Vài nét với quan niệm về con người trong ý thức nghệ thuật Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn:

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 60)

11 Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về những tác phẩm văn học của ông trên: Radio Free Asia (2007) 12 Chat247.vn, Kwon Sang sưu tầm (Nguồn Tổng hợp)

2.2.1 Vài nét với quan niệm về con người trong ý thức nghệ thuật Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn:

Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn:

Văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới đã có một bước tiến rất lớn trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người. Những đặc điểm chính trị, xã hội, lịch sử trong thời đại mới đã chi phối đến sự vận động của văn học nói chung và quan niệm nghệ thuật về con người nói riêng. Chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật”, đề cao tinh thần dân chủ và tư duy đối thoại là đặc điểm của văn học thời kì này. Trên hướng này, văn học sau 1975 đã có sự phát hiện phong phú về con người, từng bước tự khẳng định sự trưởng thành của tư duy nghệ thuật bằng một quan niệm mới về con người. Nếu như văn học giai đoạn 1945 - 1975, con người chủ yếu được khám phá từ phương diện lịch sử và cộng đồng thì văn học sau 1975 khám phá con người từ nhiều bình diện: bình diện lịch sử - xã hội, bình diện tự nhiên, bình diện văn hóa tâm linh… Con người chủ yếu được nhìn nhận từ góc độ thế sự, đời tư và những vấn đề của nó. Trong văn học xuất hiện con người phức tạp, đa diện, con người “không trùng khít với chính mình”. Văn học sau 1975 đã khám phá và chỉ ra rằng con người bên cạnh sự phức tạp còn là sự bí ẩn. Mỗi cá nhân giống như một tiểu vũ trụ ẩn chứa những điều đã biết và cả những gì chưa thể biết hết. Trong xu thế vận động của văn học dân tộc những năm cuối thế kỉ XX, con người được đặt trong một cái nhìn mang tính chỉnh thể: con người là sự tổng hòa của các quan hệ tự nhiên và xã hội. Và cao nhất con người được nhìn nhận như một chủ thể độc lập, một sinh thể toàn vẹn, một cá thể có cá

tính. Văn học 1945 – 1975 chỉ nhấn mạnh phần con người xã hội, đề cao trách nhiệm với cộng đồng, với lịch sử, với nhân loại. Nó tiếp cận con người ở góc độ sử thi, ở khía cạnh phi thường và cao cả. Điều này tạo nên xu thế thiêng liêng hóa, thần thánh hóa hình tượng con người trong văn học. Văn học Việt Nam sau 1975 đã trình bày con người như nó vốn có, không lý tưởng hóa, không thần thánh hóa con người. Bên cạnh đó, xu hướng tìm kiếm cái bí ẩn, cái chưa thể biết về con người cũng là một thực tế không thể phủ nhận. Truyện kinh dị thuộc xu hướng này. Và cũng cần được xem là một biểu hiện của sự đổi mới quan niệm về con người trong xu thế đổi mới chung của văn học Việt Nam sau 1975.

Cũng như các khuynh hướng khác trong văn xuôi, con người trong truyện kinh dị của Thái Bá Tân và Nguyễn Ngọc Ngạn vốn có số phận, tính cách như muôn ngàn con người bình thường khác. Tuy nhiên, vì những nghịch cảnh, những trái ngang hay những oan khuất, bi kịch mà nó phải trải qua, con người trong sáng tác của hai nhà văn thường không dễ dàng khuất phục và dường như được sự trợ giúp của những sức mạnh siêu nhiên nó khởi phát và bùng lên những phẩm chất mới lạ, dị thường. Nhưng nếu suy ngẫm kĩ ta sẽ thấy đằng sau những số phận, những tính cách ấy luôn toát lên ánh sáng của vẻ đẹp nhân đạo và nhân văn rất đáng quý.

Một phần của tài liệu TRUYỆN KINH DỊ TRONG VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI VIÊT NAM VÀ TRUYỆN NGẮN CÓ YẾU TỐ KINH DỊ CỦA THÁI BÁ TÂN, NGUYỄN NGỌC NGẠN (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w