Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 100)

- TM 2.4 Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS cho nhóm trẻ yếu thế

3.3.5. Tiêu chí và thang đánh giá thực nghiệm sư phạm

a/ Kết quả thực nghiệm được đo trên các phương diện sau:

- Được đo bằng điểm số của các bài kiểm tra sau TN (bài kiểm tra đầu ra). Nếu kết quả bài kiểm tra của nhóm TN cao hơn bài kiểm tra của nhóm ĐC thì chứng tỏ rằng chương trình phát triển theo module năng lực có hiệu quả cao hơn chương trình dạy học cũ.

- Mức độ hứng thú và tích cực trong quá trình học tập của hai nhóm ĐC và nhóm TN.

b/ Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm:

Số liệu qua kết quả đo lường được xử lý theo phương pháp thống kê, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau:

+ Tỷ lệ phần trăm (%): để phân biệt kết quả học tập của SV làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp TN và lớp ĐC trong quá trình làm thực nghiệm.

+ Giá trị trung bình cộng (X ): đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của HV hai lớp TN và ĐC, giá trị trung bình cộng được tính theo công thức:

X = n 1 i n i i f X ∑ =1 Trong đó:

n: số HV tham gia thực nghiệm fi: tần số của các giá trị Xi Xi: các giá trị quan sát được

+ Phương sai (∂): Đại lượng đặc trưng cho sự phân tán.

Công thức tính phương sai: ∂ = 1 1 − n i n i i x f x ∑ = − 1 2 ) (

+ Độ lệch chuẩn (δ ): Đo mức độ phân tán của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kết quả học tập của SV phân tán quanh giá trị trung bình X càng ít và ngược lại.

Công thức tính độ lệch chuẩn: δ = ∂

c/ Chuẩn đo lường

- Kết quả học tập được thể hiện ở điểm số bài kiểm tra đầu vào và điểm kiểm tra đầu ra, theo mức độ nhận thức được phân thành 4 mức:

Giỏi: Từ 8.0 đến 10 điểm. Khá: Từ 7.0 đến 7.9 điểm.

Trung bình: Từ 5.0 đến cận 6.9 điểm. Yếu, kém: Dưới 5.0 điểm.

Kết quả này được xử lý bằng các công thức toán thống kê.

- Mức độ hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động học tập của SV được đo bằng 3 mức độ: Hứng thú, bình thường và không hứng thú, đồng thời thái độ đó thể hiện ở sự nhiệt tình, tự giác tham gia đầy đủ các nhiệm vụ học tập và đạt kết quả tốt trong học tập.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(203 trang)
w