Tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 188)

- TM3: Quy trình rèn luyện kỹ năng xác định giá trị

3.2.Tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần:

2. Các tiểu module: Module này bao gồm một tiểu module duy nhất 3 Test vào:

3.2.Tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần:

a/ Chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ để tổ chức cho phù hợp với lứa tuổi. b/ Cần xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi. c/ Nội dung cần đơn giản, dễ hiểu

d/ Nên tổ chức các hoạt động vui chơi, mang tính trực quan sinh động. e/ Tất cả các phương án trên.

*Thân module:

TM 2.1. Mục tiêu và yêu cầu giáo dục KNS cho trẻ mầm non

a/ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module này, sinh

viên có thể:

- Trình bày được mục tiêu giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

- Phân tích được những yêu cầu cần đạt được khi giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Hình thành cho mình kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hợp tác và giao tiếp. - Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập.

b/ Nội dung và phương pháp học tập:

- Gv yêu cầu một vài SV nhắc lại thế nào là mục tiêu giáo dục.

- Gv chia nhóm và nêu yêu cầu: Dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh

lý lứa tuổi mầm non và đặc điểm của quá trình giáo dục KNS, em hãy xác định mục tiêu và yêu cầu khi giáo dục KNS cho trẻ mầm non?

- SV thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét và kết luận: Mục tiêu của giáo dục KNS cho trẻ mầm

non là giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội đầu tiên liên quan đến các vấn đề phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, giao tiếp. Từ đó hình thành ở trẻ sự tự tin, phát triển toàn diện nhân cách, cụ thể:

+ Phát triển thể chất (trong đó chú ý đến rèn luyện kỹ năng vận động thô và vận động tinh)

+ Nhận thức được vai trò của các hành vi, ứng xử tích cực. + Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử.

+ Có tình cảm xã hội và ứng xử xã hội một cách tích cực, phù hợp: Ý thức về bản thân, cách cư xử với bạn bè và người thân...

+ Phát huy được tính sáng tạo của trẻ

Khi giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần lưu ý những yêu cầu sau: + Yêu cầu cụ thể về rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân của trẻ đã thể hiện trong mục tiêu giáo dục KNS.

+ Yêu cầu cụ thể về giữ gìn sức khỏe và an toàn + Yêu cầu cụ thể về tình cảm xã hội

Lưu ý: Việc đặt mục tiêu khi giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần đơn giản, phù hợp với mức độ phát triển và khả năng của trẻ.

Bài tập: Tìm hiểu mục tiêu giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. So sánh sự giống và khác nhau trong mục tiêu giáo dục trẻ mầm non chung và mục tiêu giáo dục KNS.

TM 2.2. Nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non

a/ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module này sinh

viên có thể:

- Xác định và lựa chọn được các nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non. - Phân tích được nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non, từ đó biết thiết kế các chủ đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập.

b/ Nội dung và phương pháp học tập

-Gv chia lớp thành 4 nhóm.

- Gv yêu cầu: các em hãy sử dụng bản đồ tư duy để thảo luận và xác

định các KNS và nội dung cần giáo dục cho trẻ mầm non (Lưu ý mỗi kỹ năng cần ghi cụ thể nội dung giáo dục của kỹ năng đó)

- SV thảo luận và trình bày kết quả thảo luận.

- GV cùng SV nhận xét, tổng hợp để ra một bản các nội dung KNS cụ thể cần giáo dục cho trẻ mầm non.

- GV kết luận: Những nội dung KNS cần giáo dục cho trẻ mầm non là:

+ Nội dung giáo dục phát triển thể lực: Cần giáo dục một số KNS và thói quen tự phục vụ liên quan đến sức khỏe, an toàn, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sinh hoạt. Theo đó với nội dung này thì các KNS cần giáo dục cho trẻ là: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ, rèn luyện một số thói quen tích cực cho trẻ.

+ Nội dung giáo dục phát triển nhận thức: Cần giáo dục để trẻ có một số hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi với trẻ. Theo đó với nội

dung này thì các KNS cần giáo dục cho trẻ là: Kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tự nhận thức bản thân, sự tò mò, khám phá.

+ Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ: Với nội dung này thì KNS cần giáo dục cho trẻ là: Kỹ năng giao tiếp, cụ thể là khả năng dùng lời nói để diến đạt mong muốn của mình, kỹ năng biết lắng nghe người khác nói, biết diễn đạt lại những điều mà mình nghe được.

+Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, úng xử và các quan hệ xã hội: Với nội dung này thì các KNS cần giáo dục cho trẻ là kỹ năng giao tiếp (Biết ứng xử trong một số tình huống đơn giản, biết quan tâm, chia sẻ với người khác); kỹ năng hợp tác, Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.

Tóm lại: Do đặc thù trẻ lứa tuổi mầm non là đang làm quen dần với xã hội và thế giới tự nhiên, cho nên nội dung giáo dục KNS trong chương trình giáo dục mầm non khá phong phú và toàn diện để giúp các em có thể thích ứng tốt hơn với cuộc sống.

TM 2.3. Phương pháp giáo dục KNS cho trẻ mầm non

a/ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module này sinh viên có thể:

- Liệt kê và phân tích được các phương pháp giáo dục KNS cho trẻ mầm non

- Có kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Có thái độ yêu quý, gần gũi trong giáo dục đối với trẻ màm non. - Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập.

b/ Nội dung và phương pháp học tập

- GV nêu tình huống: Cô giáo Mai dạy KNS cho một trung tâm giáo

giáo cho trẻ chơi trò chơi khởi động, cô bắt đầu thuyết trình cho trẻ về vai trò, thời điểm của việc đánh răng. Tiếp đến phần cách đánh răng đúng, cô giáo cho trẻ xem băng hình hướng dẫn đánh. Cuối cùng là kết thúc buổi học.

+ Em có nhận xét gì về phương pháp giáo dục KNS mà cô giáo Mai sử dụng ở trên?

+ Theo em giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần chú ý sử dụng các phương pháp nào?

-Sv thảo luận và nêu ý kiến

- GV nhận xét và kết luận: Đối với trẻ mầm non thì việc hình thành

các thói quen tốt có được qua hành vi bắt chước và việc thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại các hành vi tích cực sẽ giúp trẻ hình thành các thói quen tích cực. Vì vậy với trẻ mầm non chúng ta chỉ dạy trẻ Nên – hoặc không nên. Theo đó các phương pháp giáo dục gồm:

+ Phương pháp sắm vai

+ Phương pháp trò chơi +Phương pháp nêu gương +Phương pháp giao việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phương pháp luyện tập, rèn luyện

TM 2.4. Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non

a/ Mục tiêu của tiểu module: Sauk hi học xong module này sinh viên có thể:

- Có kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Có thái độ yêu quý, tích cựchoạt động giảng dạy KNS cho trẻ mầm non. - Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập.

- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm hãy lựa chọn một nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non, sau đó thiết kế một chủ đề giáo dục KNS.

- Đại diện các nhóm trình bày bằng cách thực hành dạy lại chủ đề nhóm mình thiết kế.

- GV nhận xét và kết luận.

Bài tập: Bạn hãy lựa chọn một nội dung và thiết kế một chủ đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non.

*Test kết thúc:

1. Mục tiêu giáo KNS cho trẻ mầm non là:

a/ Giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội đầu tiên cho trẻ. b/ Giúp phát triển cho trẻ toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và giao tiếp. c/ Hình thành ở trẻ sự tự tin, tính sáng tạo của trẻ

d/ Tất cả các phương án trên.

2.Nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần:

a/ Đơn giản, dễ hiểu, phù hợp và gần gũi với trẻ lứa tuổi mầm non. b/ Chú ý đến các nội dung rèn luyện khả năng học tập cho trẻ. c/ Giống với nội dung giáo dục KNS cho các lứa tuổi khác. d/ Đáp án a và b.

3.Tình huống: Giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách: Giáo viên cho trẻ xem băng hình về các bước rửa tay theo các bước sau đó giáo viên hướng dẫn trẻ làm từng bước và cho trẻ làm theo. Sau đó yêu cầu trẻ thực hành rửa tay đúng cách. Hỏi:

- Trong nội dung dạy học trên giáo viên đã sử dụng phương pháp nào? - Đánh giá và phân tích các phương pháp dạy học đó?

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 188)