Quá trình phát triển sản phẩm/dịch vụ NHBL mới tại BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 78)

Việc phát triển sản phẩm mới do Ban phát triển Ngân hàng bán lẻ chịu trách nhiệm đầu mối thực hiện. Các đơn vị liên quan, phối hợp trong quá trình phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới là Ban Pháp chế, Ban Tàii chính, Ban hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ MIS&ALCO, Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Ban Quản lý rủi ro tín dụng. Quá trình phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới tại

BIDV được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Lập và phê duyệt Kế hoạch phát triển sản phẩm/ dịch vụ

Hàng năm, Ban phát triển NHBL lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới dựa trên các cơ sở sau:

- Chiến lược phát triển chung, chiến lược phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL của BIDV.

- Kế hoạch kinh doanh hàng năm hoặc trung - dài hạn của BIDV; kế hoạch phát triển sản phẩm - dịch vụ NHBL năm liền trước.

- Thông tin thu thập từ thị trường, đối thủ cạnh tranh qua khảo sát trực tiếp bởi Ban phát triển NHBL, các Chi nhánh, hoặc các đơn vị nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp độc lập thuê ngoài.

- Đề xuất ý tưởng phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL của Chi nhánh/Đơn vị liên quan; phản hồi của khách hàng.

- Yêu cầu chuẩn hóa, cải tiến, nâng cấp Sản phẩm hiện thời từ Ban phát triển NHBL hoặc của lãnh đạo BIDV.

Bước 2: Khảo sát thị trường và đánh giá tính khả thi của sản phẩm/ dịch vụ

 Khảo sát thị trường

Sau khi kế hoạch phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL được phê duyệt, Ban phát triển NHBL chịu trách nhiệm tổ chức khảo sát thị trường để xác định và đánh giá tính khả thi của sản phẩm/ dịch vụ NHBL được đề xuất phát triển. Việc khảo sát thị trường được thực hiện đối với tất cả các sản phẩm/ dịch vụ NHBL được đề xuất phát triển, trừ các sản phẩm hiện thời được chuẩn hóa, cải tiến, nâng cấp theo yêu cầu quản lý; hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước.

 Đánh giá tính khả thi của sản phẩm - dịch vụ

xuất thành lập Tổ công tác đối với các sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới có độ phức tạp cao hoặc sản phẩm mới, sản phẩm hiện thời có sự tham gia của nhiều đơn vị liên quan nhưng cần sớm hoàn thành, triển khai cung ứng cho khách hàng. Ban phát triển NHBL hoặc Tổ công tác sẽ chịu trách nhiệm:

+ Xây dựng Báo cáo đầu tư phát triển sản phẩm/ dịch vụ đối với sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới có mặt lần đầu tại thị trường Việt Nam.

+ Hoặc xây dựng Đề án phát triển sản phẩm/ dịch vụ đối với các sản phẩm/ dịch vụ NHBL mới có độ phức tạp cao.

+ Hoặc xây dựng Tờ trình phương án phát triển sản phẩm/ dịch vụ đối với các sản phẩm/ dịch vụ NHBL còn lại.

Nội dung báo cáo bao gồm các vấn đề chủ yếu như: Sự cần thiết phát triển sản phẩm/ dịch vụ NHBL; đánh giá tính khả thi của sản phẩm/ dịch vụ NHBL được đề xuất phát triển; kế hoạch chi tiết phát triển sản phẩm - dịch vụ

Sau khi hoàn thành báo cáo, Ban phát triển NHBL/Tổ công tác chịu trách nhiệm xin ý kiến tham gia của Đơn vị liên quan về tính khả thi của sản phẩm/ dịch vụ NHBL được đề xuất phát triển. Căn cứ ý kiến tham gia của Đơn vị liên quan, Ban phát triển NHBL/Tổ công tác đề xuất Cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Bước 3: Thiết kế sản phẩm/ dịch vụ mới và Tài liệu nghiệp vụ

Căn cứ báo cáo phát triển sản phẩm/ dịch vụ được phê duyệt, Ban phát triển NHBL/Tổ công tác chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm/ dịch vụ NHBL phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng và nền tảng công nghệ của BIDV, với các nội dung chủ yếu sau:

- Tên thương mại của sản phẩm/ dịch vụ. - Đặc tính, tiện ích của sản phẩm/ dịch vụ.

- Giá dự kiến của sản phẩm/ dịch vụ.

- Hệ thống báo cáo nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý, đánh giá hiệu quả sản phẩm/ dịch vụ.

Tiếp theo đó, Ban phát triển NHBL/Tổ công tác chịu trách nhiệm xây dựng Tài liệu nghiệp vụ, xin ý kiến tham gia của Đơn vị liên quan và trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 4: Xây dựng Tài liệu đề nghị mô tả các yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật

Đối với sản phẩm/ dịch vụ cần hỗ trợ về công nghệ, Ban phát triển NHBL/Tổ công tác chịu trách nhiệm xây dựng tài liệu mô tả các yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật để Đơn vị xây dựng chương trình (Trung tâm công nghệ hoặc đơn vị thuê ngoài) triển khai nâng cấp, hoặc phát triển phần mềm ứng dụng dùng cho sản phẩm/ dịch vụ mới.

Bước 5: Xây dựng, chạy kiểm tra và nghiệm thu chương trình phần mềm

Ban phát triển NHBL phối hợp Ban Công nghệ, Đơn vị xây dựng chương trình (Trung tâm công nghệ hoặc đơn vị thuê ngoài) triển khai việc xây dựng, chạy kiểm tra và nghiệm thu chương trình phần mềm

Bước 6: Triển khai thí điểm

Đối với sản phẩm/ dịch vụ mới mang tính phức tạp, Ban phát triển NHBL lựa chọn Chi nhánh điển hình để triển khai thí điểm và xây dựng kế hoạch, kịch bản triển khai thí điểm trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi kết thúc thời gian triển khai thí điểm, Chi nhánh báo cáo, đánh giá kết quả triển khai thí điểm, trong đó, tập trung vào mức độ hài lòng/phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ, hiệu quả và các khó khăn, vướng mắc trong triển khai. Đồng thời, đề xuất nội dung cải tiến, hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ trước khi triển khai chính thức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đó, Ban phát triển NHBL chịu trách nhiệm hoàn thành báo cáo tổng hợp kết quả triển khai thí điểm và đề xuất phương án triển khai tiếp theo,

trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:

- Dừng triển khai nếu kết quả triển khai thí điểm không hiệu quả. Đối với trường hợp này, Ban phát triển NHBL chịu trách nhiệm xây dựng và trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý dừng cung ứng sản phẩm - dịch vụ, đảm bảo quyền lợi của khách hàng đã sử dụng sản phẩm/ dịch vụ thí điểm.

- Tạm dừng triển khai thí điểm để hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ; chương trình phần mềm ứng dụng nếu kết quả triển khai thí điểm phát sinh nhiều lỗi/sự cố, sau đó, tiếp tục triển khai thí điểm hoặc triển khai chính thức.

- Tiếp tục triển khai thí điểm nếu kết quả triển khai thí điểm chưa định hình, rõ nét, đủ cơ sở để quyết định triển khai chính thức. Trường hợp này, thời gian triển khai thí điểm tiếp theo tối đa không quá 06 tháng.

- Hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ, chương trình phần mềm ứng dụng, sau đó triển khai chính thức nếu kết quả triển khai thí điểm là tích cực.

Bước 7: Triển khai chính thức

Ban phát triển NHBL chịu trách nhiệm phối hợp Đơn vị liên quan hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ (bao gồm hoàn thiện tính năng của sản phẩm - dịch vụ, tài liệu thiết kế sản phẩm - dịch vụ và Tài liệu nghiệp vụ), xây dựng bộ tài liệu giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và kế hoạch triển khai chính thức, trình Cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chính thức.

Kế hoạch triển khai chính thức bao gồm các nội dung chính sau: - Lộ trình triển khai (đại trà hoặc triển khai dần theo từng đợt).

- Thiết kế nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình marketing nội bộ (nếu cần).

- Thiết kế nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình khuyếch trương, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ trên cấp độ toàn hệ thống và Chi nhánh.

điển hình, cụm Chi nhánh tiềm năng trước khi triển khai cung ứng sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng (nếu cần).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 78)