Hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Gia La

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 96)

- Từ chối do sai chế độ, định mức 4 Chiếm tỷ lệ (%) trong tổ ng ch

a. Hoàn thiện phương pháp nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Gia La

chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Gia Lai

a. Hoàn thin phương pháp nghip v kim soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ca Kho bc Nhà nước Tnh Gia Lai Ngân sách Nhà nước ca Kho bc Nhà nước Tnh Gia Lai

Một là, kiểm soát chi tiết chứng từ chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN

Đối với khoản thường xuyên thuộc nhóm chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi khác: KBNN Gia Lai một mặt phải kiểm soát đảm bảo có đủ các điều kiện chi theo quy định; mặt khác phải kiểm soát đến từng chứng từ chi tiêu của đơn vị, không thực hiện kiểm soát theo bảng kê chứng từ chi như hiện nay, từ đó mới đảm bảo đơn vị có thực sự sử dụng đúng khoản NSNN đó hay không, như vậy khi kiểm soát, cán bộ kiểm soát chi phải yêu cầu đơn vị sử dụng NSNN cung cấp đầy đủ các chứng từ chi tiêu kèm

bảng kê để kiểm soát (chỉ để kiểm tra, không lưu lại tại Kho bạc)

Hai là, theo dõi định mức các khoản mua sắm phải đấu thầu

Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản có, kiểm soát chi của KBNN phải kiểm soát từ khâu giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền có đúng với tiêu chuẩn định mức quy định tại QĐ số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đối chiếu chủng loại tài sản phương tiện làm việc giữa hợp đồng mua bán và dự toán có đúng tiêu chuẩn định mức hay không. Kiểm soát quy trình mua sắm có theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn tại các Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và Thông tư số 131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007.

Ba là, cho phép thanh toán bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa

Các khoản chi về dịch vụ hàng hóa, sửa chữa nhỏ, theo quy định của luật NSNN thì các đơn vị sử dụng NSNN phải thanh toán bằng chuyển khoản (không dùng tiền mặt), nhưng quy định này không phù hợp với các huyện miền núi trung du như Tỉnh Gia lai.

Ví dụ : Một đơn vị sử dụng NSNN trả tiền điện sáng (Mục6501) cho Hợp tác xã điện năng tại tại một xã X, hoặc mua hàng hoá của cửa hàng Y, nhưng đặc thù các huyện miền núi các Hợp tác xã hay cửa hàng cung cấp hàng hoá không có Tài khoản tại ngân hàng.

Vì vậy, các khoản chi này KBNN các huyện, thị xã phải cho phép các đơn vị sử dụng NSNN dùng tiền mặt để thanh toán. không áp dụng luật một cách khô cứng, không phù hợp thực tế, gây khó khăn cho khách hàng giao dịch.

Bốn là, thay đổi cách bố trí cán bộ kiểm soát chi NSNN

Cần phải bố trí cán bộ kiểm soát theo nhóm khách hàng. Tùy theo điều kiện số cán bộ kế toán có tại mỗi đơn vị tại KBNN tỉnh cũng như tại các đơn vị KBNN huyện, thị xã. Tùy theo lượng khách hàng đăng ký giao dịch tại mỗi đơn vị mà bố trí quản lý cho hợp lý theo nguyên tắc một nhóm khách hàng sẽ được duy nhất một cán bộ kế toán theo dõi kiểm soát tất cả các tài khoản của đơn vị đó, như vậy sẽ tạo điều kiện khép kín trong kiểm soát chi, nhất là trong thực tế hiện nay các khách hàng thuộc nhóm trường học, y tế vừa có tài khoản chi , vừa có tài khoản tiền gửi học phí, viện phí; các loại tài khoản tiền gửi này cũng được kiểm soát chi như tài khoản từ dự toán bởi cơ chế đang cho phép các đơn vị trên thực hiện chi tiêu các hoạt động của đơn vị từ tài khoản tiền gửi này.

Việc bố trí như vậy sẽ giúp cho cán bộ kế toán thông thạo nhiều nghiệp vụ, tập thể đơn vị cũng không bị lúng túng khi xắp xếp lại công việc khi có người nghỉ như ốm đau, thai sản... Đồng thời tăng trách nhiệm của từng cán bộ trong công việc và việc tự học tập nghiên cứu nâng cao trình độ cũng sẽ tự được nâng lên.

Năm là, cải tiến mô hình kiểm soát chi theo cơ chế một cửa

Cải tiến mô hình kiểm soát chi, mô hình kiểm soát theo cơ chế “một cửa” đang áp dụng không phù hợp với một đơn vị quản lý quỹ NSNN như ngành KBNN, nó mang nặng tính hình thức, không đem lại hiệu quả như mong đợi, bởi vì mặc dù xây dựng cơ chế “một cửa” nhưng khách hàng giao dịch vẫn phải đến gặp cán bộ trực tiếp quản lý tài khoản của mình thì mới nắm bắt kịp thời các thông tin, mới được giải đáp, hướng dẫn các sai sót (nếu có) để chỉnh sửa, cán bộ tại bộ phận một cửa chỉ biết tiếp nhận hồ sơ chứng từ, xác định đủ hay thiếu chứ không thể giải thích được những tiêu chí đúng- sai cho đơn vị. Từ đó, mục đích của cơ chế một cửa là tránh tiêu cực, rút ngắn

thời gian giao dịch cho đơn vị đã không đảm bảo, hơn nữa tại các đơn vị KBNN huyện, thị xã, biên chế chỉ có 12 người/ huyện thì việc thành lập bộ phận giao dịch (3 người) là không phù hợp. Vì vậy, đối với các KBNN huyện, thị xã trực thuộc thì bỏ hình thức kiểm soát chi bằng cơ chế một cửa.

Đề xuất mô hình quy trình giao dịch và luân chuyển chứng từ chi thường xuyên NSNN thay cho việc kiểm soát qua bộ phận một cửa (Sơ đồ 2.3 trong danh mục bảng biểu). Quy trình này vẫn đảm bảo tách bạch giữa cán bộ quản lý tài khoản của khách hàng, tránh gây phiền hà, tiêu cực, vừa đảm bảo thời gian giải quyết công việc nhanh nhất cho khách hàng, ở mô hình này thay vì bộ phận “một cửa” bằng một cán bộ tiếp nhận hồ sơ ngay tại phòng Kế toán, như vậy cán bộ trong phòng có thể trao đổi các thông tin với nhau ngay tại phòng mà không mất thời gian trao đổi giữa bộ phận một cửa với cán bộ quản lý tài khoản của đơn vị, giải quyết mọi vướng mắc cho khách hàng thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)