BIDV
Qua nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL tại BIDV, chúng ta thấy một số mặt đạt được như sau:
- Quy trình phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới đã được quy định cụ thể thành văn bản giúp phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
- Công tác nghiên cứu thị trường đã được chú trọng: Báo cáo thị trường NHBL bao gồm cập nhật tình hình phát triển sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại, công tác triển khai sản phẩm/ dịch vụ NHBL của các ngân hàng khác được BIDV cập nhật định kỳ hàng tháng dưới hình thức Bản tin thị trường sản phẩm dịch vụ NHBL từ tháng 5/2011.
- Sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới của BIDV gắn với xu hướng thị trường: Trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường sản phẩm, cập nhật tình hình phát triển sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại, công tác triển khai sản phẩm/ dịch vụ của các ngân hàng khác trên thị trường, từ đó một số sản phẩm đã được ra đời kịp thời với xu hướng chung của thị trường như tiền gửi Tiền gửi Tích lũy bảo an, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm ưu việt…
- Sản phẩm/ dịch vụ NHBL gắn với công nghệ: Đối với các sản phẩm tiền gửi, thanh toán, ngân hàng điện tử, thẻ thì hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm được chú trọng nâng cao. Vai trò của Trung tâm CNTT ngày càng được thể hiện trong việc trực tiếp thực hiện các phần mềm khắc phục các điểm yếu của hệ thống SIBS bằng các chương trình ngoài tích hợp SIBS mang tính chất phức tạp cao. Việc phối hợp giữa bộ phận phát triển sản phẩm và Ban Công nghệ, Trung tâm CNTT ngay từ khâu khảo sát, thiết kế ý tưởng sản phẩm, trong giai đoạn phát triển chương trình, đến khâu kiểm thử và chỉnh sửa hoàn thiện đã nâng cao tính khả thi, tiện ích,
hiệu quả và rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được như trên vẫn còn những mặt hạn chế trong công tác phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới mà BIDV cần phải khắc phục trong thời gian tới:
- Chưa chú trọng đúng mức đến công tác dự báo xu hướng thay đổi, phát triển trong nhu cầu của khách hàng và thị trường để thiết kế sản phẩm/ dịch vụ NHBL. Chưa có các công cụ nghiên cứu thị trường, chính sách marketing hiệu quả. Việc khai báo các thông tin của khách hàng trên phân hệ chưa được thực hiện đầy đủ, chính xác, ảnh hưởng đến việc chiết suất dữ liệu phục vụ việc đánh giá kết quả, hiệu quả sản phẩm cũng như việc xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển và quản lý sản phẩm.
- Ý tưởng sản phẩm/ dịch vụ mới được hình thành chủ yếu từ các cán bộ ban phát triển NHBL và từ ý kiến đóng góp của các chi nhánh. Tuy nhiên, các cán bộ ban phát triển NHBL không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, cũng như ít có hoạt động khảo sát thực tế tại chi nhánh nên còn nhiều hạn chế trong việc sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới. Trong khi đó, việc xin ý kiến đóng góp của các chi nhánh không được diễn ra thường xuyên mà chỉ tập trung tại hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động NHBL nên việc đưa ra ý tưởng mới còn chậm.
- Khó khăn trong việc thực hiện các chương trình công nghệ thông tin : + Sự phối hợp giữa bộ phận phát triển sản phẩm và các bộ phận về công nghệ còn yếu trong việc định hướng các giải pháp công nghệ tiên tiến vào việc cung ứng sản phẩm, đặc biệt là các giải pháp công nghệ đón đầu.
+ Hệ thống core-banking chưa đáp ứng tối đa yêu cầu quản lý và phát triển sản phẩm đa dạng nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; đồng thời các chương trình quản lý sản phẩm, lập báo cáo thường phải xây dựng ngoài/ tính toán thủ công khiến việc lập kế hoạch và đánh giá hiệu quả sản phẩm tốn nhiều thời gian và công sức.
kiện cơ sở vật chất cho việc kiểm thử chương trình còn chưa đáp ứng số lượng chương trình CNTT trong năm nên việc kiểm thử các chương trình mất nhiều thời gian và kém hiệu quả, một số chương trình khi triển khai vẫn có tình trạng chưa đáp ứng được hết các yêu cầu nghiệp vụ. .
- Chưa chú trọng công tác nghiên cứu sản phẩm gắn liền với đối tượng khách hàng cụ thể: Thực hiện ít khảo sát các nhu cầu khách hàng trước khi lên ý tưởng và sau khi triển khai sản phẩm.
- Báo cáo đánh giá việc triển khai thí điểm sản phẩm/ dịch vụ mới tại các chi nhánh thường sơ sài, đặc biệt là ở nội dung ý kiến của khách hàng. Điều này gây khó khăn cho hội sở chính trong việc đánh giá hiệu quả của sản phẩm/ dịch vụ mới.
Tóm lại, chương II của luận văn đã làm rõ thực trạng và phân tích nguyên nhân những yếu kém của chính sách sản phẩm/ dịch vụ NHBL tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Cùng với những cơ sở lý luận về chính sách sản phẩm/ dịch vụ là một công cụ trong hệ thống marketing-mix trong chương I, những vấn đề được xây dựng trong chương II đã đưa ra một bức tranh tổng thể thực trạng về chính sách sản phẩm/ dịch vụ NHBL của BIDV. Từ dó, luận văn đưa ra hướng đi, tìm ra giải pháp để hoàn thiện chính sách sản phẩm/ dịch vụ NHBL tại BIDV. Đó cũng chính là những vấn đề được trình bày trong chương III sau đây.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM/DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM