- Từ chối do sai chế độ, định mức 4 Chiếm tỷ lệ (%) trong tổ ng ch
a. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Gia La
nước của Kho bạc Nhà nước Tỉnh Gia Lai
KBNN cần hoàn thiện chức năng của mình theo hướng KBNN phải tham gia quản lý quỹ NSNN với tư cách là một công cụ trong hệ thống tài chính, chứ không chỉ đơn thuần là cơ quan “xuất nhập quỹ”. Cần quán triệt
quan điểm “ở đâu có thu, chi NSNN thì ở đó phải có mặt KBNN”, cụ thể:.
Một là: Hoàn thiện chức năng tham gia quản lý NSNN trên địa bàn: Với chức năng nhiệm vụ được giao thi công tác quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ và lập báo cáo quyết toán NSNN trên địa bàn. Bởi vì, mọi nghiệp vụ thu, chi NSNN… trên địa bàn Tỉnh hầu hết đều xảy ra tại KBNN hoặc luân chuyển qua KBNN, KBNN Gia Lai trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê tất cả các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày; đồng thời báo cáo thu, chi NSNN theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý quỹ NSNN, như vậy mới đảm bảo số liệu quản lý quỹ NSNN trên địa bàn có tính chính xác và tập trung một đầu mối, tránh được tình trạng mỗi cơ quan quản lý có một số liệu riêng, không khớp nhau, từ đó các cấp Chính quyền không xác định được số liệu của cơ quan nào là chính xác.
Hai là: Hoàn thiện chức năng kiểm soát chấp hành chi: KBNN Gia Lai không chỉ hạch toán số thực nhập, thực xuất quỹ NSNN trên địa bàn, mà còn phải hạch toán cả số dự thu, số ghi thu, số dự chi, số ghi chi theo mục lục NSNN của các đơn vị. Như vậy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành quỹ NSNN của các cấp chính quyền trên địa bàn.
Ba là: Hoàn thiện chức năng kiểm soát sau khi chi: Bộ phận Kế toán tài vụ của các đơn vị dự toán trên địa bàn phải chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của cơ quan tài chính và cơ quan KBNN tại địa phương theo từng cấp ngân sách. Đối với cán bộ kiểm soát chi của KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Làm được điều này mới tránh được tình trạng hợp lý hoá chứng từ chi tại các đơn vị sử dụng NSNN, nhằm chống đối cơ quan kiểm soát chi, đồng thời tránh được những sai sót mang tính hệ thống rất khó giải quyết về sau.
Pleiku phải được thành lập, tách ra khỏi văn phòng KBNN Tỉnh. Sau khi tách, toàn bộ các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Thành phố Pleiku sẽ do KBNN Thành phố Pleiku trực tiếp giao dịch, thanh toán. Văn phòng KBNN Tỉnh đảm nhận giao dịch, thanh toán khối tỉnh và các đơn vị trung ương sử dụng kinh phí từ NSNN đóng trên địa bàn tỉnh. có như vậy thì các Phòng nghiệp vụ của KBNN Tỉnh mới tập trung chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ hiện hành ở các KBNN huyện, thị, tăng cường việc tự kiểm tra của đơn vị, kiểm tra toàn diện theo chuyên đề, hạn chế thanh tra theo vụ việc như hiện nay.
Năm là: Nâng cao tính chủ động trong nhiệm vụ được giao: KBNN Gia Lai phải có trách nhiệm phối hợp cùng cơ quan tài chính ở địa phương phổ biến một cách sâu rộng luật NSNN và các văn bản chế độ Tài chính đến các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn.
Sáu là: Kho bạc phải có sự đồng thuận của cấp có thẩm quyền: Trong quá trình kiểm soát, có nhiều khoản chi KBNN Gia Lai từ chối thanh toán nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn chấp nhận đưa vào quyết toán vốn, hoặc có những khoản KBNN đã thanh toán rồi lại không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận quyết toán, rất khó khăn khi phải thu hồi. Vì vậy, KBNN Gia Lai phải có được sự đồng thuận của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh trong thực thi nhiệm vụ kiểm soát chi của mình.