Mục tiêu về thái độ:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 173)

- Tham gia tích cực vào quá trình học tập trên lớp

1.3.Mục tiêu về thái độ:

3. Test vào: *Thân module:

1.3.Mục tiêu về thái độ:

- Có thái độ tích cực trong học tập học phần giáo dục KNS.

2. Các tiểu module: Module này bao gồm các tiểu module sau:

- TM 1.1. Khái niệm KNS - TM 1.2. Đặc trưng của KNS - TM 1.3. Phân loại KNS

3. Test vào:

3.1. Trong số những hoạt động sau, đâu được cho là KNS? a/ Biết bơi giỏi

c/ Có tay nghề giỏi trong sửa chữa hàng điện tử d/ Biết đánh đàn

e/ Biết lắng nghe trong giao tiếp.

f/ Có thể hợp tác hiệu quả với người khác.

g/ Nhận biết được bản thân mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. l/ Có thể lập kế hoạch trong hoạt động học tập đạt hiệu quả.

*Thân module:

TM 1.1. Khái niệm KNS

a/ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module sinh viên sẽ:

- Phát biểu được khái niệm KNS

- Kỹ năng nhận diện các kỹ năng trong cuộc sống. - Kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề

- Có thái độ tích cực trong học tập học phần giáo dục KNS

b/ Nội dung và phương pháp học tập

- Giáo viên đặt vấn đề: Theo em, thế nào là KNS? - SV thảo luận và trả lời

- GV tổng hợp ý kiến của SV và đưa ra khái niệm về KNS: KNS chính

là những năng lực tâm lý- xã hội nhằm giúp cá nhân giải quyết một cách có hiệu quả những yêu cầu, thách thực của cuộc sống đặt ra và thích nghi với những yêu cầu, thách thức đó.

- GV nêu ra một số quan niệm về KNS cho SV tham khảo.

- GV nêu tình huống, yêu cầu SV dựa vào khái niệm nêu trên để phân tích và giải quyết tình huống nhằm làm sáng tỏ khái niệm hơn: Cha mẹ bạn

ngăn cản bạn chơi với một người bạn có cá tính. Bạn biết rằng do cha mẹ có định kiến, lại chưa hiểu hết về con người bạn ấy nên mới nói vậy. Còn bạn, bạn thấy mình học hỏi được từ bạn ấy nhiều điều bổ ích nên bạn không muốn

mất một người bạn như vậy. Mỗi lần cha mẹ thấy bạn đi cùng bạn đó là cha mẹ lại mắng mỏ làm cho bạn rất buồn và cảm thấy căng thẳng.

+ Nếu là bạn, bạn sẽ ứng xử như thế nào?

+ Khi giải quyết vấn đề đó, bạn đã vận dụng những KNS nào? + Năng lực tâm lý xã hội trong tình huống này thể hiện ở đâu?

- SV thảo luận và trình bày vấn đề. - GV nhận xét và kết luận lại

- GV yêu cầu một số SV nhắc lại khái niệm KNS.

Bài tập: Tại sao lại nói rằng: KNS được coi như một cây cầu giúp cho con người đi qua dòng sông một cách an toàn và nhanh chóng hơn?

TM 1.2. Đặc trưng của KNS

a/ Mục tiêu tiểu module: Sau khi học xong tiểu module, sinh viên có thể:

- Liệt kê được các đặc trung cơ bản của KNS - Phân tích được các đặc trưng cơ bản của KNS - Có kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề. - Bước đầu hình thành kỹ năng hợp tác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Nội dung và phương pháp học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào khái niệm KNS, hãy nêu xem KNS có những đặc trưng nào? Phân tích các đặc trưng đó.

- SV chia nhóm và thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Gv nhận xét và tổng hợp kết quả để đưa ra các đặc trưng của KNS:

+ KNS không phải là năng lực thực hành hay năng lực tâm vận động nhưng nó lại kết hợp với kỹ năng tâm vận động để thể hiện ra bên ngoài hành vi. KNS bao gồm cả các kỹ năng xã hội của con người.

+ KNS bao hàm cả trí thông minh nội tâm và trí thông minh tương tác cá nhân.

+ KNS vừa mang tính cá nhân nhưng đồng thời nó lại mang tính xã hội: + KNS thường được hiểu theo nghĩa rộng là năng lực của cá nhân nên nó cũng bao gồm 3 mặt là kiến thức – thái độ và hành vi. Nhưng trong KNS kiến thức là vừa đủ, thái độ và hành vi mới là điều quan trọng nhất.

+ Dạng tồn tại của KNS bao gồm cả dạng thái độ và dạng hành vi

Bài tập: Với mỗi đặc trưng của KNS đã được trình bày và phân tích ở trên, bạn hãy lấy một ví dụ minh họa cụ thể.

TM 1.3. Phân loại KNS

a/ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong module này, người học

có thể:

- Trình bày được các cách phân loại KNS

- Lựa chọn được cho bản thân mình cách phân loại KNS phù hợp phục vụ cho hoạt động học tập.

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Có thái độ tích cực trong học tập học phần giáo dục KNS.

b/ Nội dung và phương pháp học tập

-GV yêu cầu SV tìm hiểu các cách phân loại KNS

- GV yêu cầu một số SV trình bày các cách phân loại KNS. - GV nhận xét và kết luận về các cách phân loại KNS.

- SV đưa ra lựa chọn cách phân loại mà theo mình là hợp lý nhất.

*Test kết thúc:

1. Kỹ năng sống là:

a/ Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động và các mối quan hệ xã hội

b/ Là những kỹ năng cơ bản giúp con người có thể tồn tại được trong cuộc sống.

c/ Là những kỹ năng tâm lý- xã hội nhằm giúp con người giải quyết một cách có hiệu quả những yêu cầu, thách thức của cuộc sống đặt ra và thích nghi với những yêu cầu, thách thức đó.

d/ Là những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người 2. Phân tích và lấy ví dụ cụ thể về các đặc trưng của KNS.

Chủ đề 2: Nội dung kỹ năng sống Module 1: Kỹ năng tự nhận thức *Hệ vào:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 173)