Hiện thực của tâm linh bộc lộ giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 50)

11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)

2.1.3. Hiện thực của tâm linh bộc lộ giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc:

sâu sắc:

Từ đầu thế kỉ trước truyện kinh dị từng xuất hiện như một hiện tượng văn chương và thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả. Trong kí ức văn học của nhiều người, người ta khó có thể quên một Thế Lữ với những tác phẩm nổi bật như Vàng và máu, Một đêm trăng, Con châu chấu tre, Ma

hổ, Linh hồn hay xác thịt, Kho vàng Sầm Sơn, Ai hát giữa rừng khuya, Oan nghiệt; Ở Lan Khai với Đôi vịt con, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn, Truyện đường rừng; và Nguyễn Tuân với Chùa Đàn, Loạn âm, Bữa

rượu máu; cũng như Lê Văn Trương với Ba ngày luân lạc... Nhưng rồi nhu

cầu thẩm mĩ và thị hiếu văn chương thay đổi, văn học đương đại có trở lại với thể tài và cảm hứng xưa cũng nhất định phải viết khác xưa. Thực tế cho thấy rằng, chỉ đơn thuần giải trí là chưa đủ. Người ta còn muốn qua văn học mà được khám phá đời sống một cách đa tầng, đa diện hơn, đặc biệt, người ta còn muốn qua văn học mà khám phá chiều sâu đời sống tâm linh của con người.

Thái Bá Tân, Nguyễn Ngọc Ngạn là hai nhà văn đã đạt tới một tầm nhận thức riêng. Xét trong toàn bộ hệ thống truyện kinh dị của hai ông ta thấy, nội dung truyện phản ánh thấm đẫm chất văn hóa Á Đông. Điều này đã thể hiện một thiên hướng nhận thức rất cơ bản, đầy lập trường và đậm đà bản sắc dân tộc và hơn thế, xu hướng của họ, là vươn tới khám phá cái thế giới vô tận bên trong đời sống nội tâm con người. Thế giới tâm linh, đời sống tâm linh của con người là một mảng “hiện thực” mà hai nhà văn đã hết sức quan tâm.

Thái Bá Tân là nhà văn có nhiều năm tu nghiệp tại châu Âu, ông từng đi nhiều nơi trên thế giới, đọc sách, mở rộng tri thức cá nhân ở hầu khắp các lĩnh vực và có thể nói đã trở thành một intellectuel total (trí thức toàn diện).

Tuy nhiên, không vì vậy mà nội dung phản ánh trong truyện nhà văn mang phong cách phương Tây. Ta nhận thấy, toàn bộ nội dung tác phẩm nhà văn phản ánh những hiện thực rất gần gũi, chân thực, mang đậm bản sắn văn hóa dân tộc Việt. Trong sáng tác của mình, Thái Bá Tân đã đưa người đọc chạm tới cái thế giới tâm linh đầy huyền bí và khó lí giải. Đọc các truyện Bướm Trắng, Hảo Nhạn, Ma quỷ trong lòng ta… có thể thấy điều đó.

Ở Bướm Trắng ta nhận thấy sự hồi sinh của Bạch Điệp qua cái bóng để dẫn đường cho các chiến sỹ vượt qua Cổng Trời. Ta vẫn biết: “Chiến tranh là

cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người!” (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh).

Chiến trường nơi đây thật thâm u, mờ tịch, không có ai làm tiếp nhiệm vụ dẫn đường của Bạch Điệp. Cô hy sinh trong khi nhiệm vụ còn dang dở nên vong hồn của cô cũng khó lòng siêu thoát. Sự hiện về giúp đỡ các chiến sĩ vượt qua hiểm trở như một sự sai khiến của thượng đế trong cõi tâm linh. Đó chính là môtíp tái sinh được phổ biến rộng rãi trong Phật giáo. Cuộc sống của Bướm Trắng sau cái chết chỉ là cái bóng của một “cô gái áo trắng bỗng nhiên xuất

hiện dẫn đường cho xe vượt qua bẫy bom nổ chậm hoặc những chỗ dễ lăn xuống vực, rồi sau đó biến mất không ai thấy đâu;” [3; 668]. Nhà văn đã mượn môtíp này để tái sinh cuộc sống của Bướm Trắng, cho cô được sống tiếp ở kiếp thứ hai trong kiếp luân hồi. Khi chiến tranh cướp đi tình yêu và sự sống của Bạch Điệp, hòa bình lập lại cô được hóa kiếp làm một con bướm trở lại trần gian để gặp người yêu và tiếp tục được sống một cuộc sống nữa. Cuộc sống trần gian, những trải nghiệm gia đình, vợ chồng là niềm khát khao của thế hệ trẻ, trong đó có Bướm Trắng. Sự xuất hiện của một cô gái “nói tiếng Huế nhỏ nhẹ có dáng người mảnh mai và nước da rất trắng” [3; 673] với hình dạng không khác xưa, cô cưới và sống cùng Xuân Sinh. Chỉ có anh là người thấu hiểu hơn cả. Đồng thời mọi người xung quanh đều rất yêu mến, thương cảm và mừng cho hạnh phúc của hai người. Hay ở Hảo Nhạn lại là một môtíp khác, môtíp của kiếp người vô tình có lỗi để người chết phải mang u buồn xuống cõi âm ti, còn người sống lại dằn vặt, phiền não. Chiến tranh đôi khi đẩy con người tới những việc làm trái với bản chất, nhân cách của mình. Nhân vật anh bộ đội không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trong Kinh Bát Đại Nhơn Giác có câu nói: Tồi phục tứ ma, xuất ấm giới ngục. Nói bốn loại ma đó

viên ngày ấy thuộc loại Phiền não ma, là loại ma trong tâm của mỗi người. Chính nó là nguyên nhân gây ra cho người ta phải đau khổ triền miên. Hoặc ở truyện Ma quỷ trong lòng ta, nhân vật “Tôi” cũng thuộc loại Phiền não ma.

Những nhân vật kiểu loại này thường ở kiếp này gây một tai họa gì đó, sau thì bị quả báo và phải sống day dứt, phiền não. Nhân vật Tôi khi đang trong giai đoạn bệnh tật chờ chết đã kể lại câu chuyện rùng rợn, khiếp đảm do anh ta gây ra. Câu chuyện đã ám ảnh, dằn vặt khiến anh ta phải ân hận cho đến lúc chết.

Ngoài ra nhà văn còn thể hiện một số môtíp hiện thực tâm linh khác trong đời sống đương đại đầy kỳ bí, màu nhiệm. Ở Đổi đời là hình ảnh cái Tý sống hai kiếp người với hai nhân cách khác nhau. Kiếp trước nó lọc lõi, xảo quyệt bao nhiêu thì kiếp sau lại thông minh, giỏi giang, chính trực bấy nhiêu. Nhà văn xây dựng một nhân vật với hai tính cách, ở hai kiếp người khác nhau để muốn truyền một thông điệp: con người tốt – xấu còn do hoàn cảnh chi phối, đồng thời:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

(Nửa đêm – Hồ Chí Minh)

Truyện đã phản ánh rất rõ luật nhân – quả trong kiếp luân hồi của Phật giáo. Nó được thể hiện ở cả hai kiếp đời. Nếu kiếp trước cái Tý (hay bà Diễm Hạnh) là người luôn nắm bắt thời cơ, dụ tình, chuộc lợi thì sẽ nhận một hậu quả xứng đáng với lòng tham vọng của bà là“của thiên trả địa”, phải đón nhận một cuộc sống đầy bất hạnh: “Sau đấy nghe nói nàng ốm một trận phải

vào viện nằm cả năm trời chưa khỏi. Có người bảo nàng hóa điên, xé quần áo, bôi đen mặt đi giữa phố”... [3; 396]. Ngược lại, khi sang kiếp sau, cuộc sống không cho nó cơ hội để lợi dụng, phải sống trong hoàn cảnh của người lao động chân chính, nó đã trở thành một cái Tý hiền lành, giỏi giang, sống lễ nghĩa. Và kết quả trở thành hoa khôi của trường đại học, hoa hậu thành phố,

ra trường làm kế toán cho một cơ quan nhà nước. Cuộc sống của nó ở kiếp sau đã trở lại bình yên. Luật nhân – quả còn được thể hiện rất rõ qua truyện

Đừng đùa với ma. Nếu bố thằng Tí là một kẻ nghèo khổ, bần hàn nhưng sống

chính trực, lương thiện thì kết quả Hắn đã được cứu giúp, sống đầy đủ, sung túc. Ngược lại, gã đàn ông thuê Hắn chở xác chết mang tâm địa giết người đã bị chính cái xác quả báo, dùng búa bổ chết và đẩy cho rơi xuống vực thẳm. Hay trong Bài ca buồn lại là quan niệm về con người nơi dương gian và cõi âm ti. Đã từng có những quan niệm rằng: Sống ở đời người tốt không có, nhưng ma thì có ma tốt: ma giúp người, cứu người, ma hiền lành... và ma cũng là một con người. Trong truyện sự xuất hiện của người đàn ông là ma cụt đầu cứu giúp cô bé Nụ vừa thực, vừa hư. Thực bởi con bé đã được ăn uống và sống những quãng đời đầy hạnh phúc. Hư bởi điều đó chỉ có nó biết và cảm nhận. Ngoài ra, không ai được chứng kiến, trải qua. Bởi vậy, xưa nay vẫn có những câu chuyện đầy bí ẩn về những người bị ma giấu hoặc ma nhập...

Đối với Nguyễn Ngọc Ngạn, ông là một nhà văn Việt Nam nhưng sống và tiếp xúc nhiều với nghệ thuật Tây phương. Mặc dù vậy, truyện kinh dị (chủ yếu truyện ma) của ông lại mang đậm phong cách Á Đông, thấm nhuần tư tưởng văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa người Việt. Trong mỗi truyện nhà văn lại thể hiện một tầm đón nhận riêng, bộc lộ rất rõ tài năng, sự hiểu biết nền văn hóa dân tộc của mình.

Đời sống tâm linh vô cùng phong phú. Nó là một thực tại có bản chất huyền bí, vô hình nên việc quan sát, giải thích nó một cách trực tiếp, rạch ròi là vấn đề khó khăn. Truyện Cõi âm của Nguyễn Ngọc Ngạn phản ánh khá sâu sắc vấn đề “đầu thai” theo giáo lý nhà Phật. Nhân vật Phùng Thị Giang được luân hồi chuyển kiếp từ gia đình mình đến ở với gia đình Quán và Hà như một kẻ “tha phương cầu thực”. Hình dạng giữ nguyên không thay đổi khiến Quán bủn rủn cả chân tay. Điều đặc biệt hoàn cảnh của Giang kể về gia đình

bị hãm hại giống như in ông bà Quán khi xưa. Đó là vấn đề trùng hợp rất khó hiểu. Từ khi Giang đến nhà vợ chồng Quán mọi thứ đảo lộn. Quán thay lòng đổi dạ, Quán chấp nhận đứng nhìn vợ chết đuối. Điều đó có phải do ân oán tiền kiếp giáng xuống vợ chồng Quán không? Hay do Quán và Hà phải trả món nợ kiếp trước của họ? Tất cả chỉ là vấn đề đặt ra. Sự thật xảy ra với vợ chồng Quán đầy bi đát kể từ khi Giang đầu thai vào sống cùng hai người. Dường như án mạng tập trung toàn bộ vào Quán. Cái chết của Hà đầy oan ức khiến cô không thể siêu thoát, lần lượt hiện về để báo oán, gây cho Quán rơi vào khủng hoảng, khiếp sợ. Cộng với sự đầu thai của Giang đến kết thúc đều tập trung vào việc báo ứng Quán. Truyện đã phản ánh một hiện thực tâm linh đầy huyền bí, thể hiện rất chân thực thuyết luân hồi của nhà Phật.

Truyện Đêm không trăng nhà văn đã sử dụng những giấc mơ trong sáng tạo tình huống truyện. Giấc mơ của nhân vật đi xuyên qua màn đêm tăm tối, bước vào cõi u tịch để thấu hiểu sự thật trong cõi tâm linh. Bà Nhường sau hàng loạt những tình huống xảy ra trong đám tang: bà thấy con trai Đắc hiện về hai lần, cả khi bà đòi mở nắp quan tài đã nhìn thấy cả xác và hồn Đắc ngoài cửa sổ. Sự nghi ngờ được giải quyết ngay trong buổi tối đầu tiên khi chôn cất xong xuôi Đắc, vừa đặt lưng đã mơ thấy Đắc và Xuân hiện về thông báo cho bà biết họ bị giết hại. Rồi trong đêm bà lại mơ nhìn thấy thằng Đồng- thủ phạm giết hại con bà. Cả hai giấc mơ ghép lại đã thành một vụ án đầy đủ nhân chứng. Trên cơ sở giấc mơ của bà Nhường, cùng những sự bất thường ông Nhường thấy, ông đã lần tìm ra thủ phạm giết Đắc chính là Đồng – người mà trong thực tại khó ai nhận biết đó là kẻ giết người. Giấc mơ của bà Nhường đã phản ánh đúng sự thực của kẻ sát nhân. Tình huống giấc mơ còn được nhà văn sử dụng trong rất nhiều truyện. Những báo hiệu, sự phát hiện thủ phạm trong cõi tâm linh còn diễn ra trong Tiếng quạ réo vong hồn với nhân vật kẻ sát nhân là Học- con rể của bà Cần. Những ân oán trong đời

thường có những báo hiệu rất đúng. Chẳng hạn, qua những linh cảm, điềm báo, giấc mơ, cơn ác mộng, hay những báo hiệu của những loài vật như: tiếng quạ, hay những dấu hiệu “Chim sa cá lặn” trong dân gian đều hoàn toàn đúng. Bà Cần trong giấc mơ thấy con mình gặp điều không lành mà sinh lo lắng, bất an. Giấc mơ quả là không bình thường. Bà nhìn thấy bóng con cố đuổi theo mà mãi không đuổi kịp, đến khi gần kịp thì Trinh bất chợt quay lại, mặt mũi xanh xao và bảo với bà: “Mẹ ơi, con chết rồi còn đâu”. Thông thường giấc mơ xảy ra hai kết quả: hoặc là có thật, hoặc là không thật. Lần này giấc mơ đến với bà Cần thật linh nghiệm. Đêm thứ hai bà lại mơ thấy Trinh giống y hệt đêm thứ nhất. Vì thế, bà quyết định cùng cô con gái là Tâm chạy lên Vũng Tàu- nhà Trinh. Lên đến Vũng Tầu, trong quá trình chờ đợi trước cửa nhà Trinh bà lại nằm mơ trên chiếc võng, Trinh lại hiện về và cũng nói y như hai lần mơ trước. Sự thật kỳ lạ là con quạ bị Trinh nhập vào đã có những hành động như níu chân hai mẹ con bà Cần ở lại. Rất nhiều lần nó xuất hiện đều rất lạnh lùng, đáng ngờ, rồi như muốn kéo hai người vào trong nhà về sinh để gặp Trinh. Sự thể chiếc xe máy hỏng cũng đầy bí ẩn, lạ thường. Khi kết cục bà Cần phát hiện ra Trinh bị chồng giết nhét trong bồn cầu, thì quả nhiên con quạ cũng bay mất. Ta nhận thấy, giấc mơ quả là một tiên báo đáng tin cậy trong cõi tâm linh.

Ở truyện Hồn về trong gió là truyện không chỉ với hồn ma hiện về báo mộng, dọa nạt một cách đơn giản. Truyện kinh hãi, rùng rợn chỉ xảy ra trong vòng ba ngày mà cứ hết yếu tố rùng rợn này đến yếu tố kinh sợ khác, trả lời xác đáng cho luật nhân – quả ở đời. Ông Đào Ngọc Phú xưa kia giàu có, sống hách dịch, tàn ác. Chính sự đối xử ghẻ lạnh với người đàn bà mà mỗi khi ông muốn giải trí, mua vui ông thường ăn nằm, ngủ đợ đã dẫn đến một kết cục đau đớn là ông phải tự đào huyệt chôn mình chết đuối trong đó.

Sự quả báo trong kiếp luân hồi còn được nhà văn làm sáng tỏ qua hàng loạt truyện. Ở Bóng người dưới trăng ta thấy một hiện thực đầy phũ phàng trong chế độ xã hội cũ. Chánh tổng Hoán là một con người khắc nghiệt, độc ác, cậy quyền cậy thế. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, ông luôn “tác yêu tác quái”, khiến cho bao người đau khổ và phải chết oan uổng. Trong gia đình xảy ra cái chết của hai đứa con Khuê và Cúc; hàng xóng là cái chết của anh Thủ, anh phu xe... và còn biết bao cảnh đời đau khổ dưới tay ông. Như một sự trừng phạt đích đáng cho kẻ quỷ quyệt, cái chết bất đắc kỳ tử đã dành cho ông. Ta nhận thấy cách xử sự của con người cõi âm rất công bằng, phân minh. Hay ở Chuyến xe buýt ông Thọ chỉ là chuyện ông Thọ hiện hồn gây sự sợ hãi cho người sống. Mặc dù vậy, nhân vật ông Thọ cũng hết sức công bằng với tính cách từng người. Nếu với sự mềm yếu của Vân thì hiện hồn của ông hiện về như sự báo hiệu. Còn với chị dâu Vân, một con người cứng đầu cứng cổ, tính cách khó ưa ông đã làm cho khiếp sợ, kinh hoàng mà “ba hồn bảy vía”, “hồn bay phách lạc”.

Sự bí ẩn về những ngôi nhà trong cõi tâm linh cũng là một chủ đề gây nhiều nghi vấn. Những căn nhà bỏ hoang với kiến trúc đẹp, sang trọng nhưng lại mang nhiều bí ẩn. Chỉ những người trong cuộc thì ra sức lý giải, còn những ai chưa từng chứng kiến thường tò mò, sợ hãi và không dám đối diện. Trong hai truyện Đêm trong căn nhà hoang và Căn nhà số 24 đã đưa độc giả chìm vào sự sợ hãi, kinh hoàng khi phải chứng kiến những diễn biến sảy ra trong từng ngôi nhà. Truyện làm sáng tỏ cho những nghi ngờ của con người trong cõi dương gian. Khi con người càng cứng cỏi, lý trí thì ác mộng đến với

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w