ở nhà Quán dần thay lòng đổi dạ:

“Ngày đầu Giang đến, lôi thôi lếch thếch như một đứa ăn mày, Quán không chú ý lắm. Nhưng chỉ một vài hôm sau, cô lột xác nhanh chóng, thay hình đổi dạng, áo quần tươm tất và những đau buồn về gia cảnh dường như cũng tan

đi rất mau làm cô bình phục và đẹp hẳn ra. Trước mặt vợ, Quán luôn luôn đóng kịch làm ra vẻ đứng đắn và nhiều lần nhắc đến việc gả Giang cho thằng em đang học trên tỉnh. Nhưng, trong thâm sâu, lửa tình cứ âm ỉ thường xuyên thôi thúc vì Giang. Bao nhiêu dồn nén bức xúc không đè nén nổi nữa, hôm nay bùng lên mãnh liệt.” [audio 2; 19].

“Quán sung sướng đến đê mê bởi câu mắng lả lơi ấy thật ra chỉ là một lời mời gọi. Gã cứ tưởng Giang sẽ hét lên rồi vùng chạy, hoặc nhẹ lắm cũng hất tay gã ra và nghiêm khắc cảnh cáo thái độ sàm sỡ của gã. Nào ngờ Giang lại mỉm cười, kèm theo ánh mắt thật tình tứ.” [audio 2; 19]

“Những khi nằm ôm ấp Giang, Quán tường bị giằng co bởi hai ước muốn mâu thuẫn. Lúc thì mong Giang đẻ cho mình một đứa con, lúc thì lại sợ Giang có bầu thì câu chuyện sẽ bể tung ra, làm tan nát gia đình đang êm ả.”

[audio 2; 21]

Hướng điểm nhìn vào bên trong để thế giới cá nhân tự bộc lộ có lẽ là một công việc lao động kỹ thuật của nhà văn ngay từ khi quan sát tích lũy. Sau đó, tổ chức điểm nhìn cụ thể trong tác phẩm chính là cố gắng cửa các nhà văn để đi sâu vào những diễn biến tinh vi, tế nhị của con người. Và nhân vật được làm sáng rõ trên nhiều phương diện, trong đó mới mẻ nhất là nhân vật tự cảm về thế giới và về chính mình, trở nên trọn vẹn và sâu sắc. Đó chính là thành công của các nhà văn viết truyện kinh dị.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 114)

w