Giải pháp hoàn thiện quá trình phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 98)

 Đối với các sản phẩm có liên quan tới chương trình công nghệ, các bộ phận phát triển sản phẩm và bộ phận công nghệ thông tin cần có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ đối với các chương trình công nghệ, đảm bảo việc xây dựng Tài liệu đề nghị mô tả các yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật, kiểm thử, nghiệm thu, triển khai được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả.

 Hoàn thiện tiêu chí đánh giá, quản lý sản phẩm/ dịch vụ NHBL nhằm tạo ra kênh phản hồi hiệu quả nhất đối với các sản phẩm/ dịch vụ NHBL, phát hiện nhanh chóng những điểm yếu, bất cập để tiến hành nâng cấp, cải tiến sản phẩm/ dịch vụ hoặc ngừng các sản phẩm/ dịch vụ kém hiệu quả.

 Trong khi các điều kiện về công nghệ thông tin chưa được đáp ứng, song song với việc tự chủ động thực hiện các thống kê phân tích và nghiên cứu thị trường, để việc hỗ trợ các công tác bán hàng được thực hiện chính xác và hiệu quả hơn, BIDV cần tiến hành tìm hiểu và thuê các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp thực hiện một số nghiên cứu phân tích thị trường chuyên sâu về khách hàng cá nhân nói chung và khách hàng cá nhân của BIDV nói riêng. Hoạt động này có một số ưu điểm sau:

+ Các bài nghiên cứu sẽ chuyên sâu hơn vào từng vấn đề cụ thể do BIDV yêu cầu đặt ra.

+ Các thông tin thường có độ chính xác và tin cậy cao, mức độ nghiên cứu dữ liệu trải dài trên diện rộng cả ba miền. Tốc độ xử lý các dữ liệu cũng nhờ đó mà

nhanh chóng và thuận tiện hơn.

+ Các chính sách khách hàng sẽ liên tục được cập nhập phù hợp với xu thế và thị trường NHBL nói chung.

Trong đó, công việc cụ thể là: thực hiện khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh về danh mục sản phẩm, cơ chế sản phẩm, giá bán sản phẩm để có những cập nhật, điều chỉnh phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, trong đó, tập trung vào đánh giá sản phẩm của một số đối thủ trên thị trường như: Vietcombank, VietinBank, ACB, Techcombank, HSBC, ANZ,…

 Gắn trách nhiệm phát triển sản phẩm đến từng cán bộ, phù hợp năng lực, trình độ, sở trường và khối lượng công việc được giao, kết hợp phân khai kế hoạch thực hiện khoa học và thực tế. Tiếp tục tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý sản phẩm cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý sản phẩm được tiếp cận với các kiến thức chuyên ngành phù hợp và tiên tiến, phục vụ cho hoạch định và thực hiện các kế hoạch sản phẩm bắt kịp xu hướng thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w