Vị trí và mối quan hệ giữa chính sách sản phẩm/dịch vụ với các chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 32)

chính sách khác trong hệ thống marketing- mix của Ngân hàng thương mại

Marketing- mix là một tập hợp các biện pháp hay công cụ marketing mà một doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng có thể sử dụng và quản lý phối hợp với nhau nhằm tác động tới thị trường mục tiêu qua đó đạt các mục tiêu của chiến lược marketing đã lựa chọn. Nội dung cơ bản của các công cụ marketing trong NHTM là:

- Sản phẩm: đó là việc xác định danh mục sản phẩm dịch vụ, dòng sản phẩm dịch vụ, thuộc tính của từng sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ kèm theo của sản phẩm dịch vụ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới và quản lý các sản phẩm dịch vụ đã có.

- Giá cả: bao gồm việc định giá bán sản phẩm dịch vụ, chiến lược giá, phân biệt giá, các quyết định điều chỉnh giá

- Phân phối: sau khi hoàn thiện sản phẩm dịch vụ và đưa ra quyết định về giá bán, ngân hàng cần đưa ra cách thức tổ chức, quản lý, phát triển kênh phân phối để sản phẩm dịch vụ được cung cấp tới khách hàng.

- Truyền thông marketing: bao gồm các hoạt động để truyền tin về sản phẩm dịch vụ và ngân hàng đến khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, qua đó thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Các công cụ chủ yếu là: quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp.

- Con người (hay nhân viên phục vụ) - Quy trình phục vụ

- Bằng chứng vật chất của cơ sở cung cấp dịch vụ

Trong các yếu tố của hệ thống marketing mix, chính sách sản phẩm dịch vụ đóng vai trò quan trọng, là trung tâm trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sản phẩm/ dịch vụ mà ngân hàng cung cấp trên thị trường nếu không được khách hàng chấp nhận và sử dụng thì ngân hàng sẽ không tồn tại hoặc sẽ phải rút lui khỏi thị trường. Nó quyết định sự sống còn của ngân hàng trên thị trường hay nói cách khác trước khi nghĩ đến các chiến lược kinh doanh thì ngân hàng phải tập trung nguồn lực để xây dựng sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất trước khi đưa ra thị trường. Vì vậy, chính sách sản phẩm/ dịch vụ chính là xương sống, là nền tảng của chiến lược kinh doanh, là cơ sở để hoạch định các chính sách marketing tiếp theo của ngân hàng. Sau khi xác định được chính sách sản phẩm/ dịch vụ, ngân hàng mới có thể tiến hành định giá sản phẩm/ dịch vụ, thiết lập hệ thống kênh phân phối nhằm

đưa sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường. Đồng thời, cũng từ đó, ngân hàng mới có cơ sở định hướng hoạt động truyền thông marketing để khách hàng biết tới sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên, để có thể bán được sản phẩm/ dịch vụ, ngân hàng cần phải phối hợp một cách linh hoạt và sáng tạo các công cụ độc lập của marketing-mix trong một thể thống nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 32)