- Đối tượng kiểm soát chi thường xuyên
Đối tượng chịu sự kiểm soát chi thường xuyên là các đơn vị thực hiện khoán biên chế và kinh phí hoạt động theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ và các đơn vị quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.
- Quy trình kiểm soát chi thường xuyên Bước 1: Lập kế hoạch kiểm soát
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
của các cấp chính quyền, trong đó có nhu cầu chi tiêu NSNN trong giai đoạn nhất định(thường là kế hoạch 5 năm), căn cứ vào các văn bản pháp lý của Chính phủ, của Bộ Tài chính. KBNN lập kế hoạch kiểm soát chi NSNN phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chuẩn bị nguồn thu và huy động các nguồn Tài chính đáp ứng cho nhu cầu chi NSNN trong giai đoạn đó.
Bước 2: Giao nhiệm vụ kiểm soát.
Là bước phân công nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN cho từng bộ phận chức năng của hệ thống KBNN, mỗi bộ phận chức năng khác nhau kiểm soát theo đặc thù của nguồn vốn NSNN.
Bước 3: Thực hiện kiểm soát.
Quy trình thực hiện kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên. Đầu năm Ngân sách, các đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm mang đến KBNN bản dự toán chi của cả năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cán bộ kiểm soát dự toán của KBNN sau khi kiểm tra kiểm soát, đảm bảo tính hợp lệ thì chấp nhận nhập dữ liệu vào hệ thống phần mềm để theo dõi cho cả năm Ngân sách. KBNN có trách niệm thực hiện kiểm soát các khoản chi thường xuyên theo đúng quy trình, phương tức, tiêu chuẩn, định mức, chế độ của Nhà nước hiện hành. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện cho đơn vị.
Bước 4: Soát xét lại.
Là việc thực hiện thông qua số liệu kiểm soát, tổng hợp, đánh giá kết quả và thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN, tình hình huy động vốn cho NSNN, tổng hợp, khai thác sự biến động của NSNN từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp thể tham mưu cho các cấp chính quyền nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, quản lý, điều hành NSNN. Các số liệu dùng để tổng hợp phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực.
- Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên
Có trong dự tóan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các khoản chi phải đúng tiêu chuẩn, định mức, chế dộ của Nhà nước. Được Thủ trưởng đơn vị chuẩn chi. Tất cả các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài khoản tại KBNN. Chịu sự kiểm soát của KBNN.
Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN theo đúng quy định; tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN và xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị.
- Phương thức kiểm soát chi thường xuyên
Tương ứng với chu trình quản lý NSNN, có các phương thức kiểm soát chi NSNN là: phương thức kiểm soát lập dự toán chi NSNN; phương thức kiểm soát chấp hành chi NSNN; phương thức kiểm soát quyết toán chi NSNN.
+ Phương thức kiểm soát lập dự toán
Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch, KBNN tiến hành kiểm soát việc đơn vị tự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định, trong đó xác định phần dự toán chi ngân sách Nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi ngân sách Nhà nước giao không thực hiện chế độ tự chủ; kiểm soát việc phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc (nếu là đơn vị dự toán cấp trên có các đơn vị trực thuộc).
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Việc kiểm soát căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài
chính của năm trước liền kề, kiểm soát số kinh phí của đơn vị đề nghị NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); và kiểm soát phần dự toán kinh phí chi không thường xuyên theo quy định hiện hành.
+ Phương thức kiểm soát chấp hành dự toán chi thường xuyên:
Kiểm soát chi trong khâu này là tổ chức kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo tất cả các khoản chi NSNN phải có đầy đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ; có đầy đủ các điều kiện chi theo quy định của luật như: có trong dự toán được duyệt; đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức; được người có thẩm quyền chuẩn chi… Ngoài ra, nội dung kiểm soát còn gắn với công tác thanh toán, chi trả theo nguyên tắc mọi khoản chi NSNN được thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Kiểm soát chi các khoản chi thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: Tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; các khoản thanh toán cho cá nhân; chi thanh toán dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; chi phí nghiệp vụ chuyên môn; chi khác.
Kiểm soát các khoản chi không thực hiện chế độ tự chủ bao gồm: Chi sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở, nhà công vụ, trang thiết bị, phương tiện làm việc; chi mua sắm tài sản cố định; chi đoàn ra, đoàn vào; chi đào tạo cán bộ, công chức.
toán cho đơn vị theo quy chế sử dụng kinh phí tiết kiệm do đơn vị xây dựng phù hợp với các quy định của Nhà nước. Hết năm ngân sách, đơn vị phải thực hiện quyết toán kinh phí tự chủ chi theo đúng các mục chi của mục lục NSNN, có xác nhận số thực chi của KBNN, kèm theo bản thuyết minh quyết toán năm gồm cả việc phân tích tình hình, nội dung sử dụng kinh phí tiết kiệm được trong năm gửi cơ quan Tài chính.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và Tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Việc kiểm soát, thanh toán đơn vị sự nghiệp có thu gồm có 2 loại: Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Đơn vị sự nghiệp được mở 2 tài khoản tại KBNN: Tài khoản dự toán để nhận kinh phí cấp theo dự toán từ NSNN; Tài khoản tiền gửi để thực hiện thu, chi các khoản phí, lệ phí thuộc NSNN nhưng đơn vị được phép giữ lại để chi theo quy định. Ngoài ra, đối với các khoản thu, chi của hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ đơn vị được mở tài khoản tại KBNN hoặc Ngân hàng.
Đối với những chế độ, tiêu chuẩn, định mức chung của Nhà nước như định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn về trụ sở làm việc; chế độ công tác nước ngoài; kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện các đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản; chi đầu tư XDCB… thì mức chi không được vượt quá tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định.
+ Phương thức kiểm soát quyết toán chi: Phương thức kiểm soát quyết toán chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN là việc kiểm soát tính chính xác các báo cáo tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN khi hết niên độ Ngân sách, soát xét lại các số liệu tổng hợp do đơn vị gửi đến, đối chiếu với dự
tóan, số liệu thực cấp phát thanh toán đã kiểm soát chi, số liệu trên báo cáo kế toán của KBNN, từ đó tìm ra các sai sót của số liệu để thực hiện điều chỉnh hoặc thu hồi, hay tìm ra các thiếu sót của chế độ để có kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền..