Đối với chi Đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 82)

- Từ chối do sai chế độ, định mức 4 Chiếm tỷ lệ (%) trong tổ ng ch

b. Đối với chi Đầu tư phát triển

Một là, tình trạng đầu tư mang tính dàn trải

Hiện nay một số ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh thường tranh thủ lập dự án để được đầu tư, song chưa chú ý đến tính khả thi của dự án, tính hiệu quả của dự án. Quá trình kiểm soát, lập và thẩm định dự án còn xem nhẹ, chưa tính toán đầy đủ các chi phí đầu tư, chưa lường hết được các yếu tố phát sinh do trượt giá, do phát sinh không hợp công việc nên trong quá trình triển khai thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần tổng mức đầu tư, dự toán công trình….làm kéo dài thời gian thi công, thực hiện hợp đồng đồng thời gây không ít khó khăn phức tạp cho KBNN trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.

Hai là, công tác quyết toán của chủđầu tư chậm

Công tác quyết toán các công trình hoàn thành thường là rất chậm, không đảm bảo thời gian theo quy định, gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi và tất toán tài khoản của chủ đầu tư và KBNN, việc tách rời quy trình kiểm soát thanh toán vốn của KBNN với quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn công trình hoàn thành của cơ quan Tài chính dẫn đến việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư kém hiệu quả, tạo kẽ hở trong sử dụng vốn.

Ba là, Sở Tài chính chưa tuân thủ quy chế cấp phát

Mặc dù hiện nay Bộ Tài chính đã ra quyết định 4039/QĐ-BTC ngày 28/12/2007 bỏ quy chế thông báo mức vốn đầu tư thuộc Ngân sách Nhà nước. Việc cấp phát thanh toán cho dự án căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư do KBNN thông báo. Tuy vậy đầu năm 2008 trên địa bàn Tỉnh Gia Lai, Sở Tài chính Gia Lai vẫn ra thông báo danh mục và mức vốn đầu tư đến từng dự án dẫn đến tình trạng dự án có khối lượng thanh toán thì không có nguồn vốn, dự án có nguồn vốn thì không có khối lượng, hồ sơ thanh toán. Làm tồn đọng vốn nhà nước giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Ngân sách Nhà nước tạo nên cơ chế xin, cho giưã chủ đầu tư và cơ quan Tài chính, gây khó khăn trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cho KBNN (KBNN phải chờ đợi nguồn vốn do cơ quan Tài chính thông báo cho từng dự án).

2.4.3. Hạn chế trong việc chấp hành chi và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước

a. Đối vi chi thường xuyên

Một là, đơn vị sử dụng NSNN lạm dụng hình thức tạm ứng

Tình trạng các đơn vị dự toán tạm ứng hết số dư ngay sau khi được phân phối ra khỏi KBNN đem về quỹ đơn vị để chi tiêu dần là hiện tượng xảy ra phổ biến, đồng thời khi đã tạm ứng cho đơn vị, vì rất nhiều lý do, đơn vị thường không quan tâm đến thanh toán tạm ứng, để số dư tạm ứng kéo dài gây khó khăn cho công tác kiểm soát chi NSNN.

Hai là, đơn vị sử dụng NSNN lạm dụng hình thức đấu thầu

Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản phải thực hiện quy trìng mua sắm, sửa chữa theo đúng quy định tại Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà nước và Thông tư số

131/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2007/TT-BTC ngày 15/06/2007. Theo quy định: Cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu tốt nhất. Kết quả chọn thầu phải bảo đảm chọn được nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ tư vấn tối ưu nhất về chất lượng, giá cả và một số yêu cầu khác (nếu có) như thời hạn cung cấp hàng hoá, các yêu cầu về bảo hành, đào tạo, chuyển giao, không phân biệt nhà thầu trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn. Do đó Các đơn vị thường né tránh phải thực hiện đấu thầu bằng cách chia nhỏ các khoản mua sắm để có giá trị mỗi lần mua sắm dưới 100 triệu đồng để được chỉ định thầu; hoặc phân biệt ranh giới giữa hai mục chi sửa chữa thường xuyên (Mục 117) và sửa chữa lớn tài sản cố định (Mục 118) là chưa rõ ràng, mà tính chất, thủ tục kiểm soát của hai mục này lại hoàn toàn khác nhau, cho nên các đơn vị sử dụng Ngân sách thường né trách mục 118 mà vận dụng vào mục 117 để dễ dàng vượt qua sự kiểm soát của KBNN.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Tỉnh Gia Lai (full) (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)