- TM 2.4 Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS cho nhóm trẻ yếu thế
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Từ kết quả TN ở trên, chúng ta có thể đưa ra những nhận định ban đầu như sau:
- Theo đánh giá của các chuyên gia về chương trình giáo dục KNS theo module thì chương trình logic, hợp lý, có tính hiệu quả và có thể áp dụng vào trong thực tiễn giảng dạy. Chương trình có thể hình thành cho người học các năng lực như năng lực dạy học và giáo dục KNS, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Quá trình tổ chức hoạt động dạy học chương trình giáo dục KNS mới phát triển đã giúp nâng cao chất lượng dạy học môn học, những SV được tham gia học chương trình mới bước đầu có kết quả học tập cao hơn so với những SV học theo chương trình cũ. Đồng thời SV có thể tích cực, chủ động
hơn trong quá trình học tập; người học được tương tác cao hơn với người dạy và bạn học, đồng thời có thể vận dụng những tình huống học tập vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
- Kết quả sau TN còn cho thấy mức độ hứng thú của SV khi được học chương trình mới cao hơn so với SV học chương trình cũ. Từ sự hứng thú này các em có thái độ tích cực, chủ động, say mê hơn trong học tập, tìm tòi và hình thành tốt các năng lực cho bản thân.
Như vậy kết quả của thực nghiệm bước đầu đã chứng minh được giả thuyết khoa học mà tác giả đặt ra là đúng đắn.
Tiểu kết chương 3
Chương trình mới phát triển với Khung chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng và được xây dựng theo hệ thống các module dạy học sẽ giúp hình thành và phát triển các năng lực của người học.
Kết quả TN chủ đề 1và chủ đề 4 chương 2 cùng với kết quả xin ý kiến của chuyên gia, bước đầu có thể khẳng định: Việc phát triển chương trình dạy học giáo dục KNS theo cách tiếp cận năng lực là cần thiết, hiệu quả, khả thi và phù hợp với nhu cầu của SV và yêu cầu xã hội