13 Trần Đình Sử (2005), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo Dục, HN.
3.2.1. Phi điển hình hóa:
Thủ pháp phi điển hình hóa được coi là một cách thức làm mới của văn xuôi sau 1975. Nếu trong tư duy nghệ thuật trước đây, điển hình hóa được coi
là thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu được các nhà văn sử dụng nhằm tạo ra những hình tượng văn học vừa khái quát được những đặc điểm quan trọng nhất, bản chất nhất của đời sống, vừa có được đặc tính cá thể, độc đáo và tính không lặp lại. Đến văn học sau 1975 ta nhận thấy, mờ hóa tiểu sử, nhân dạng và phá vỡ những khung tính cách của nhân vật là hai phương diện thể hiện nổi trội hơn cả thủ pháp độc đáo này. Hiện tượng nhân vật bị “làm dẹt”, “tẩy trắng”, “nhòe mờ” mọi đường viền lịch sử (tâm lí, tiểu sử, tính cách) không còn quá lạ lùng. Nhân vật đôi khi không được giới thiệu một cách cụ thể, không được mô tả kĩ càng, rất dễ tan biến đi.
Nếu như trước đây, nhà văn có thể quan sát vô số các nguyên mẫu xã hội để từ đó tạo ra một “chất lượng mới, một tổng thể mới” (Nói như Gorki, ông đã nghiên cứu hàng trăm ông chủ hiệu, hàng ngàn ông cố đạo đi qua cuộc đời mình để đúc kết, rút ra những nét tiêu biểu nhất, từ đó xây dựng một nhân vật điển hình; hay nói như Lỗ Tấn, nhân vật của ông có tà áo ở Bắc Kinh, cái ria ở Triết Giang, miệng cười ở Vũ Hán…). Đến văn học Việt Nam sau 1975 cho người đọc một cái nhìn mới về thế giới nhân vật, đặc biệt ở thể loại truyện kinh dị. Nhân vật trong truyện kinh dị chủ yếu là nhân vật ma, nhân vật dị dạng méo mó... nên việc thể hiện nhân vật không theo mẫu điển hình rất phổ biến. Đây là một bút pháp nghệ thuật đầy mới mẻ trong văn học thời kỳ đổi mới.
Nhân vật trong truyện ma Thái Bá Tân là những nhân vật mang ký hiệu- biểu tượng. “X.” (Bạch Ngọc), “M. và H.” (Tiểu Ái), “Bạch Điệp/ Bướm Trắng” (Bướm Trắng). Nhân vật đa số được mã hóa từ đặc điểm nổi bật của giới tính, nghề nghiệp, hay bởi một đại từ nhân xưng không có tên: “Anh sinh viên năm thứ ba, Người đàn bà” (Hảo Nhạn), “Người đàn bà trùm khăn đen, Đứa con gái bé nhỏ, Bà cụ già” (Người đàn bà trùm khăn đen), “Hắn, Gã thuê chở xác chết, Ông thầy mo” (Đừng đùa với ma), “Một người đàn ông” (Bài
ca buồn)... Cách đặt tên nhân vật trong truyện kinh dị Thái Bá Tân thể hiện
hiện đại. Con người với nguy cơ bị “nhòe mờ”, bị “tẩy trắng” trong guồng máy gấp gáp của cuộc sống hiện đại. Cách tiếp cận con người ngày càng gần với thời kỳ khoa học kỹ thuật.
Nhân vật là ma phổ biến trong hầu hết các truyện kinh dị của hai nhà văn. Ma chính là kết quả của giấc mơ về sự bất tử. Các nhân vật ma được miêu tả hầu hết là nhân vật phi thực, đồng nghĩa là nhân vật không tuân theo điển hình, khuân mẫu nào. Những điển hình văn học (và cả nguyên tắc điển hình hóa trong xây dựng từng được coi là một trong những thành công của văn xuôi hiện thực, văn xuôi cách mạng thì giờ hầu như không tồn tại). Có thể nói rằng ma tượng trưng cho khoảng bí ẩn trong mỗi con người mà sau này Freud gọi là vô thức. Nhân vật xác chết được ông thầy mo gọi tên A Lẩu trong truyện Đừng đùa với ma – Thái Bá Tân là một nhân vật hết sức độc đáo. A Lẩu chỉ là một xác chết, là con ma hiện về giữa trần gian, không chân dung, diện mạo, không danh tính, cũng không có một đường viền lịch sử nào. Chân dung A Lẩu chỉ có thể khắc họa bằng giọng nói, những hành động mơ hồ khó xác định. A Lẩu xuất hiện để giúp đỡ người gặp hiểm nguy, hoạn nạn. Ở giữa truyện A Lẩu là xác chết cứu sống “hắn”. Sau đó A Lẩu hiện về nói chuyện với hắn, ăn cùng mâm và cho hắn những gói thuốc đầy mơ hồ, giải thoát cho hắn khỏi cảnh nghèo túng, quyết định toàn bộ cuộc đời, số phận của hắn. Có thể nói, A Lẩu hiện thân là nhân vật vô hình, là con người thấu hiểu. Với nhân vật A Lẩu, nhà văn đã xây dựng được một hình tượng mang màu sắc thẩm mĩ đặc biệt, mang tính phi điển hình hóa. Tương tự một số truyện của Thái Bá Tân, kiểu nhân vật là ma nhưng có những hành động, thái độ, đối xử như nhân vật thấu hiểu khá nhiều. Nhân vật “Người đàn ông” (Bài ca buồn) cũng
hiện thân là một nhân vật ma, đi qua màn đêm trở về dương gian cứu giúp cô bé Nụ. “Ông Lương” (Đổi đời) là một nhân vật thay đổi hình dạng, trẻ hóa, không thuộc mẫu điển hình nào, đã sống thêm để yêu và thỏa mãn dục vọng
bản năng của ông nơi trần thế. Nhà văn cũng tập trung xây dựng những nhân vật là ma nữ. Theo Ngô Tự Lập: “Những người đàn bà-ma trong văn học
thường được những nhà phê bình xã hội học nhìn nhận như là một biểu hiện của mâu thuẫn xã hội: những oan hồn đòi được trả thù. Theo chúng tôi, có lẽ đó còn là biểu tượng và minh triết về tình yêu. Tình yêu khiến chúng ta hạnh phúc tột cùng, nhưng tình yêu cũng làm ta ê chề đau khổ.”14 [57]. Nhân vật “Bạch Ngọc” (Bạch Ngọc) là một cô gái vô hình, xuất thân kỳ lạ để tỏ tình và trải qua một đêm với chàng trai X.. “Tiểu Ái” (Tiểu Ái) đầu thai trở về dương gian để yêu nhà ngoại giao M. và lấy H.- người bạn M. làm ở Bộ. Hay “Bạch Điệp” (Bướm Trắng) thì chính tình yêu đã giúp cho Bướm Trắng sống lại để tận hưởng tình yêu, hạnh phúc gia đình. Đàn bà gắn liền với tình yêu, và cũng như tình yêu, ngàn đời nay vẫn là điều bí ẩn. Những người đàn bà-ma đã ra đời như thế. Nhà văn còn xây dựng nhân vật ma là những đứa trẻ bất hạnh như: nhân vật đứa trẻ (Hảo Nhạn) chết từ khi còn trong bụng mẹ, lớn lên trở thành thiếu nữ là ma. Hay con bé “Hồng” (Mất ngủ) chết tức tưởi, oan khuất.
Đến Nguyễn Ngọc Ngạn, kiểu nhân vật ma xuất hiện trong hầu hết các truyện. Nhà văn xây dựng nhân vật ma nổi bật là ma nữ, những con người phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh trong tình yêu. “Kim Mai” (Căn nhà số
24) là người phụ nữ phải chịu nỗi oan khuất khi chồng hiểu nhầm và phải
chịu cái chết mang bí ẩn. “Cô Tuyết” (Hồn về trong gió) phải chịu cái chết khi bị người tình hất hủi, bỏ rơi. “Khuê” (Bóng người dưới trăng) cũng đắm đuối vì yêu, vượt mọi khó khăn để đến với tình yêu nhưng kết cục cũng chết một cách bi đát. Và rất nhiều hình ảnh những người đàn bà- ma đẹp nhưng phải chịu bất hạnh, không được hạnh phúc: “Giang” và “Hà” (Cõi âm) là những người đàn bà rất mực xinh đẹp mà phải chịu cảnh mất chồng, đầu thai để cố tận hưởng tình yêu. “Xuân” (Đêm không trăng) phải đánh đổi tất cả để