Các tiểu module: Module này bao gồm các tiểu module:

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 152)

- Tham gia tích cực vào quá trình học tập trên lớp

2.Các tiểu module: Module này bao gồm các tiểu module:

TM 2.1. Khái niệm nguyên tắc giáo dục KNS TM 2.2. Nguyên tắc thay đổi hành vi

TM 2.3. Nguyên tắc trải nghiệm TM 2.4. Nguyên tắc tương tác TM 2.5. Nguyên tắc tiến trình

TM 2.6. Nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục

3. Test vào:

3.1. Nguyên tắc giáo dục KNS chỉ đạo: a. Toàn bộ tiến trình giáo dục KNS b. Xây dựng nội dung giáo dục KNS

c. Lựa chọn các phương pháp giáo dục KNS d. Phương án b và c

* Thân module:

TM 2.1. Khái niệm nguyên tắc giáo dục KNS

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được khái niệm nguyên tắc giáo dục KNS

- Hình thành kỹ năng quán triệt các nguyên tắc giáo dục vào tổ chức các hoạt động giáo dục KNS

* Nội dung và phương pháp học tập:

- GV chia lớp theo nhóm thảo luận tình huống sau: Giáo viên A dạy kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh lớp 3. Khi dạy giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình. Khi cô giáo hỏi học sinh câu hỏi, em Nam trả lời chưa đúng liền bị cô giáo nhận xét là “Dốt quá, chẳng có tý kỹ năng giao tiếp ứng xử gì cả.”

Hỏi:

+ Nhận xét thái độ, hành vi của cô giáo trên. Những hành vi, thái độ trên có tuân theo nguyên tắc giáo dục không?

+ Theo bạn thế nào là nguyên tắc giáo dục KNS? - SV thảo luận, trả lời.

- GV nhận xét và kết luận: Nguyên tắc giáo dục KNS là những luận

điểm cơ bản có tính quy luật nhằm chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm thực hiện tối đa mục đích và nhiệm vụ giáo dục KNS.

Các nguyên tắc giáo dục KNS: + Nguyên tắc thay đổi hành vi + Nguyên tắc trải nghiệm + Nguyên tắc tương tác + Nguyên tắc tiến trình

+ Nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục

TM 2.2. Nguyên tắc thay đổi hành vi

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được các biện pháp để hình thành hành vi tích cực và thay đổi hành vi tiêu cực cho người học trong quá trình giáo dục KNS.

- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học.

- Có ý thức quán triệt việc thay đổi hành vi trong quá trình giáo dục KNS - Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

* Nội dung và phương pháp học tập:

- GV nêu tình huống: Mai và Lan là hai người bạn cùng lớp. Hôm nay cả hai đều rất háo hức vì được tham dự một lớp học về kỹ năng thuyết trình do nhà trường tổ chức. Khi bước vào lớp học cả hai phải khó khăn lắm mới tìm được chỗ ngồi vì lớp học quá đông, phải có đến hơn 100 người. Trong buổi học giáo viên giảng về kỹ năng thuyết trình và cách để thuyết trình một cách hiệu quả rất hay. Lúc kết thúc khóa học, Lan nói “Bài học hay quá, nhờ

đó mà mình đã có kỹ năng thuyết trình rồi đó.”, nhưng Mai lại phản đối cho

rằng “Bọn mình chỉ nghe cô nói thôi, như vậy mới có nhận thức về kỹ năng

thuyết trình thôi, làm gì đã có kỹ năng thuyết trình được. Lớp đông như vậy làm sao thay đổi hành vi được”. Cả hai tranh luận, ai cũng bảo vệ ý kiến của

mình. Cả hai quyết định đi tìm và gặp cô giáo chủ nhiệm để hỏi. Nếu bạn là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cô giáo của Mai và Lan, bạn sẽ giải thích như thế nào?

- SV chia nhóm thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét và kết luận: Quá trình giáo dục KNS hướng tới kết quả

cuối cùng là thay đổi hành vi tiêu cực, hình thành các thói quen, hành vi tích cực cho người học.

- GV đặt vấn đề: Vậy theo các em để thay đổi hành vi của người học

trong giáo dục KNS, chúng ta có thể có những biện pháp nào?

- SV thảo luận theo nhóm và trả lời.

+ Tổ chức cho người học được thực hành, rèn luyện.

+ Tập trung vào những thông điệp tích cực hướng đến người học + Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần có thời gian.

+ Kích thích người học tự chủ trong quá trình thay đổi hành vi + Sử dụng giáo dục đồng đẳng trong giáo dục KNS

+ Tạo ra các tình huống môi trường thuận lợi để thay đổi hành vi

Bài tập: Tổ chức một hoạt động giáo dục KNS bất kỳ nhằm thay đổi hành vi cho đối tượng giáo dục KNS mà bạn lựa chọn

TM 2.3. Nguyên tắc trải nghiệm

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc trải nghiệm. - Trình bày được các biện pháp để thực hiện nguyên tắc trải nghiệm trong giáo dục KNS.

- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học.

- Có ý thức quán triệt việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong quá trình giáo dục KNS.

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

* Nội dung và phương pháp học tập:

- GV nêu tình huống trải nghiệm: Bạn An rất sợ rắn, chỉ cần nhìn thấy là An đã sợ lắm rồi chứ đừng nói đến động vào nó. Một hôm An tham gia vào lớp học kỹ năng kiểm soát nỗi sợ hãi. An được tham gia các hoạt động và bài tập, giáo viên cho An tiếp cận dần dần với rắn từ nhìn, đến động vào. Ban đầu là rắn giả, sau là rắn thật. Từ đó An đã hết sợ hãi loài rắn.

Hỏi:

+ Cô giáo đã làm gì để An hết sợ rắn?

- SV thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét và kết luận: Nguyên tắc trải nghiệm đòi hỏi trong quá

trình giáo dục KNS người học cần được tham gia vào các tình huống thực tiễn từ đó họ có cảm nhận, rút ra ý nghĩa kinh nghiệm và tự tạo ra sự thay đổi cho bản thân.

- GV nêu vấn đề: Trong giáo dục KNS cần quán triệt nguyên tắc trải nghiệm, vậy theo các em có những biện pháp nào để thực hiện biện pháp này?

- SV suy nghĩ và đưa ra các ý kiến.

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận lại: Các biện pháp là:

+ Tổ chức nhiều các hoạt động học tập mang tính thực tế.

+ Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức cần phù hợp với đặc điểm, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình độ và nội dung học tập của người học.

+ Yêu cầu người học phải tự mình thực hiện những nhiệm vụ học tập của bản thân, từ đó rút ra bài học cho mình

Bài tập: Mỗi SV lấy ví dụ về một hoạt động học tập trải nghiệm mà em đã từng được tham gia hoặc biết đến.

TM 2.4. Nguyên tắc tương tác

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tương tác.

- Trình bày được các biện pháp để thực hiện nguyên tắc tương tác trong giáo dục KNS.

- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học.

- Có ý thức quán triệt việc tổ chức hoạt động mang tính tương tác cao trong quá trình giáo dục KNS.

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- GV nêu tình huống: Linh và Nga trên đường đi học về nói chuyện với nhau. Linh nói “Mẹ tớ đang tìm cô giáo dạy kỹ năng giao tiếp về dạy riêng

cho em trai tớ năm nay học lớp 5 đấy, dạy một mình em tớ thôi giống như dạy gia sư ấy. Cậu có biết cô giáo nào dạy kỹ năng giao tiếp hay và hiệu quả không?” Nghe thế Nga nói “để học kỹ năng giao tiếp thì em cậu phải được học trong môi trường tương tác, giao lưu với những người khác thì mới hình thành được kỹ năng giao tiếp chứ. Học gia sư một mình thì đâu phải là học kỹ năng giao tiếp”. Tuy nhiên Linh vẫn cho rằng cô dạy một mình em như dạy

gia sư thì sẽ hiệu quả hơn. Là người được học về giáo dục KNS, bạn đồng ý

với quan điểm của ai? Vì sao?

- Sinh viên thảo luận và trả lời.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Trong quá trình giáo dục KNS người

học phải được giao lưu, học hỏi, tác động qua lại với các đối tượng khác nhau như: bạn bè, thầy cô, gia đình, những thành viên trong cộng đồng… thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội, từ đó hình thành các kỹ năng cho bản thân mình

- GV nêu vấn đề: Vậy thể thực hiện nguyên tắc này, có thể sử dụng các biện pháp nào?

- SV suy nghĩ và trả lời.

- GV kết luận về các biện pháp thực hiện:

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn giúp cá nhân tương tác với bạn bè trong nhóm.

+ Các tình huống học tập được nêu ra cần quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề về mối quan hệ giữa người với người.

+ Các phương pháp giáo dục KNS giáo viên sử dụng phải là các phương pháp dạy học tích cực để tăng cường sự tương tác

+ Giáo viên cần tăng cường sự giao tiếp giữa mình với học sinh, giữa học sinh với nhau trên cơ sở sự thông hiểu.

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cho học sinh

Bài tập: Tổ chức một hoạt động giáo dục KNS cho người học mang tính tương tác cao.

TM 2.5. Nguyên tắc tiến trình

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc tiến trình.

- Trình bày được các biện pháp để thực hiện nguyên tắc tiến trình trong giáo dục KNS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học.

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

* Nội dung và phương pháp học tập:

- GV thuyết trình về yêu cầu của nguyên tắc tiến trình trong quá trình giáo dục KNS: Nguyên tắc này đòi hỏi việc giáo dục kỹ năng sống phải diễn

ra theo một tiến trình nhất định, có như vậy mới mang lại hiệu quả lâu dài, tiến trình đó gồm: tác động nhận thức – Hình thành thái độ - thay đổi hành vi và cần đi từ cái đơn giản đến phức tạp. Đồng thời việc giáo dục KNS không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà còn diễn ra trong cả quá trình với thời gian nhất định.

- GV nêu vấn đề: Vậy để thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần tiến hành những biện pháp nào?

- SV thảo luận và trả lời.

+ Trong quá trình giáo dục KNS giáo viên cần phải tác động vào cả ba

mặt nhận thức – thái độ và thay đổi hành vi.

+ Các nội dung giáo dục KNS cần được xếp xếp từ đơn giản đến phức tạp. + Một KNS cần phải được giáo dục cho tất cả các độ tuổi khác nhau.

Bài tập:

1.Phân tích một hoạt động hình thành kỹ năng dựa vào việc tác động vào cả 3 mặt nhận thức – thái độ - hành vi.

2. Lấy ví dụ và xác định nội dung giáo dục một kỹ năng sống cho tất cả các đối tượng khác nhau.

TM 2.6. Nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục

*Mục tiêu của tiểu module:

- Trình bày được nội dung và yêu cầu của nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục.

- Trình bày được các biện pháp để thực hiện nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục trong giáo dục KNS.

- Bước đầu hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học.

- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

* Nội dung và phương pháp học tập:

- GV chia nhóm và đặt vấn đề: Giáo dục KNS cho học sinh hiện nay có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các lớp – khóa học về kỹ năng sống được mở ra cho các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên người ta đánh giá hiệu quả của nó là chưa cao. Rất ít các trung tâm giáo dục KNS tồn tại được thời gian dài. Họ cho rằng các khóa học đó chỉ mang tính chất “Lên dây cót” cho người học chứ chưa hình thành được các kỹ năng, hành vi tích cực mang tính lâu dài.

Dựa vào kiến thức được học về KNS, em hãy:

+ Phân tích nguyên nhân vì sao các lớp – khóa học này chưa hiệu quả? + Vậy em hiểu thế nào về nguyên tắc thời gian – môi trường giáo dục

- SV thảo luận và trả lời.

- GV nhận xét, kết luận: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi

lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Đồng thời quá trình giáo dục KNS phải được tiến hành trong thời gian lâu dài mới có thể hình thành hành vi tích cực và thay đổi các hành vi tiêu cực cho người học.

- GV nêu vấn đề: Để thực hiện nguyên tắc này, có thể tiến hành các biện pháp nào?

- SV suy nghĩ và đưa ra ý kiến.

- GV tổng hợp lại ý kiến và kết luận: Các biện pháp thực hiện nguyên tắc: + Bắt đầu giáo dục KNS từ lứa tuổi mầm non.

+ Giáo dục KNS cần phải được thực hiện trong một thời gian lâu dài: Kết quả cuối cùng của giáo dục KNS là hình thành và thay đổi hành vi, trong khi đó đây và việc khó và đòi hỏi cần phải có thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong giáo dục cần phải có sự kết hợp của nhà trường, gia đình và cộng đồng. Khi giáo viên hình thành một kỹ năng nào đó cho học sinh, giáo viên có thể gửi phiếu nội dung cho gia đình để gia đình có thể giám sát và củng cố rèn luyện các kỹ năng. Có như vậy việc thay đổi hành vi mới bền vững.

Bài tập: Lập kế hoạch giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh tiểu học trong đó có sự phối hợp của cả gia đình – nhà trường và xã hội.

*Test kết thúc:

Tình huống: Bạn được phân công dạy kỹ năng phòng tránh và xử lý

trong các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh lớp 6. Dựa vào các nguyên tắc giáo dục KNS đã được học, em hãy xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh và xử lý trong các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh lớp 6 trong đó quán triệt vận dụng các nguyên tắc này.

Chủ đề 4: Quy trình thiết kế và tổ chức một hoạt động giáo dục KNS

Module 1. Quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục KNS *Hệ vào

1. Mục tiêu của module:

1.1. Mục tiêu kiến thức: Sau khi học xong module này SV sẽ:

- Liệt kê được trình tự các bước tổ chức một hoạt động giáo dục KNS - Trình bày được mục tiêu, tiến trình tổ chức và vai trò của nhà giáo dục và người được giáo dục trong từng bước của quy trình tổ chức một hoạt động giáo dục KNS.

1.2. Mục tiêu kỹ năng: Sau khi học xong module này SV sẽ:

- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Có kỹ năng thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho người học theo đúng quy trình.

- Có kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp - kỹ thuật dạy học phù hợp trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục KNS.

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác.

1.3. Mục tiêu thái độ: Sau khi học xong module này SV sẽ:

- Tham gia tích cực vào quá trình học tập trên lớp.

- Có ý thức tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho người học theo đúng quy trình.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 152)