II. Số lượng tài khoản
a. Khái quát tình hình KSC thường xuyên qua KBNN Gia La
Có thể khái quát cơ chế cấp phát, thanh toán và kiểm soát các khoản chi thường xuyên qua KBNN Gia Lai từ khi có luật NSNN (1997) và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN như sau:
Giai đoạn từ 1997-2003: Luật NSNN ra đời đã tạo ra một sự chuyển biến căn bản về công tác quản lý quỹ NSNN nói chung và quản lý quỹ NSNN trên địa bàn Tỉnh Gia Lai nói riêng. Tuy nhiên, hình thức cấp phát bằng HMKP trong giai đoạn này đã thực hiện từ những năm 60. Trong điều kiện nguồn thu NSNN không ổn định và dự toán giao không sát, thì đây là cơ chế quan trọng để quản lý NSNN có hiệu quả. Khi có Luật NSNN, đã có những thay đổi lớn thì hình thức cấp phát này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là,
Một là: Hạn chế sự chủ động chi tiêu của đơn vị khi thực hiện cấp phát lắt nhắt, không định kỳ hoặc việc thực hiện cấp phát có thể chậm do thời gian luân chuyển chứng từ kéo dài.
Hai là: Việc cấp phát qua nhiều đầu mối, nhưng trách nhiệm của từng bộ phận chưa rõ. Hơn nữa, thông báo hạn mức gộp chung các mục chi có tính chất, có yêu cầu kiểm soát khác nhau, có mục cần kiểm soát chặt như mục “mua sắm, sửa chữa”, song cũng có mục chỉ cần kiểm soát có mức độ (chỉ 1 lần) như mục “tiền lương”. Vì vậy, dễ dẫn đến hoặc là cấp chậm vì phải kiểm soát, hoặc cấp thiếu căn cứ do không kiểm soát.
Ba là: Theo quy định HMKP đến 31/12 không sử dụng hết bị huỷ bỏ, dẫn đến chi tiêu của các đơn vị thường dồn dập vào cuối năm, chi “chạy kinh phí”, không cân nhắc hiệu quả khoản chi, gây thất thoát, lãng phí NSNN.
Giai đoạn từ năm 2004 đến nay: Luật NSNN (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 26/12/2002 và có hiệu lực thi hành từ năm Ngân sách 2004. Năm 2004 là năm đầu tiên thực hiện qui trình chi Ngân
sách mới theo Luật NSNN (sửa đổi), với nội dung cơ bản là bỏ việc cấp phát hạn mức kinh phí hàng tháng, hàng quý từ cơ quan Tài chính cho các đơn vị sử dụng Ngân sách, chuyển sang phương thức các đơn vị sử dụng Ngân sách chủ động căn cứ chế độ chi Ngân sách, khối lượng, kết quả thực hiện nhiệm vụ, thực hiện rút kinh phí tại Kho bạc theo dự toán Ngân sách được cấp có thẩm quyền giao để chi tiêu.
Như vậy, Luật NSNN (sửa đổi) đã yêu cầu hệ thống KBNN phải chuyển đổi về chất chức năng, nhiệm vụ của mình trong chu trình quản lý và điều hành NSNN. Theo đó, cơ chế kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN qua KBNN cũng có sự đổi mới căn bản. Theo Luật NSNN (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, so với cơ chế cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN cũ thì cơ chế mới có một số điểm thay đổi cơ bản, cụ thể như sau:
Một là: Thay đổi về việc phân bổ, giao dự toán
Thủ tướng Chính phủ căn cứ Nghị quyết Quốc hội để giao dự toán cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, giao nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung từ Ngân sách Trung ương cho Ngân sách địa phương. Các cơ quan Trung ương phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc; đơn vị dự toán cấp I phân bổ và giao dự toán cấp II… Cơ quan Tài chính đồng cấp với các cơ quan trung ương và địa phương thẩm tra dự toán đảm bảo về tổng mức và cơ cấu đã được cấp có thẩm quyền giao.
Hai là: Thay đổi trong tổ chức điều hành Ngân sách
Với phương thức cấp phát thanh toán theo dự toán từ KBNN, thì KBNN không chỉ tham gia vào quá trình quản lý mà còn thực sự tham gia vào quá trình
điều hành NSNN. Căn cứ vào phương án điều hành Ngân sách quý do cơ quan Tài chính thông báo, nhu cầu chi hàng quý của các đơn vị sử dụng Ngân sách, KBNN phải chủ động lập kế hoạch nguồn vốn; kế hoạch thanh toán, chi trả; kế hoạch tiền
mặt, đảm bảo đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chi của các đơn vị sử dụng Ngân sách. Tóm lại, từ khi có luật NSNN các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Gia Lai đều được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, chế độ chính sách tài chính hiện hành. Công tác kiểm tra sau khi đã
được chú ý tăng cường nhất là kiểm tra sử dụng quỹ tiền mặt tại các đơn vị sử
dụng Ngân sách. Qua kiểm tra đã chấn chỉnh việc lập quỹ không đúng chế độ, ý thức chấp hành kỷ luật tài chính của các đơn vị được nâng lên, sử dụng NSNN
đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả đã gắn trách nhiệm của thủ
trưởng, kế toán đơn vị trong việc chuyển chi kinh phí từ NSNN.