Phân loại kiểm soát chi NSNN

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 26)

d. Phân cấp quản lý chi NSNN

1.2.2.Phân loại kiểm soát chi NSNN

Có rất nhiều tiêu thức phân loại kiểm soát chi NSNN:

Nếu căn cứ vào tiêu thức kiểm soát tính chất của khoản chi, có hai hình thức kiểm soát chi NSNN như sau:

- Kiểm sóat chi thường xuyên NSNN: Là quá trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên của NSNN theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy

định trên cơ sở dự toán, kế hoạch của cấp có thẩm quyền, các nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn cụ thể.

- Kiểm soát chi đầu tư phát triển NSNN: Là quá trình các cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đầu tư phát triển của NSNN theo dự toán, kế hoạch, dự án của cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức tiêu hao do Nhà nước quy định trên cơ sở, các nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể.

Như vậy kiểm soát chi NSNN là một yêu cầu cần thiết được đặt ra đối với mỗi quốc gia, dù đó là nước phát triển hay đang phát triển. Đối với nước ta hiện nay, kiểm soát chi NSNN lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu quản lý NSNN của Chính phủ và của nền kinh tế. Đó là một trong những định hướng chính của tiến trình thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng và lãng phí trong chi tiêu công của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nếu phân loại theo tiêu thức thời gian thì có các hình thức kiểm soát chi NSNN sau:

- Kiểm soát trước khi thực hiện chi hay còn gọi là kiểm soát phòng ngừa:, là loại hình kiểm soát bao gồm những biện pháp phòng ngừa áp dụng trước khi một nghiệp vụ phát sinh, nhằm đề phòng rủi ro, loại trừ các sai phạm trước khi chúng xuất hiện.

- Kiểm soát trong quá trình thực hiện chi tiêu: Là quá trình kiểm soát được tiến hành ngay trong quá trình tác nghiệp nhằm phát hiện, ngăn ngừa sai lầm có thể xảy ra.

- Kiểm soát sau khi thực hiện chi: Là mặcdù chức năng kiểm tra phê duyệt báo cáo quyết toán thuộc về cơ quan tài chính, cơ quan chủ quan cấp trên trực tiếp giao dự toán chi NSNN. Nhưng về phía Kho bạc cũng cần phải

đôn dốc, xác nhận số thực chi có đúng với nội dung kinh tế phát sinh, tiêu chuẩn, định mức….Đó là cơ sở để cơ quan tài chính và cơ quan chủ quản cấp trên thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 26)